【bảng xếp hạng bóng đá italia serie a】Thu chi ngân sách là thước đo sức khoẻ nền kinh tế
时间:2025-01-12 06:18:46 出处:Cúp C1阅读(143)
Thu NSNN năm 2017 vượt dự toán là tích cực
Báo cáo rõ về ý kiến băn khoăn vì sao thu ngân sách nhà nước (NSNN) chỉ tăng 2,ânsáchlàthướcđosứckhoẻnềnkinhtếbảng xếp hạng bóng đá italia serie a3% trong khi tăng trưởng dự kiến đạt 6,7%, Bộ trưởng cho biết, kết quả NSNN là bức tranh phản ánh cả yếu tố tích cực và những hạn chế yếu kém của nền kinh tế. Theo báo cáo của Chính phủ, tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát năm nay ước đạt kế hoạch tương ứng là 6,7% và 4%. Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra còn nhiều hạn chế, yếu kém như chất lượng tăng trưởng chậm cải thiện, năng suất lao động chưa cao, sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp (DN) còn khó khăn. Do đó, số liệu thu NSNN là thước đo quan trọng về tính hiệu quả, sự phát triển của nền kinh tế.
Năm 2017, dự toán thu được xây dựng trên cơ sở tăng trưởng kinh tế 6,7% và lạm phát 4%. Trong điều kiện tăng trưởng kinh tế và lạm phát ước đạt kế hoạch, thu NSNN vượt dự toán 2,3% là tích cực, Bộ trưởng đánh giá.
Phân tích cụ thể, Bộ trưởng chỉ ra rằng nếu so với năm 2016, thì ước thu NSNN năm 2017 tăng 10,1%, trong đó thu nội địa từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng 14,1%, góp phần bù đắp do tác động của cắt giảm thuế để hội nhập và giảm thu từ dầu thô. Mức thu nội địa từ sản xuất kinh doanh này cũng cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng kinh tế và lạm phát cộng lại (10,7%).
Tương tự, dự toán thu nội địa năm 2018 đã được xây dựng rất tích cực, tăng 8,6% so với ước thực hiện năm 2017, trong đó thu từ sản xuất kinh doanh trong nước tăng 12,5%.
Tuy nhiên, trong khi thu NSNN 2017 ước vượt dự toán 2,3% thì thu từ 3 khu vực kinh tế quan trọng lại không đạt dự toán (khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) chỉ đạt 92,3%; từ khu vực FDI đạt 95,1% và thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 97,2% dự toán). Thực tế này có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, Bộ trưởng cho biết.
Trước hết, đó là do dự toán thu của các khu vực này năm 2017 đều giao ở mức cao. So với ước thực hiện năm 2016, dự toán thu từ khu vực DNNN tăng 8,8%, khu vực FDI tăng 22,9% và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng 23,8%, cao hơn nhiều so với kế hoạch tăng trưởng kinh tế và lạm phát cộng lại (10,7%).
Vì vậy, dù đánh giá thu không đạt dự toán, nhưng đây vẫn là mức tích cực so với năm 2016. Cụ thể, thu từ khu vực FDI dự kiến tăng 16,9%; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng 20,3%; tổng hợp chung thu nội địa từ sản xuất kinh doanh trong nước năm 2017 tăng 14,1%, (mức tăng tương ứng năm 2016 là 10,3%).
Về nguyên nhân khách quan, mặc dù kinh tế có khởi sắc, nhưng thực tế nhiều DN vẫn còn khó khăn, việc cơ cấu lại khu vực DNNN và các tổ chức tín dụng còn chậm. Tình hình sản xuất kinh doanh của một số tập đoàn, tổng công ty lớn trong các lĩnh vực sản xuất ô tô, khai khoáng, thủy điện, khí thiên nhiên... có đóng góp thu lớn cho NSNN vẫn khó khăn, kể cả với 2 DN lớn là Samsung và Formosa.
Nhiều khoản thu của NSTW có xu hướng giảm
Giải trình về tình hình thu ngân sách trung ương (NSTW), Bộ trưởng cho biết thu NSTW bao gồm 4 khoản lớn, trong đó có thu từ dầu thô, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu, thu từ viện trợ.
Đối với thu từ dầu thô, đây là khoản thu đã từng chiếm tỷ trọng gần 20% tổng thu NSNN trong giai đoạn 2006 - 2010, nhưng thời gian qua đã giảm nhiều do giới hạn sản lượng và giá dầu có xu hướng ở mức ổn định thấp. Đến năm 2017, dự toán thu dầu thô chỉ chiếm 3,2% tổng thu NSNN, trên cơ sở sản lượng 12,28 triệu tấn và giá 50 USD/thùng.
Thực tế, đánh giá thu dầu thô năm 2017 tăng khoảng 5.200 tỷ đồng so với dự toán do cả sản lượng tăng thêm 1 triệu tấn và giá bán tăng, nhưng số thu chỉ chiếm 3,5% đánh giá thu NSNN năm 2017, bằng khoảng ½ số thu từ thuế thu nhập cá nhân. “Cơ cấu thu đang rất thay đổi”, Bộ trưởng nói.
Theo đó, xét về tổng thể, thu nội địa vượt dự toán, nhưng toàn bộ số vượt thu thuộc ngân sách địa phương (NSĐP), phần NSTW được hưởng trong thu nội địa không đạt dự toán, chủ yếu do thu từ khu vực DNNN, khu vực FDI, khu vực ngoài quốc doanh hụt trên 28 nghìn tỷ đồng. Thu cổ phần hoá, thoái vốn Nhà nước đến hết tháng 9/2017 mới đạt 10.000 tỷ đồng trong tổng số 60.000 tỷ đồng dự toán.
Do đó, thu NSTW sau khi bù trừ phần tăng thu dầu thô, thu viện trợ và giảm thu nội địa phần NSTW được hưởng, thì tiến độ thu đến nay còn thấp, cần phải nỗ lực phấn đấu mới có thể đạt dự toán thu NSTW năm 2017, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Thu NS từ thuế, phí có xu hướng giảm nhanh
Tại phiên họp, Bộ trưởng cũng giải trình rõ về ý kiến cho rằng tỷ lệ thu ngân sách trên GDP của Việt Nam cao thứ 3 sau Nhật Bản và Trung Quốc; tỷ lệ huy động thuế, phí cao hơn Thái Lan, Philippines, Malaysia. Trước hết, Bộ trưởng khẳng định tỷ lệ huy động ngân sách của Việt Nam không phải quá cao như ý kiến đại biểu nêu.
Cụ thể, tỷ trọng dự toán thu NSNN/GDP của Việt Nam năm 2018 là 23,9%GDP, trong đó tỷ lệ động viên từ thuế, phí là 19,7%. Trong khi theo báo cáo của IMF (tháng 10/2017), tỷ trọng tổng số thu NSNN trên GDP năm 2016 bình quân của các nước Liên minh Châu Âu là 44,3%GDP, của các nước phát triển và mới nổi Châu Á là 25,5%GDP, của một số nước trong khu vực như Trung Quốc là 28,2%, Ấn Độ là 21,3%, Thái Lan là 22,4%, Malaysia là 20,4%...
Hơn nữa, để so sánh số liệu thu ngân sách giữa các nước phải đảm bảo các tiêu chí đồng nhất, cùng bản chất. Đơn cử như, số thu ngân sách của nhiều nước thường chỉ là số thu ngân sách của chính quyền trung ương, trong khi, số liệu của Việt Nam bao gồm 4 cấp: trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Về phạm vi, thu ngân sách của Việt Nam bao gồm cả thu từ dầu thô, thu sử dụng đất, từ bán nhà thuộc sở hữu nhà nước. Trong khi ở nhiều nước, các khoản thu này được xếp vào các nhóm khoản thu “từ vốn” (thu từ bán tài nguyên quốc gia) và không được tính vào nguồn thu từ thuế, phí (ví dụ như Trung Quốc). Hoặc các nước phát triển tính cả huy động BHXH vào thu NSNN, trong khi của Việt Nam lại loại trừ. Với cách tính khác nhau như vậy, rất khó để so sánh.
Mặt khác, khi so sánh thuế suất của một số sắc thuế cơ bản thì các quy định của Việt Nam cũng ở mức trung bình thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Đặc biệt khi thời gian vừa qua, chúng ta đã thực hiện nhiều biện pháp miễn, giảm, giãn thuế nhanh và mạnh hơn so với lộ trình đã dự kiến nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN, nuôi dưỡng nguồn thu.
Tuy vậy, chính việc điều chỉnh chính sách này cộng với sự sụt giảm nhanh thu từ dầu thô và xuất nhập khẩu đã khiến tỷ lệ huy động NSNN từ thuế, phí có xu hướng giảm nhanh. Dự toán năm 2018 là 19,7%GDP, giảm so với năm 2017 (20,1%) và không đạt mục tiêu đề ra cho giai đoạn 2016 - 2020 là tỷ lệ huy động từ thuế, phí khoảng 21% GDP.
Để xử lý vấn đề này một cách căn cơ trong trung và dài hạn, nhằm triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng XII và Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 25 của Quốc hội, Bộ trưởng bày tỏ sự nhất trí với ý kiến của đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ), đại biểu Trần Quang Chiểu (Nam Định), đại biểu Nguyễn Hữu Toàn (Lai Châu)… về việc cần phải xem xét để có những điều chỉnh chính sách thu theo hướng mở rộng cơ sở thu, siết chặt các ưu đãi thuế, bảo đảm tính trung lập của thuế, điều chỉnh thuế suất phù hợp, rà soát đưa một số khoản thu quỹ tài chính ngoài ngân sách vào cân đối ngân sách, nghiên cứu để xây dựng thuế tài sản vào thời điểm thích hợp… Đồng thời, chấn chỉnh chính sách quản lý thu, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế, đồng thời ngăn chặn tình trạng chuyển giá, trốn thuế; giảm tỷ trọng nợ đọng thuế,…
“Chính phủ đang cố gắng để sớm báo cáo Quốc hội sửa đổi một số Luật thuế và Luật Quản lý thuế trong năm 2018”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng thông tin thêm.
Xem xét sửa đổi quy định với các khoản nợ thuế tồn đọng
Một vấn đề khác cũng được Bộ trưởng trình bày cặn kẽ tại Quốc hội là về tình hình nợ đọng thuế. Theo Bộ trưởng, tổng số nợ thuế đến ngày 30/9/2017 là 73,9 nghìn tỷ đồng. Trong đó, nợ thuế có khả năng thu là 27.648 tỷ đồng, chiếm 37,4% tổng số tiền thuế nợ. Tiền phạt vi hành chính về thuế và tiền chậm nộp (0,03%/ngày) là 18.061 tỷ đồng, chiếm 24,4%. Nợ lũy kế kéo dài nhiều năm do người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, đã tự giải thể, phá sản, ngừng, nghỉ và bỏ địa chỉ kinh doanh hoặc đang thi hành án hình sự là 28.221 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn nhất - 38,2% tổng số tiền nợ thuế của 695.240 đối tượng (bao gồm 186.293 DN và 508.947 hộ kinh doanh và cá nhân).
Như vậy, loại trừ tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, nợ lũy kế kéo dài nhiều năm do người nộp thuế đã chết, phá sản,... thì nợ thuế có khả năng thu tương đương 3% tổng số thu NSNN.
Thực tế, trong những năm gần đây, công tác quản lý, thu hồi nợ đọng thuế đã có chuyển biến tích cực. Số thuế nợ đọng có xu hướng giảm, năm 2015 là 76.450 tỷ đồng, năm 2016 là 74.200 tỷ đồng, đến thời điểm 30/9/2017 là 73.900 tỷ đồng. Cùng với đó, số thu hồi nợ đọng thuế tăng, năm 2015 thu được gần 37.600 tỷ đồng, năm 2016 thu 42.500 tỷ đồng và 9 tháng năm 2017 là 35.900 tỷ đồng (tăng 13,1% so cùng kỳ năm 2016). Trong công tác quản lý thu, xử lý nợ đọng thuế, sự phối hợp giữa cơ quan tài chính, cấp uỷ chính quyền địa phương đảm bảo chặt chẽ, đồng bộ, vào cuộc quyết liệt…
Được biết, Chính phủ hiện đang chỉ đạo làm rõ số nợ thuế khó có khả năng thu hồi, tồn tại nhiều năm nêu trên để xem xét xử lý, đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế. Đồng thời, nghiên cứu trình cấp thẩm quyền sửa đổi các quy định về xử lý nợ thuế đối với các trường hợp không có khả năng thu.
Bội chi năm 2018 nằm trong kế hoạch bội chi 5 năm
Đối với tình hình dự toán NSNN năm 2018, trước ý kiến cho rằng việc bố trí dự toán NSNN năm 2018 chưa hợp lý, chưa thể hiện được yêu cầu cơ cấu lại NSNN, Bộ trưởng cho biết dự toán NSNN năm 2018 đã thể hiện yêu cầu từng bước cơ cấu lại NSNN theo Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 25 của Quốc hội.
Cụ thể, về thu NSNN, tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu NSNN tăng lên 83,3% từ mức 81,7% dự toán 2017, mục tiêu đến năm 2020 là 84 - 85%. Về chi NSNN, tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi NSNN tăng lên 26,2% so với dự toán năm 2017 là 25,7% và mục tiêu bình quân 25 - 26%. Tỷ trọng chi thường xuyên giảm xuống 64,1% so với dự toán năm 2017 là 64,9%, mục tiêu đến năm 2020 dưới 64%. Như vậy, dự toán đã quán triệt tinh thần cơ cấu lại NSNN, giảm chi thường xuyên nhưng các yếu tố về chi cho con người vẫn đảm bảo…
Liên quan đến bội chi, Bộ trưởng cho biết việc đề xuất mức bội chi 3,7% cho dự toán năm 2018, cao hơn năm 2017 là trên cơ sở số bội chi trong cả nhiệm kỳ đã được Quốc hội thông qua trong Kế hoạch tài chính 5 năm. Năm 2017, bội chi là 3,5%, năm 2018 tăng lên 3,7%, nhưng năm 2019 sẽ giảm xuống 3,6%, năm 2020 còn 3,4%, đảm bảo giữ bội chi trong giới hạn của kế hoạch 5 năm. Nợ công theo đó cũng sẽ được đảm bảo ở tỷ lệ 63,9% GDP, nợ Chính phủ là 52,5% GDP, nợ nước ngoài quốc gia là 47,6% GDP vào cuối năm 2018, trong giới hạn Quốc hội cho phép.
Đảm bảo đủ kinh phí cho các chương trình, chính sách
Kinh phí cho các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) và Chương trình mục tiêu (CTMT) cũng là vấn đề được nhiều đại biểu nêu và được Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng giải trình. Theo Bộ trưởng, các chương trình được triển khai tương đối tốt. Đối với 21 CTMT, đến nay đã có 12 Chương trình đã được phê duyệt, trong đó 7 chương trình có dự toán chi thường xuyên. 9 Chương trình chưa được phê duyệt, trong đó 4 chương trình có chi thường xuyên.
Về bố trí dự toán, 2 CTMTQG đã được bố trí và phân bổ chi tiết, trong đó kinh phí sự nghiệp đã bố trí cho 2 chương trình này đạt khoảng 50% tổng mức chi theo quy định, tức là bố trí rất cao. Đối với các CTMT đã được phê duyệt, dự toán năm 2018 đã bố trí và phân bổ chi tiết kinh phí sự nghiệp cho 7 CTMT đã được phê duyệt. Còn 4 CTMT chưa được phê duyệt nên chưa phân bổ chi tiết, nhưng đã dự toán kinh phí.
Về vấn đề nợ kinh phí cho các chính sách đã ban hành trước đây, nhất là các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc, miền núi, Bộ trưởng cho biết những năm qua, một số chính sách, chế độ được ban hành, nhưng vì nhiều lý do, nên chưa cân đối được hoặc cân đối chưa đủ nguồn thực hiện. Do đó, một số chương trình phải tạm dừng, tạm hoãn… tuy nhiên sau đó đã triển khai. Đến nay, NSTW đã cơ bản đảm bảo đủ kinh phí thực hiện các chương trình.
Đối với 2 chính sách dân tộc mới ban hành theo Quyết định 2085 và 2086 của Thủ tướng Chính phủ, việc triển khai muộn là do đến tháng 5/2017 và tháng 7/2017 Uỷ ban Dân tộc mới có văn bản hướng dẫn, các địa phương cũng chưa xây dựng đề án, nên không kịp triển khai. Trong dự toán năm 2018, kinh phí cho 2 chương trình này đã được bố trí theo đúng quy định./.
Hoàng Yến
上一篇: Tạm giữ tài xế xe khách trong vụ tai nạn khiến 2 anh em tử vong ở Đồng Nai
下一篇: Đề nghị kỷ luật nguyên Trưởng Công an TP Chí Linh Lê Văn Thoan
猜你喜欢
- Cử tri kiến nghị mở rộng quốc lộ, Bộ GTVT chưa bố trí được vốn
- Ít doanh nghiệp địa phương quan tâm
- Tỷ phú Elon Musk tiêu tiền vào đâu?
- Bắc Kạn: Triển khai các đề án chống thất thu thuế
- Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế
- Quyết liệt tháo gỡ vướng mắc ngay từ cấp cơ sở để ngành Y tế không đơn độc
- Hải quan Nghệ An cần tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp
- Ninh Thuận: Công khai 47 doanh nghiệp nợ 189 tỷ đồng tiền thuế
- Đại tá Nguyễn Thanh Hà làm Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang