当前位置:首页 > World Cup

【kèo tài xỉu bóng đá】Dự án Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia

Dự án Luật phòng,ựánLuậtphòngchốngtáchạicủarượ<strong>kèo tài xỉu bóng đá</strong> chống tác hại của rượu, bia- Còn nhiều bất cập
Tọa đàm về dự án “Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia” ngày 18/4/2018

Đây là nhận định của các chuyên gia tại tọa đàm về dự án Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia diễn ra sáng ngày 18/4/2018

Tọa đàm do Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, với sự tham dự của đại diện các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Tọa đàm còn có sự tham dự của các chuyên gia kinh tế, pháp luật, y tế, đại diện các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh rượu, bia.

Tại Tọa đàm, các đại biểu đã tập trung trao đổi về sự cần thiết ban hành dự án Luật; tác động của Luật đối với phát triển kinh tế xã hội, phát triển của ngành sản xuất, kinh doanh rượu, bia. Bên cạnh đó, những quy định về kiểm soát giảm mức tiêu thụ rượu, bia hay kiểm soát việc cung cấp rượu, bia, giảm tác hại của lạm dụng rượu, bia cũng được đề cập đến.

Phát biểu tại Tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Văn Việt - Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam nhận định, bia, rượu là một trong những đồ uống có truyền thống lâu đời và đã trở thành nét văn hoá trong sinh hoạt thường ngày và lễ hội truyền thống của các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Do vậy, Bộ Y tế cần đánh giá, xem xét kỹ về sự xây dựng dự án luật, cũng như tên của luật.

Theo báo cáo về tình hình sản xuất bia toàn cầu theo từng quốc gia của Trường Đại học Beer Kirin Nhật Bản năm 2016,, sản lượng bia tiêu thụ theo bình quân đầu người/năm của Việt Nam là 40,8 lít/người/năm, xếp thứ 54 và đứng sau Hàn Quốc, được đánh giá thuộc loại trung bình thấp so với các nước trong khu vực và thế giới.

Theo một báo cáo khác của WHO về tình hình sử dụng đồ uống có cồn và sức khỏe toàn cầu năm 2014, sử dụng chất có cồn ở Việt Nam nằm trong ngưỡng 5-7,4 lít/người/năm cồn nguyên chất. Mức sử dụng lượng cồn nguyên chất bình quân theo đầu người (+15 tuổi) của Việt Nam là 6,6 lít/người/năm, đứng thứ 94/194 nước thành viên của WHO.

Ông Nguyễn Văn Việt cho rằng, những số liệu trên cho thấy thực trạng sử dụng rượu, bia ở Việt Nam hiện nay không cao so với thế giới, và nếu sử dụng rượu, bia điều độ, phù hợp với khuyến cáo của bác sỹ thì bản thân rượu, bia không có hại cho sức khỏe mà ngược lại, còn có tác dụng tốt cho sức khỏe. Chỉ có lạm dụng rượu, bia mới gây ra tác hại đối với sức khỏe. Nguyên nhân chính gây ra tác hại hay các vụ ngộ độc là do người tiêu dùng sử dụng các loại rượu không có nguồn gốc, xuất xứ, nhãn mác, không đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn thực phẩm,

Nghiên cứu của Viện Dân số và Các vấn đề xã hội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thực hiện tại 6 vùng kinh tế – xã hội của Việt Nam từ tháng 11/2014 đến tháng 1/2016 cho thấy, tỷ lệ rượu không kiểm soát được ở Việt Nam rất cao, chiếm tới 75% tổng lượng rượu tiêu thụ. Loại rượu này chất lượng rất kém và là nguyên nhân gây ra ngộ độc. Theo Bộ Y tế, hàng năm, rượu thủ công gây thất thu ngân sách tới 2.000 tỷ đồng.

Bởi vậy, theo ông Nguyễn Tiến Vỵ-– Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát, các cơ quan quản lý hữu quan cần kiểm soát tốt hoạt động nấu rượu thủ công bởi đây là nguyên nhân chính gây ra những vụ ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe người dân trong thời gian gần đây. Ông Việt cũng cho rằng, cần xem xét lại đối với Dự thảo Luật là đánh giá kỹ lưỡng về sự cần thiết xây dựng dự án luật này. Nếu có xây dựng Luật, cần xem xét đổi tên thành “Luật Kiểm soát đồ uống có cồn” hoặc “Luật phòng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn”.

Hơn nứa, hiện nay hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy định về sản xuất kinh doanh và sử dụng rượu bia khá đầy đủ, có tới 85 văn bản từ Luật, Nghị định, Nghị quyết, Chỉ thị, Thông tư,… Do vậy, theo ông Nguyễn Tiến Vỵ, cần nghiên cứu, xem xét các quy định về kiểm soát nguồn cung và kiểm soát nhu cầu đồ uống có cồn, đặc biệt, cần tập trung kiểm soát thật tốt các vấn đề như rượu tự nấu, rượu nhập lậu, rượu thuốc đang buôn bán tràn lan trôi nổi trên thị trường.

Nhiều chuyên gia kinh tế, đại diện doanh nghiệp tham dự buổi tọa đàm đều cho rằng, quy định hạn chế giờ bán rượu, bia như trong dự thảo đưa ra chỉ khiến người dân mua hàng bất hợp pháp trong khung giờ cấm nhiều hơn. Và dự thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia không nên có điều khoản cấm bán rượu bia theo giờ.

Theo ông Matt Wilson- Giám đốc Ngoại vụ Cấp cao Heineken Viêt Nam, việc cấm bán rượu, bia trong khung giờ quy định chỉ khiến người dân uống nhiều hơn. Ví dụ cấm bán sau 10h đêm thì người ta sẽ cố uống nhiều nhất có thể trước 10h đêm và sau đó thì tìm đến những loại rượu, bia bất hợp pháp khác. Trên thế giới hiện nay, những nước nào thực hiện luật cấm sử dụng rượu, bia theo giờ chỉ dẫn đến việc người dân làm trái hay cố tình lách luật- ông Wilson nói.

Ông Matt Wilson cũng cho rằng, Dự luật không nên cấm quảng cáo, mà nên tập trung quản lý sát sao những quảng cáo mang tính chất lạm dụng, gây hiệu ứng xấu liên quan đến sử dụng rượu, bia hay những hoạt động quảng cáo nhắm đến đối tượng vị thành niên...

Bên cạnh đó, nhiều đại biểu cũng bày tỏ quan điểm việc đề xuất thành lập Quỹ Nâng cao sức khỏe trong đó kết hợp quỹ phòng, chống tác hại thuốc lá và quỹ phòng, chống tác hại lạm dụng đồ uống có cồn vào chung một quỹ cần được cân nhắc kỹ lưỡng, bởi điều này sẽ dẫn tới việc sử dụng ngân quỹ do ngành rượu, bia đóng góp để hỗ trợ những vấn đề khác, không liên quan tới ngành.

“Kinh nghiệm từ hoạt động của Quỹ phòng, chống tác hại thuốc lá, cho đến nay đã cho thấy mô hình này không thành công và không phải là phương pháp hiệu quả nhất để giảm tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn”- PGS.TS Nguyễn Văn Việt Chủ tịch Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam cho biết.

Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với thể giới, vì vậy, khi xây dựng chính sách, pháp luật đối với ngành rượu, bia trong quá trình hội nhập cần phải đánh giá đúng thực trạng để chính sách, pháp luật vừa tăng cường chức năng quản lý, kiểm soát. vừa thu hút được đầu tư để phát triển của nền kinh tế đất nước.

Các đại biểu hy vọng, Bộ Y tế và các cơ quan chức năng liên quan lắng nghe những đóng góp của các Hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp, xem xét về sự cần thiết ban hành dự án Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia để tạo điều kiện cho ngành phát triển ổn định và bền vững nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước, phục vụ xuất khẩu, đẩy lùi hàng lậu, hàng nhái, hàng giả, giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn lao động và đóng góp cho ngân sách nhà nước./.

分享到: