【bóng đá thụy điển tối nay】Bước chuyển lớn trong ứng dụng công nghệ khám chữa bệnh ở Bình Định

Những năm gần đây,ướcchuyểnlớntrongứngdụngcôngnghệkhámchữabệnhởBìnhĐịbóng đá thụy điển tối nay ngành y tế Bình Định đã thực hiện rất nhiều các giải pháp để nâng cao sự hài lòng của người dân thông qua các công tác về khám chữa bệnh, y tế dự phòng…Công tác cải cách hành chính luôn được Sở Y tế chú trọng. Năm 2023, đơn vị được xếp loại xuất sắc về công tác cải cách hành chính. Năm 2024, Sở Y tế Bình Định được Văn phòng Ủy ban tỉnh xếp là một trong 2 đơn vị xuất sắc về chỉ số phục vụ người dân. 

GĐSoYteBinhDinh.jpg

Mỗi người dân có một hồ sơ sức khỏe điện tử

- Trong lĩnh vực y tế, ông có thể khái quát hiệu quả cụ thể từ việc cải cách hành chính làm hài lòng người dân?

Trong công tác phục vụ người bệnh tại các cơ sở y tế, cải cách hành chính đã rút ngắn thời gian chờ đợi của bệnh nhân, nâng cao kết quả chẩn đoán và điều trị cho người bệnh. Việc triển khai các kỹ thuật mới giảm tình trạng quá tải, cũng như tăng sự tiếp cận của người dân, giảm sự chuyển tuyến của người dân lên tuyến trên…

Công tác chuyển đổi số cũng có nhiều thay đổi tiến bộ hơn. Ngành đã triển khai đồng bộ phần mềm HIS (Hệ thống công nghệ thông tin quản lý bệnh viện) trong toàn tỉnh, từ tuyến xã, tuyến huyện đến tuyến tỉnh. Qua đó, giúp triển khai nhanh đề án 06. Có thể nói, Bình Định là một trong những tỉnh thực hiện rất tốt đề án 06 liên quan đến việc liên thông giấy chứng sinh, liên thông giấy khám sức khoẻ lái xe…

Bên cạnh đó, Bình Định làm được một nền tảng về hồ sơ sức khoẻ điện tử công dân, đồng bộ, tích hợp luôn với mã định danh. Mỗi người dân có một hồ sơ sức khỏe điện tử.

dulieusobinhdinh.jpeg

- Hồ sơ sức khỏe điện tử sẽ mang lại tiện ích như thế nào cho người dân, thưa ông?

Sổ sức khỏe điện tử, hồ sơ sức khỏe điện tử toàn dân dựa trên nền tảng ứng dụng VNeID, những định dạng chuẩn dữ liệu khám, chữa bệnh BHYT, liên thông qua hạ tầng công nghệ thông tin của BHXH Việt Nam. 

Đây là giải pháp quan trọng hỗ trợ việc quản lý, hoạch định chính sách, xây dựng kế hoạch cũng như triển khai các hoạt động can thiệp về y tế. 

Khi có hồ sơ quản lý sức khỏe, mỗi người khi cần khám, chữa bệnh có thể đi khám, chữa bệnh ở các bệnh viện trong cả nước với nhiều thuận lợi. Bác sĩ khi nhận bệnh sẽ truy cập thông tin trên hệ thống, biết được tiền sử bệnh của người dân và đưa ra những chẩn đoán cũng như cách điều trị sớm, đem lại hiệu quả cao.

benhvienbinhdinh.webp

Tiến tới phủ kín bệnh án điện tử tại các cơ sở y tế

- Việc ứng dụng công nghệ trong khám chữa bệnh có giúp cho việc thăm khám và quản lý dữ liệu bệnh nhân được đầy đủ và chuẩn xác hơn?

Số hoá bệnh án và hồ sơ sức khoẻ điện tử sẽ khai thác được dữ liệu, quá trình điều trị của người bệnh. Đồng thời làm cho quá trình chẩn đoán, điều trị được kết nối, liên thông và được sử dụng tối đa các dữ liệu đã có. 

Nhờ vậy, làm giảm bớt thời gian chờ đợi của người bệnh, tăng cường khâu kiểm soát thông tin của người bệnh trong quá trình khám, điều trị. Điều này không chỉ tốt cho người bệnh mà còn giúp bác sĩ giảm bớt thời gian làm hồ sơ giấy. Việc số hóa hồ sơ bệnh án đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực trong hoạt động khám điều trị bệnh và quản lý hồ sơ bệnh nhân tại bệnh viện.

Tiến trình thực hiện số hóa hồ sơ bệnh án tiến tới phủ kín bệnh án điện tử sẽ giúp bác sĩ dễ dàng truy cập thông tin và quản lý hồ sơ bệnh nhân tốt hơn, đáp ứng được nhu cầu khám, điều trị, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay.

Mục tiêu toàn ngành đặt ra trong năm 2025, phải duy trì nền tảng hồ sơ sức khoẻ điện tử công dân. Đây là nền tảng lớn, là dữ liệu về sức khoẻ bao trùm toàn tỉnh, không những chỉ khám bệnh, chữa bệnh mà nó còn liên quan đến tiêm chủng, liên quan đến các vấn đề khác nữa.

- Từ thực tiễn triển khai ông có tiếp nhận ý kiến trái chiều trong việc ứng dụng công nghệ quản lý, thăm khám bệnh nhân? Và ông có đề xuất gì đối với lãnh đạo địa phương cũng như lãnh đạo ngành y tế để có giải pháp bứt phá trong năm 2025?

Thứ nhất là về vấn đề thể chế, các quy định về bệnh án điện tử chưa được sửa đổi, cập nhật theo cái mới. Thứ hai là về quy định khám chữa bệnh từ xa chưa được chặt chẽ. Thứ ba là giá dịch vụ y tế vẫn chưa bao gồm giá về công nghệ thông tin, đó là cái khó để Sở triển khai về mặt thể chế cũng như tài chính. 

Cái khó tiếp theo là tại cơ sở đã làm đến bước số hoá bệnh án nhưng để đưa lên cấp độ bệnh án điện tử phải có kinh phí. Công nghệ có, nhân lực có, phần mềm có nhưng vấn đề quan trọng nhất vẫn là kinh phí.

Hiện nay, Sở đang tập trung các đơn vị tự chủ chi thường xuyên sẽ thực hiện bệnh án điện tử. Các đơn vị khác đang gặp khó khăn trong kinh phí sẽ tiếp tục duy trì số hoá bệnh án... Khi có quy định về đổi mới cơ chế giá, khi giá dịch vụ bao gồm chi phí quản lý thì lúc đấy các đơn vị sẽ có kinh phí đầu tư vào cơ sở hạ tầng để làm bệnh án điện tử. 

Về đề xuất, tôi cho rằng, cần cập nhật các quy định về bệnh án điện tử, quy định về khám chữa bệnh từ xa. 

Thứ hai là vấn đề về giá dịch vụ y tế, hiện nay chỉ có một phần, chưa tính đúng, tính đủ. Nếu mở ra chi phí về quản lý có thể phát triển bệnh án điện tử và duy trì nó.

Sắp tới khi chuyển giao các trung tâm y tế về huyện vào ngày 1/1/2025, mong muốn các địa phương sẽ đầu tư cho chuyển đổi số, nhất là đối với phần bệnh án điện tử, để các trung tâm y tế có các nguồn lực tiến tới bệnh án điện tử.

Trong thời gian tới, nhiệm vụ số một của chúng tôi là đảm bảo về công tác y tế dự phòng, phòng chống dịch bệnh, công tác khám chữa bệnh, thực hiện các chỉ tiêu về kinh tế xã hội; cũng như có những bước đột phá nhất định về chuyển đổi số, về chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc bệnh toàn diện...

Nguyễn Hiền - Diệu Thùy(thực hiện)

La liga
上一篇:Giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước
下一篇:37 triệu người dùng sẽ không thể truy cập Internet từ 1/1/2016