Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 3 kiểm tra mặt hàng hóa chất NK. Ảnh: Thu Hòa Trong đó,ảnphẩmtiêudùngchứahóachấtkhôngthuộcsựđiềuchỉnhcủaNghịđịty le ca cuoc bong đa hom nay văn bản số 1372/HC-VP nêu: Nghị định số 113/2017/NĐ-CP chỉ áp dụng với các hoạt động liên quan đến hóa chất bao gồm các đơn chất, hợp chất và hỗn hợp chất. Các loại hàng hóa là sản phẩm tiêu dùng có chứa hóa chất như: Axit sulfuric có trong bình ắc quy chì; axit phenylacetic được sử dụng trong một số loại nước hoa; axit acetic (thực phẩm) dùng làm dung môi hữu cơ, dược phẩm, cao su, sơn, thuốc nhuộm, thực phẩm, tẩy vải…; aceton có chứa trong các chất tẩy rửa, dụng cụ làm sạch, dùng để pha keo epoxy 2 thành phần, sơn và vecni; axit tartaric có trong thực vật, sản phẩm sơn, mực in có chứa tiền chất… không thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định.
Về chứng từ phải xuất trình cho cơ quan hải quan khi thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất, Nghị định số 113/2017/NĐ-CP chỉ quy định hai loại giấy tờ là điều kiện để thông quan gồm: Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp và Thông tin phản hồi khai báo hóa chất nhập khẩu qua Cổng thông tin một cửa quốc gia. Nghị định không quy định Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện; Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh; bản phê duyệt Kế hoạch, Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; Phiếu kiểm soát mua bán hóa chất độc là điều kiện để thông quan, các tổ chức, cá nhân không phải xuất trình các giấy tờ này khi làm thủ tục thông quan.
Ngoài các nội dung trên, công văn của Cục Hóa chất cũng làm rõ những vấn đề liên quan đến quy định khai báo hóa chất nhập khẩu. Cục Hóa chất giải thích việc quy định giới hạn hàm lượng hóa chất phải khai báo trong hỗn hợp là không khả thi do một chất có thể tồn tại trong rất nhiều hỗn hợp. Các hỗn hợp có thể khác nhau về thành phần, hàm lượng, tính nguy hiểm của hỗn hợp thay đổi theo thành phần và hàm lượng các chất trong hỗn hợp. Do đó, việc xác định một hỗn hợp có nguy hiểm và phải được quản lý hay không cần căn cứ theo kết quả phân loại đối với từng hỗn hợp.
Bên cạnh đó, một số nội dung về đối tượng áp dụng, quy định về NK hóa chất độc, việc XNK tại chỗ và XNK hàng hóa gửi kho ngoại quan, hình thức xử lý vi phạm, danh mục hóa chất… cũng được giải thích trong công văn 1372/HC-VP của Cục Hóa chất. |