【tyle malaysia】“Rẻo cao” vào xuân

BP - “Rẻo cao” dùng để chỉ vùng đất hẻo lánh ở vùng núi cao đi lại khó khăn. Danh từ này được các nhà văn Nguyên Ngọc,tyle malaysia Ma Văn Kháng đề cập đến khi viết về vùng đất và con người miền núi phía Bắc nước ta, nơi cư trú của đồng bào dân tộc ít người như Tày, Hơmông. Thôn Sơn Tân, xã Phú Sơn (Bù Đăng) được xem là “rẻo cao” bởi hội tụ đầy đủ về địa hình, nơi cư trú của đồng bào Hơmông. Người Hơmông được nhà nước đưa đến đây định cư từ những khu rừng già trên đất Bù Đăng và họ mang theo những tập quán sinh hoạt của dân tộc mình. Xuân này, mời bạn đến “rẻo cao” Sơn Tân cùng vui đón tết với đồng bào dân tộc Hơmông.

HÀNH TRÌNH CỦA NHỮNG NGƯỜI DI DÂN

Sương sớm ngày cuối năm chưa kịp tan nhưng anh Giàng Xuân Sèng (1974), trưởng xóm đồng bào Hơmông tại thôn Sơn Tân đã vội vào rẫy. Nghe báo có khách, anh Sèng vội quay về nói vợ pha trà mời khách. Anh kể chuyện người Hơmông trong xóm được mùa cà phê đang rủ nhau gói bánh, mổ heo và phục dựng lại một số trò chơi dân gian của dân tộc mình trong dịp tết này.

Xóm đồng bào Hơmông tại thôn Sơn Tân đang đổi thay từng ngày

Anh Sèng nói, Sơn Tân hiện có 168 hộ với 715 người, trong đó có 25 hộ đồng bào Hơmông, còn lại là các dân tộc Tày, Khơme, S’tiêng, Hoa... Trước đây, đồng bào Hơmông từ huyện Bảo Thắng (Lào Cai) di cư vào Tây Nguyên, rồi lại chuyển đến những khu rừng già của Bù Đăng lập nghiệp. Cuộc sống của người dân ở rừng vô cùng khắc nghiệt vì đói cơm, lạt muối và ốm đau. Ngày nắng, họ vào rừng săn thú, bẻ măng, đào củ hay xuống suối bắt cá, còn ngày mưa thì phải nhịn đói. Nhiều hộ bỏ về quê, hay tìm đến những vùng đất khác. Năm 2000, UBND huyện Bù Đăng xây dựng Sơn Tân thành khu tái định cư cho đồng bào tại chỗ và đưa người Hơmông từ rừng sâu ra đây sinh sống.

Để người dân sớm ổn định cuộc sống, UBND huyện đã triển khai các chương trình hỗ trợ như 134, 135, định canh định cư, xây dựng hạ tầng giao thông, kéo đường điện, xây phòng học... Đặc biệt, mỗi hộ đồng bào được cấp đất ở và 1 ha đất để trồng cà phê. Đồng thời tổ chức dạy nghề cạo mủ cao su để người dân đi làm công trong các trang trại cao su. Nhờ vậy, cuộc sống của đồng bào Hơmông và người dân ở Sơn Tân đã có nhiều khởi sắc.

RẺO CAO KHÔNG CÒN XA

Trước đây, để vào được Sơn Tân chúng tôi phải ngược quốc lộ 14 qua ngã ba Cây Chanh (Đắk Nông) rồi rẽ về hướng đông đi gần 15km đường rừng. Đoạn đường này thuộc xã ĐắK Ru, huyện Đắk R’lấp (Đắk Nông), lầy lội không khác gì ruộng nước mới cày xới, có đoạn ngập sâu hơn nửa mét. 2 năm trở lại đây, mỗi khi vào Sơn Tân không phải đi nhờ nữa mà đường đã được nâng cấp trải nhựa phẳng lỳ. Những ngày cuối năm, đường vào thôn tấp nập xe chở hàng và người dân ra chợ huyện, chợ xã sắm tết làm cho “rẻo cao” này không còn xa xôi, cách trở nữa.

Phụ nữ Hơmông trong trang phục ngày tết

Bà Bùi Thị Phiện, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn, từ Huế vào đây lập nghiệp hơn 20 năm và chứng kiến nhiều cảnh đổi thay diễn ra trên đất Sơn Tân. Bà Phiện cho biết, đất Sơn Tân xưa chỉ có đồng bào Hơmông từ Đắk R’lấp sang và một số đồng bào dân tộc ít người từ vùng núi phía Bắc di cư vào. Khi chính quyền đưa đồng bào Hơmông từ rừng ra thì họ và các dân tộc ít người khác đã định cư tại đây. Bà Phiện cho hay: “Lúc này, vấn đề nan giải nhất là vận động đồng bào sinh đẻ có kế hoạch. Bởi đối với người Hơmông việc sinh đẻ là chuyện trời cho nên mỗi nhà phải có 7-8 người con. Thế nhưng, do đói nghèo, lạc hậu và tập quán sản xuất, quan niệm lạc hậu dẫn tới vòng luẩn quẩn nghèo đói - bệnh tật - đẻ nhiều...”. Đảng ủy, UBND xã đã cử nhiều cán bộ chủ chốt vào làm bí thư chi bộ, quản lý thôn, tăng cường đội ngũ cộng tác viên dân số... Bà Phiện kể: Do phụ nữ Hơmông không nói được tiếng Việt nên rất khó tuyên truyền. Chúng tôi phải cùng làm, cùng sinh hoạt, tổ chức hội hè và thông qua người chồng để tác động đến tâm lý người vợ. Nhờ vậy, tình trạng sinh nhiều con của đồng bào hiện đã giảm hẳn, người dân lo làm kinh tế. Trước đây, chị Vàng Thị Vân (1979) - người Hơmông duy nhất ở Sơn Tân nói được tiếng Việt. Hộ chị Vân được cấp 1 ha đất trồng cà phê, nhờ chăm sóc đúng quy trình nên năm nào cũng bội thu. Chị Vân còn biết nuôi heo để lấy phân bón cho cây trồng. Ngoài ra, chị còn học cạo mủ cao su để làm công cho các trang trại cao su, tăng thu nhập nên đã trở thành hộ khá. Vì thế, ba người con của chị đều được đi học. Chị nói: “Trong xóm Hơmông giờ ai cũng biết lo, tính toán làm ăn nên không đẻ nhiều như trước nữa. Ở xóm, trước đây có Vàng Seo Bua đẻ 9 người con nên nay còn nghèo. Nhà Giàng Sâu Vân đẻ ít, con cái được học hành, có việc làm, có tiền gửi về xây nhà mới”.

Sơn Tân hôm nay đã có đường, điện, trường học, nhà văn hóa, có giếng nước tập trung. Cuộc sống của người dân trong thôn đã thay đổi, các hủ tục bị đẩy lùi, không còn chuyện thách cưới, không tổ chức tang lễ rườm rà. Nét đổi thay nữa ở Sơn Tân hôm nay chính là suy nghĩ của người dân đã không còn trông chờ, ỷ lại, thay vào đó luôn biết vươn lên thoát nghèo.

ĐỘC ĐÁO NGÀY TẾT

Ở Sơn Tân những ngày cuối năm không khí se lạnh, trẻ em và phụ nữ Hơmông đã chưng diện những bộ trang phục truyền thống rất rực rỡ. Bên cạnh đó, mùi hương hoa cà phê tỏa ngát, nở trắng xóa thay cho hoa ban, hoa mơ... làm ngày xuân ở “rẻo cao” này đến sớm hơn.

Vợ chồng anh Giàng Xuân Sèng vui mừng trước thay đổi của xóm người Hơmông

Anh Sèng kể: Đồng bào Hơmông trước đây gọi là người Mèo, người Mông... Theo tập quán, người Hơmông chọn những vùng đất có độ cao từ 800-1.500m so với mực nước biển để sinh sống. Vì vậy, địa bàn cư trú của người Hơmông thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Những năm 1980, do tập quán du cư nên một số người Hơmông đã di dân vào Tây Nguyên và Bình Phước lập nghiệp. Tại Sơn Tân, tuy cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng người Hơmông vẫn tổ chức đón xuân với những nét độc đáo, góp phần làm cho không gian văn hóa ở Bình Phước thêm đa sắc.

Người Hơmông chuẩn bị đón tết từ cuối tháng 11 âm lịch. Ngày 30 tết, việc dọn dẹp nhà cửa, trang trí bàn thờ tổ tiên là công việc quan trọng cuối cùng của năm cũ. Trong những ngày tết, người Hơmông đi chúc tết, uống rượu ngô, ăn bánh giầy và tổ chức các trò chơi dân gian như ném còn, đánh cù, kéo co, đu dây, ném pao... Những bộ váy, áo đẹp nhất do phụ nữ dệt sẽ trưng diện để thiếu nữ vui xuân..., còn trai tráng thì múa khèn như lời bày tỏ tình cảm yêu đương. “Người Hơmông ở Sơn Tân cũng chuẩn bị tết theo truyền thống và bắt đầu ăn tết, mừng năm mới từ ngày 23 tháng chạp. Nhà nào cũng mổ heo, nấu rượu ngô, làm bánh giầy... mời bà con, xóm giềng đến chung vui theo hình thức luân phiên hết dịp tết. Hiện xóm Hơmông ở Sơn Tân có đội văn nghệ múa xòe của các cháu thiếu niên với 12 thành viên. Sắp tới, chúng tôi sẽ tổ chức các trò chơi dân gian trong ngày tết để đảm bảo nhu cầu của người dân, đồng thời giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình” -  anh Sèng cho hay.

Tấn Phong

Ngoại Hạng Anh
上一篇:Agribank và 10 thành tựu nổi bật năm 2024
下一篇:Tin bão số 1 mới nhất: Đổ bộ vào Quảng Ninh