【xem lịch bóng đá ngoại hạng anh】Hợp tác xã tôm, cua giống Thủ Túc gắn kết với nhà nông

 人参与 | 时间:2025-01-10 15:40:49

Báo Cà MauThời kỳ đầu Hợp tác xã Thủ Túc tập trung nâng cao khả năng nuôi tôm cho xã viên, chủ động phối hợp với kỹ sư nông nghiệp tổ chức các buổi tập huấn kỹ thuật chuyển giao tại hiện trường cho xã viên. Bản thân chủ nhiệm Túc tìm những mô hình nuôi quảng canh cải tiến có hiệu quả bố trí cho xã viên đi học tập kinh nghiệm, để nâng cao tay nghề nuôi tôm, cua của gia đình xã viên.

Mở lối cho hợp tác xã sản xuất - kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp, ngoài chủ trương, chính sách đúng, còn yếu tố rất quan trọng là hoạt động của hợp tác xã (HTX) cần phải gắn chặt lợi ích thiết thân của xã viên. Ðổi mới vươn lên phải làm cho đời sống xã viên giàu lên, vừa là mục tiêu, vừa là động lực, để tập hợp nông dân tham gia phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Trong đổi mới vươn lên còn nhiều HTX khó khăn, nhưng chính từ đổi mới, HTX được nông dân tin, đồng tâm, hiệp lực đưa HTX trở thành "thầy đỡ” cho hội viên nông dân xoá nghèo và làm giàu chính đáng - HTX sản xuất giống thuỷ sản Sông Ðốc là một minh chứng.

Liên kết thành lập HTX vì nông dân

Năm 2000, Cà Mau chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, 2/3 diện tích trồng lúa kém hiệu quả được chuyển sang nuôi tôm. Vào vụ nông dân ồ ạt nuôi, con giống cung không đủ cầu, chất lượng thật giả đan xen, bán giống theo phương thức tiền trao cháo múc, bát nháo thị trường. Tôm chết, nông dân lao đao, con giống trở thành vấn đề bức xúc cho cả vùng chuyển đổi.

Hiện tại, việc liên kết “bốn nhà” trong sản xuất đã được nông dân chú trọng.     Ảnh: N.PHÚ

3 năm làm thuê cho các trại giống ngoài miền Trung, anh Ðoàn Thủ Túc trở về Sông Ðốc làm đầu mối cung cấp tôm giống tại địa phương. Khi địa phương chuyển dịch, nhiều vùng chưa có trại sản xuất con giống tại chỗ dẫn đến cầu vượt cung, tôm giống, cua giống chất lượng kém xuất hiện làm thiệt hại cho người nuôi. Năm 2007, anh cùng 11 nông dân liên kết cho ra mắt HTX tôm, cua giống Thủ Túc, với vốn điều lệ ban đầu là 2 tỷ đồng, ngành nghề ban đầu là sản xuất con giống thuỷ sản.

Thời kỳ đầu HTX Thủ Túc tập trung nâng cao khả năng nuôi tôm cho xã viên, chủ động phối hợp với kỹ sư nông nghiệp tổ chức các buổi tập huấn kỹ thuật chuyển giao tại hiện trường cho xã viên. Bản thân chủ nhiệm Túc tìm những mô hình nuôi quảng canh cải tiến có hiệu quả bố trí cho xã viên đi học tập kinh nghiệm, để nâng cao tay nghề nuôi tôm, cua của gia đình xã viên.

Vùng chuyển đổi nuôi thuỷ sản, ngoài nguồn nước và môi trường, con giống chất lượng là yếu tố cấu thành để vụ tôm nuôi thắng lợi. HTX đã thuê kỹ sư chuyên ngành nuôi trồng thuỷ sản về dạy kỹ thuật ươm dèo con giống cho công nhân và xã viên, hướng dẫn quy trình cải tạo đầm nuôi, kỹ thuật thả giống, quản lý đầm nuôi. HTX bố trí cho lao động luân phiên đi làm thuê thời vụ tại các trại giống miền Trung, mục đích để học kỹ thuật sản xuất, quy trình chăm sóc con giống và các khâu quản lý trong sản xuất, kinh doanh con giống của hộ xã viên. Thông qua cách làm này, chỉ trong 2 năm, HTX đã có 1 đội ngũ lao động có kỹ thuật để sản xuất con giống, có khả năng tư vấn cho người nuôi.

Chữ tín từ hiệu quả

 Ban đầu HTX chỉ có trại giống ươm tôm sú giống của anh Túc với  3 hồ nuôi, tôm sú bố mẹ phải mua từ miền Trung, HTX chỉ đủ khả năng cung cấp 1 triệu con giống/năm cho xã viên.

Trong giai đoạn này, chủ nhiệm Túc vừa là người sản xuất giống, vừa là kỹ thuật hướng dẫn cách thả giống, hướng dẫn quy trình chăm sóc đầm tôm, vừa vận động xã viên, hội viên nông dân tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết, hợp tác nuôi đúng vụ, bảo vệ môi trường, nguồn nước, phòng, chống dịch bệnh. Với tâm huyết giúp xã viên vượt qua cái nghèo, người chủ nhiệm đã đưa hiệu quả đầm tôm nuôi của hộ xã viên lên theo từng vụ sản xuất, đến cuối năm 2012 bình quân thu nhập từ 50-60 triệu đồng/ha/vụ.

Chất lượng con giống, cộng với hiệu quả nuôi của hộ gia đình xã viên, đã làm điểm tựa đưa con giống do HTX sản xuất đến với nông dân trong vùng. Con giống sản xuất tại chỗ, không qua các công đoạn trung gian, khi đến với người nuôi thấp hơn giá thị trường từ 15-20%.

Vào vụ, những vùng khó khăn, HTX bán con giống trả chậm cho nông dân không tính phí; vùng có dịch bệnh tôm nuôi, trước khi bán giống cho người nuôi, HTX cử kỹ sư, kỹ thuật viên khảo sát và hướng dẫn người dân xử lý ao, đầm tốt mới cho thả giống. Con cua giống, tôm giống của HTX bắt đầu bén duyên trên địa bàn các xã Phong Lạc, Khánh Hải, Lợi An... Chính từ cách hỗ trợ người dân, vùng nuôi, đã gắn kết với HTX và lan toả đến một số vùng lân cận của Kiên Giang, Bạc Liêu.

Từ sản xuất giống để nuôi, năm 2010, HTX đã chuyển sang mục tiêu sản xuất con giống chất lượng để kinh doanh.

Ðể chủ động nguồn cung, đầu vụ xã viên đăng ký khả năng sản xuất con giống, ban chủ nhiệm mở hội nghị xã viên công khai, tổng hợp thành kế hoạch sản xuất, cân đối địa bàn cung theo từng thời điểm. HTX hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp nước biển, bố trí kỹ thuật giám sát quy trình sản xuất, sử dụng nhãn hiệu, logo HTX cho sản phẩm, kiểm tra chất lượng trước khi cung ra thị trường.

Sau chu kỳ sản xuất, từng trại giống báo cáo doanh thu và trừ chi phí sản xuất, xã viên nộp phí bổ sung quỹ tái sản xuất và quỹ phúc lợi của HTX (từ 2-5% lợi nhuận) theo biểu quyết của xã viên trong hội nghị tổng kết về kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm của HTX.

Chủ động mở rộng ngành, nghề kinh doanh

Luật HTX năm 2012 có hiệu lực, HTX chuyển đổi tên gọi thành HTX Sản xuất - Kinh doanh giống thuỷ sản Sông Ðốc. Với chiến lược kinh doanh tôm, cua giống, HTX tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng các trại sản xuất giống của xã viên; mở rộng dịch vụ cung cấp nước mặn cho các cơ sở ươm dèo giống ngoài HTX, tiếp tục xây dựng đầu mối, địa chỉ cung cấp giống tại vùng nuôi để mở rộng địa bàn tiêu thụ con giống, kết nạp thêm xã viên HTX…

Năm 2014, HTX có 18 trại, với 450 hồ ươm, nuôi con giống, 35 hộ nông dân là xã viên HTX. Ðến cuối năm 2015 HTX đã có 25 địa điểm kinh doanh tôm, cua giống ngoài địa bàn.

Trước đây, mỗi năm HTX cung ứng ra thị trường trên 3 tỷ con tôm sú giống. Lợi nhuận (trừ chi phí) từ kinh doanh cua giống, tôm giống được tăng dần từng năm: năm 2010, 1 tỷ đồng; năm 2011, 1,1 tỷ đồng..., năm 2015, 1,8 tỷ  đồng.

Thu nhập bình quân của xã viên từ nuôi tôm, nuôi cua và bán giống trên 200 triệu đồng/xã viên/năm. 95 lao động HTX có việc làm ổn định, mức lương bình quân từ 5 triệu đồng/người/tháng; thường xuyên tạo việc làm thời vụ cho 120 lao động của địa phương.

Hiện nay, HTX hoàn toàn chủ động về con tôm giống bố, mẹ với 200 hồ nuôi dưỡng, đủ khả năng sản xuất 10 tỷ con giống/năm.

Từ năm 2013 đến nay, HTX đã và đang chuyển mô hình kinh doanh theo loại hình doanh nghiệp HTX, mở rộng ngành nghề kinh doanh. HTX thành lập tổ hợp tác tín dụng để huy động vốn của xã viên, đầu tư nghề câu mực, thu mua tôm nguyên liệu, liên kết kinh doanh bất động sản (nhà, đất tại cụm dân cư) trên địa bàn thị trấn Sông Ðốc. Với phương châm đa dạng loại hình sản xuất - kinh doanh, đã tạo thêm lợi nhuận cho HTX trên 1,5 tỷ đồng/năm. Nổi bật trong 2 năm (2013-2014) doanh thu đạt trên 14 tỷ đồng, nộp thuế  trên 45 triệu đồng; vốn của HTX sau khi chuyển đổi lên đến 25 tỷ đồng.

Hằng năm, HTX đóng góp trên 100 triệu đồng vào hoạt động từ thiện, nhân đạo tại địa phương, nổi bật là giúp con em gia đình nông dân nghèo hiếu học, xây dựng cầu, đường, nhà tình nghĩa, tình thương, giúp hộ nghèo vượt khó vươn lên

Hành trình lập thân, lập nghiệp

Anh Ðoàn Thủ Túc có 11 anh chị em. Năm 1977, anh theo gia đình đi kinh tế mới, Nông trường Quốc doanh Sông Ðốc là điểm dừng chân. Nơi đây ít lúa nhiều tôm, cá. Bước vào đổi mới, cái nghèo vẫn bám theo. Khi chuyển đổi cơ cấu sản xuất, người dân thiếu đủ thứ, Nông trường cói, dừa giải thể, Túc trở về làm nông dân.

Học hết lớp 9, anh Túc đi bộ đội, xuất ngũ về tham gia hoạt động tại địa phương. Năm 2004, được hội viên tín nhiệm bầu làm Chi hội trưởng Nông dân Khóm 9 và được kết nạp vào Ðảng. Là đảng viên, khi làm Chủ nhiệm HTX anh Túc luôn có ý thức vươn lên thể hiện tính gương mẫu trong sản xuất, kinh doanh. Với 35 ha đất nuôi thuỷ sản, thu nhập trên 650 triệu đồng/năm, năm nào anh cũng đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi

9 năm làm Chủ nhiệm HTX, anh Ðoàn Thủ Túc còn đảm đương nhiều trách nhiệm như: Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nông dân huyện, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh, Uỷ viên Ban Chấp hành Liên minh HTX tỉnh, Uỷ viên Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cà Mau.

“Làm Chủ nhiệm HTX mình phải hiểu nông dân, hiểu nghề nông, trăn trở cùng nông dân, khi làm ăn có hiệu quả phải biết cách giúp nông dân giữ chữ tín, đừng vì lợi nhuận mà quên đi trách nhiệm của mình”, đó là tâm sự của Chủ nhiệm HTX Ðoàn Thủ Túc, khi tôi gặp lần đầu./.

Chủ nhiệm HTX  Thủ Túc, 5 năm liền, đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh (2010-2015), 4 bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau về thành tích thi đua yêu nước. Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen và danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc. Năm 2013, Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen về sản xuất tôm, cua giống chất lượng theo ngành thuỷ sản; Liên minh HTX Việt Nam trao tặng cúp “Sao vàng Ðất Việt”, chứng nhận quản lý HTX tiêu biểu toàn quốc. Năm 2014, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam trao tặng danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc”.

Phạm Văn Ðông

顶: 927踩: 7163