【nhận định werder bremen】Việt Nam chào đón doanh nghiệp Ấn Độ đầu tư vào công nghiệp chế biến, năng lượng

作者:Thể thao 来源:La liga 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 14:29:56 评论数:

Thông tin được ông Trần Duy Đông - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - cho biết tại Hội nghị trực tuyến và trực tiếp Diễn đàn đầu tư Ấn Độ - Việt Nam,ệtNamchàođóndoanhnghiệpẤnĐộđầutưvàocôngnghiệpchếbiếnnănglượnhận định werder bremen diễn ra ngày 22/1, tại TP. Hồ Chí Minh.

Theo ông Trần Duy Đông, Ấn Độ hiện là một trong 10 đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam, và Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Ấn Độ trong ASEAN. Về đầu tư, Ấn Độ hiện đứng thứ 26 với 296 dự án, trong số 139 quốc gia vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Các lĩnh vực Ấn Độ đầu tư tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo; năng lượng tái tạo, khai khoáng.

Dù quan hệ thương mại và đầu tư song phương có nhiều kết quả tích cực trong thời gian qua song những kết quả đã đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước. Do đó, trong thời gian tới, Việt Nam chào đón các doanh nghiệp Ấn Độ đầu tư vào Việt Nam trên cơ sở phát triển những lĩnh vực phù hợp với thế mạnh của các doanh nghiệp Ấn Độ và định hướng thu hút hợp tác đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong thời gian tới.

Chỉ ra những lợi thế trong thu hút đầu tư của Việt Nam, ông Trần Duy Đông cho biết, vừa qua Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 50-NQ/TW về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030. Theo đó khẳng định khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, được khuyến khích, tạo điều kiện phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh với các khu vực kinh tế khác. Đặc biệt, để đón dòng vốn đầu tư nước ngoài chất lượng cao và thu hút đầu tư các tập đoàn lớn trên thế giới, Việt Nam đã và đang chủ động chuẩn bị các điều kiện đầu vào cho các hoạt động đầu tư, như chuẩn bị hạ tầng kỹ thuật tốt, đất đai, mặt bằng sạch; đẩy nhanh quá trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp FDI; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh hướng đến các chuẩn mực của OECD và nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia…

Việt Nam chào đón doanh nghiệp Ấn Độ đầu tư vào công nghiệp chế biến, năng lượng
Ông Don Lâm - Phó trưởng Ban Nghiên cứu và Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV), Đồng sáng lập và Tổng giám đốc VinaCapital - phát biểu tại diễn đàn

Mặc dù có nhiều tiềm năng về đầu tư song phương nhưng ông Don Lâm - Phó trưởng Ban Nghiên cứu và Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV), Đồng sáng lập và Tổng giám đốc VinaCapital - cho biết: Các doanh nhân đang lãnh đạo các doanh nghiệp lớn và nhỏ - đã sẵn sàng cho giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế của Việt Nam. Và lĩnh vực với tiềm năng vô cùng to lớn mà các doanh nghiệp Việt Nam đang quan tâm chính là việc giao thương với Ấn Độ. Tuy vậy doanh nghiệp hai bên vẫn còn rất ít thông tin về thị trường của nhau, cũng như thông tin về các doanh nghiệp hai bên rất hạn chế. Một phần lý do của vấn đề này là do ít hoạt động xúc tiến thương mại.

“Những sự kiện như diễn đàn đầu tư Ấn Độ - Việt Nam hôm nay chính là sự khởi đầu, tuy nhiên chúng ta có thể làm được nhiều hơn thế. Các công ty Việt Nam và Ấn Độ có thể tận dụng thế mạnh của mình cũng như học hỏi lẫn nhau ở nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như công nghệ thông tin, dược phẩm, dệt may, năng lượng tái tạo và chế biến nông sản” -ông Don Lâm đánh giá.

Được biết, tại diễn đàn, hơn 200 công ty Ấn Độ và hơn 200 công ty Việt tham đã nghe đại diện hai bên thông tin cụ thể về những chính sách thu hút đầu tư trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, năng lượng, công nghệ thông tin… Trong đó với Việt Nam, ông Nguyễn Hữu Tín - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP. Hồ Chí Minh đã giới thiệu môi trường đầu tư tại TP. Hồ Chí Minh, các dự án trọng điểm hạ tầng, năng lượng, dược phẩm… mà thành phố đang kêu gọi đầu tư. Về phía Ấn Độ, đại diện các tổ chức của nước này cũng có phần chia sẻ về cơ hội hợp tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin và ITES ở Ấn Độ cho doanh nghiệp Việt cũng như những chính sách đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài mà Chính phủ nước này mới sửa đổi.