当前位置: 当前位置:首页 > World Cup > 【ket qua thuy si】Cùng nhau làm giàu正文

【ket qua thuy si】Cùng nhau làm giàu

作者:Cúp C1 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 14:58:03 评论数:

Báo Cà Mau“Thấy tận mắt, sờ tận tay” là cách làm hay được Ban Thường vụ Huyện đoàn Cái Nước áp dụng, nhằm tạo điều kiện cho cán bộ Ðoàn, đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) tiếp cận trực tiếp những mô hình kinh tế điểm và có thể nhân rộng.

“Thấy tận mắt, sờ tận tay” là cách làm hay được Ban Thường vụ Huyện đoàn Cái Nước áp dụng  nhằm tạo điều kiện cho cán bộ Ðoàn, đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) tiếp cận trực tiếp những mô hình kinh tế điểm và có thể nhân rộng.

Phó Bí thư Huyện đoàn Cái Nước Ngô Minh Trung phấn khởi, đầu năm đến nay đã có hơn 10 cuộc tổ chức đi tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình làm ăn kinh tế có hiệu quả do huyện hay các xã đoàn đứng ra tổ chức. Nhiều ÐVTN chí thú làm ăn được những “chủ nông trại trẻ” hướng dẫn, giúp đỡ từ cây - con giống, kỹ thuật, đến tìm đầu ra sản phẩm…

Theo anh Trung, mỗi đợt phát động, đoàn tham quan có từ 20-30 bạn tham gia. Không chỉ tham quan mô hình của tổ chức Ðoàn, mà các bạn còn đi học hỏi các mô hình của cô, chú Cựu chiến binh, Hội Nông dân trong huyện và nhận được nhiều phản hồi tích cực.

Mô hình hiệu quả

Tại ấp Tân Phú, xã Tân Hưng Ðông, có trang trại gà thả vườn 600 con của anh Quách Hoàng Lil, đoàn viên ấp và cũng là Trưởng Ban Nhân dân ấp. Anh Lil cho biết, bầy gà này là vụ 2, nay đã được 2 tháng 21 ngày. Dự kiến đủ 3,5 tháng tuổi sẽ xuất chuồng, giá thị trường từ 75.000-80.000 đồng/kg.

Mô hình kinh tế của anh Quách Hoàng Lil cho thu nhập kinh tế khá cao.      Ảnh: K. PHƯƠNG

Chỉ tay về phía chuồng gà tách riêng để thả nuôi 40 con được cấp con giống ngay sau lớp học tập huấn 20 ngày do Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, Phòng NN&PTNT huyện, Trạm Thú y phối hợp tổ chức vừa qua, anh Lil cho biết, cả 2 vụ gà, anh tự nuôi bằng kinh nghiệm được tích luỹ từ những người nuôi trước, thấy có lời, ít rủi ro, nên anh phát triển đến giờ. Chẳng hạn, như vụ đầu, anh Lil nuôi 200 con, xuất chuồng đạt từ 1,5-1,8 kg/con, đầu ra mạnh, chỉ hao hụt từ 2-3 con, lợi nhuận từ 40.000-50.000 đồng/con nên anh tiếp tục lấy giống từ Bến Tre về nuôi vụ 2.

Tuy nhiên, sau khi được tập huấn kỹ thuật nuôi, anh Lil nhận ra rằng, trước nay quy trình tiêm phòng chưa chặt chẽ, đúng lịch. Do đó, đối với 40 con gà được cấp, anh áp dụng kiến thức được hướng dẫn: vắc-xin nào dùng cho thời điểm nào, ngày tiêm phòng phải đúng lịch, và tiêm chính xác theo vòng đời của gà. Anh Lil còn nhận biết được các triệu chứng bệnh của gà, để kịp thời điều trị.

“So sánh bước đầu, 40 gà lớn nhanh, nên số gà còn lại, tôi nhanh chóng điều chỉnh phương thức nuôi. Do mật độ nuôi dày, rất dễ lây lan mầm bệnh, nên tôi phải theo sát tiến triển. Nếu bầy gà đợt này đạt, có thể lời 20-30 triệu đồng”, anh Lil cho hay.

Thời gian qua, anh Lil đón nhiều đoàn đến thăm, có ÐVTN, nông dân, cựu chiến binh… Ai đến, anh đều nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm, cho số điện thoại liên hệ khi cần. Anh nói, nếu mô hình được nhân rộng, nuôi tập trung, sẽ không bị ép giá. Ðến nay, mặc dù đầu ra sản phẩm khá ổn định do nhiều mối biết đến, nhưng điều anh Lil mong muốn là ký được hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

“Dù nuôi thành công đến đâu mà đầu ra không có thì cũng bằng không. Nếu kỹ thuật nuôi tốt, chăm sóc, vệ sinh môi trường, tiêm phòng chặt chẽ, con gà sẽ ra giá chuẩn, đáp ứng yêu cầu thị trường. Xét về giá bao tiêu sản phẩm, nếu nuôi tập trung, mỗi con gà hao nhiều lắm là 3 kg thức ăn khoảng 35.000 đồng, gà giống 15.000-17.000 đồng, cộng luôn thuốc men chỉ tốn gần 60.000 đồng/kg. Trong khi mỗi con gà lớn từ 1,6-1,7 kg, thì bán ra giá cố định là 75.000-80.000 đồng/kg, người nuôi vẫn lời”, anh Lil phân tích.

Hướng mở kinh tế tập thể

Theo anh Ngô Minh Trung, huyện có 10 xã, 1 thị trấn, ÐVTN ở các nơi này đều có mô hình làm ăn đạt hiệu quả từ 50 triệu đồng trở lên/năm, và tiếp tục được duy trì. Vừa qua, Xã đoàn Hưng Mỹ cũng đã tổ chức buổi tham quan mô hình nuôi cá lóc bông có hiệu quả tại ấp Lý Ấn cho hơn 10 ÐVTN tham gia.

“Các mô hình đã mở ra hướng làm ăn mới cho cán bộ Ðoàn, đoàn viên, Nhân dân trong xã, đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện sản xuất ở nông thôn, giải quyết và tạo việc làm tại chỗ cho lao động địa phương, hạn chế tình trạng thanh niên bỏ quê đi làm ăn xa làm ảnh hưởng đến công tác Ðoàn - Hội. Ðồng thời, cũng góp phần có hiệu quả vào việc phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới tại địa phương”, anh Ngô Minh Trung nhận định.

Bí thư Xã đoàn Tân Hưng Ðông Tô Văn Quốc cho biết: “Ngoài các mô hình của ÐVTN, tôi và rất nhiều ÐVTN còn được đến thăm các mô hình của cựu chiến binh, nông dân các xã, như mô hình trồng cà phổi của ấp Ðông Hưng, hay mô hình nuôi gà của Hoàng Lil. Qua những chuyến đi, tôi học tập những kinh nghiệm thực tế, xét điều kiện gia đình mà áp dụng hiệu quả, vì đây là những mô hình dễ thực hiện, chi phí không cao. Cũng từ đó, tuyên truyền, triển khai phù hợp với điều kiện ở địa phương, đơn vị mình, góp phần nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu, hướng cho ÐVTN mạnh dạn đầu tư làm giàu chính đáng trên quê hương”./.

Giúp ÐVTN phát triển kinh tế, 6 tháng đầu năm, Huyện đoàn Cái Nước đã phối hợp với ngành chức năng mở 24 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật trong nuôi trồng thuỷ sản, trồng trọt, chăn nuôi... giúp thanh niên và Nhân dân ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất góp phần nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm. Bên cạnh, phong trào tự giúp nhau lập nghiệp được duy trì và phát triển mạnh mẽ. Riêng năm 2015, tổng nguồn quỹ của các cơ sở Ðoàn trên toàn huyện là trên 650 triệu đồng, hỗ trợ cho hơn 270 đoàn viên có vốn kinh doanh, sản xuất cải thiện đời sống, trong đó có 54/93 chi đoàn ấp, khóm có quỹ giúp nhau lập nghiệp trên 3,5 triệu đồng, đạt 58,1%.

Băng Thanh