Theđảngvinsốngđượctrnquhươbảng xếp hạng ấn độo rà soát, hiện có hơn 1.000 đảng viên của tỉnh đi làm ăn xa. Trên thực tế, nguyên nhân chính khiến đảng viên đi làm ăn xa là do họ không có điều kiện bám trụ nơi “chôn nhau cắt rốn”. Cho nên, việc tạo cơ hội cho đảng viên làm ăn, phát triển ngay tại địa phương chính là giải pháp căn cơ nhất để giảm dần số lượng đảng viên đi làm ăn xa. Ông Huỳnh Thanh Tạo (trái), Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, trong một lần tham quan mô hình đảng viên làm kinh tế giỏi ở huyện Châu Thành. Xây dựng đề án giúp đảng viên thoát nghèo Ông Huỳnh Thanh Tạo, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, từng trăn trở: “Đảng viên bỏ quê đi làm ăn xa thường đối mặt với không ít rủi ro. Cho nên các cấp, các ngành phải tìm cách giúp họ làm ăn, phát triển kinh tế gia đình ở tại quê hương”. Quả thật, điều này cũng là nỗi lo chung mà cả hệ thống chính trị của tỉnh đang vào cuộc giải quyết. Một lần cùng Đoàn công tác của Tỉnh ủy do ông Huỳnh Thanh Tạo làm Trưởng đoàn, đến thăm các mô hình đảng viên làm kinh tế giỏi ở ấp Long Lợi, xã Đông Phước A, huyện Châu Thành, mới thấy hết sự cần cù, chịu khó và tư duy mới trong chuyện làm ăn của những đảng viên nơi đây. Tại điểm đến đầu tiên, cả đoàn trầm trồ trước vườn mít Thái “siêu sớm” cho trái sum xuê rộng gần 3ha của đảng viên Nguyễn Văn Biểu. Dưới các gốc mít, ông Biểu trồng thêm ngò, còn các con mương trữ nước ngọt xẻ ngang, dọc trong vườn được ông tận dụng nuôi cá, trồng rau. Chính mô hình lấy ngắn nuôi dài này giúp gia đình ông có được cuộc sống dư giả. Thời gian gần đây, giá mít Thái khá cao làm ông Biểu phấn khởi vô cùng. Ông Biểu được biết đến là đảng viên nông dân sản xuất giỏi tiêu biểu ở xóm này. Cách nay hơn chục năm, ông chính là người đầu tiên đem cây mít Thái về trồng và thực hiện ươm hàng trăm ngàn cây giống để cung cấp cho bà con gần xa. Cho nên nói về kỹ thuật trồng mít Thái “siêu sớm” thì xóm này chẳng ai hơn ông. “Mô hình này chắc thu về bạc tỉ”, ông Huỳnh Thanh Tạo mải mê nhìn những cây mít oằn trái và “phán” như vậy; hỏi ông Biểu đủ điều về kỹ thuật chăm sóc, giá bán, thu nhập hàng năm… Và Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cảm thấy rất vui khi biết rằng cây mít Thái “siêu sớm” đã mang lại cuộc sống ổn định cho cả 9 đảng viên ở chi bộ ấp. “Nếu chi bộ nào mà đời sống đảng viên cũng khá như Chi bộ ấp Long Lợi thì hay biết mấy”, ông Huỳnh Thanh Tạo nói. Có mặt trong buổi tham quan hôm đó, Bí thư Huyện ủy Châu Thành Nguyễn Văn Bảy thông tin, đa phần diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn là những vườn cây ăn trái, nhiều đảng viên đã biết tận dụng thế mạnh kinh tế vườn để có được cuộc sống ổn định. Tuy nhiên, trên địa bàn huyện hiện còn 74 đảng viên có hoàn cảnh khó khăn và 97 trường hợp đảng viên đi làm ăn xa. Nghe tới đây, ông Huỳnh Thanh Tạo yêu cầu: “Đảng viên thuộc diện hộ nghèo thì rất khó đi tuyên truyền, vận động nhân dân. Chính vì vậy, huyện cần xây dựng đề án cụ thể để giúp đảng viên thuộc diện hộ nghèo có điều kiện vươn lên. Trong đó, cần hướng dẫn cụ thể nên nuôi con gì, trồng cây gì và hỗ trợ về vốn để tạo điều kiện cho họ làm ăn có hiệu quả. Hiện đất đai bỏ hoang còn nhiều nên mình phải tận dụng tối đa. Mỗi hộ gia đình phải biết vươn lên, từng hộ gia đình khá lên thì xóm ấp mới phát triển được”. Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, ông Nguyễn Văn Bảy nói: “Tới đây, Huyện ủy sẽ chỉ đạo cho các ủy viên ban thường vụ phụ trách chỉ đạo các xã, thị trấn cũng phải chỉ đạo luôn các mô hình, đề án giảm nghèo cho đảng viên. Đến cuối năm sẽ đánh giá lại công tác này đạt được kết quả gì cũng như khó khăn, vướng mắc chỗ nào để tháo gỡ và làm tốt hơn trong những năm tới”. Nhiều biện pháp chăm lo Không riêng huyện Châu Thành, các địa phương còn lại cũng đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp với quyết tâm kéo giảm số lượng đảng viên đi làm ăn xa. Từ đầu năm 2016, huyện Châu Thành A đã phát động mô hình thi đua “Đảng viên sản xuất kinh doanh giỏi, công tác tốt”. Qua hơn 1 năm thực hiện ghi nhận 55 mô hình đảng viên làm kinh tế giỏi có thu nhập trên 100 triệu đồng. Phần lớn những mô hình này đều tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp - vốn là ngành kinh tế chủ lực của địa phương hiện nay. Dù mỗi đảng viên thực hiện mô hình làm ăn khác nhau nhưng họ có điểm chung là sự cần cù, chịu khó, cộng với những tính toán kỹ lưỡng, hợp lý trong chuyện làm ăn để vươn lên làm giàu chính đáng. Bí thư Huyện ủy Châu Thành A Phan Thạch Em cho biết: “Toàn huyện hiện có 53 đảng viên có hoàn cảnh khó khăn. Nghị quyết của Huyện ủy là tới năm 2020 không còn trường hợp đảng viên có hoàn cảnh khó khăn hay thuộc diện hộ nghèo. Đi đôi với mục tiêu này là nhiều giải pháp đã được đề ra, trong đó tiếp tục tuyên truyền, vận động để “đảng viên đi trước làng nước theo sau” trong công tác giảm nghèo. Bên cạnh đó, thực hiện Đề án 1.000, đảng viên sẽ được hỗ trợ về vốn phát triển sản xuất, đây là yếu tố cơ bản giúp họ thoát nghèo. Ngoài ra, chúng tôi còn cùng với các hội, đoàn thể vận động các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm và toàn xã hội có chính sách chăm lo cho một số hộ đảng viên thật sự khó khăn mà không thể thoát nghèo được. Còn trong thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị, Huyện ủy sẽ chỉ đạo cho các đoàn thể chọn hai từ cần, kiệm để phát động thực hiện sâu rộng trong nhân dân và cán bộ, đảng viên. Nếu biết cần cù, chịu khó trong chuyện làm ăn và tiết kiệm trong chi tiêu hàng ngày thì thoát nghèo là chuyện không khó”. Với con số 116 đảng viên đi làm ăn xa hiện nay, thành phố Vị Thanh cũng có nhiều giải pháp để kéo giảm. Là trung tâm tỉnh lỵ với nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sẽ là lợi thế đáng kể để thành phố kêu gọi những đảng viên đi làm ăn xa trở về địa phương. Phó trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Vị Thanh Trần Minh Sang chia sẻ: “Nhân dịp nghỉ Lễ 30-4, 1-5 tới đây, Thành ủy dự kiến tổ chức buổi gặp gỡ, trao đổi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đảng viên đi làm ăn xa để có biện pháp tháo gỡ những khó khăn mà họ đang gặp phải. Bên cạnh đó, lãnh đạo Thành ủy, UBND thành phố còn tích cực làm việc với các công ty, doanh nghiệp để tìm kiếm cơ hội việc làm cho đảng viên đi làm ăn xa”. Rõ ràng, làm sao để “lôi kéo” đảng viên đi làm ăn xa trở về địa phương là một nhiệm vụ quan trọng mà cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn đang dồn sức thực hiện. Theo Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Huỳnh Thanh Tạo, đảng viên có hoàn cảnh khó khăn thường tập trung nhiều ở nông thôn, sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, sản phẩm làm ra còn bấp bênh. Do vậy, họ cần được hỗ trợ để vươn lên trong cuộc sống. “Muốn vậy thì cấp ủy các cấp phải tìm hiểu lý do vì sao họ nghèo, vì thiếu tư liệu sản xuất hay do cung cách làm ăn chưa phù hợp. Nếu họ thiếu vốn thì mình giúp vốn, không có nghề nghiệp thì cho họ học nghề, giới thiệu việc làm. Nếu chi bộ quyết tâm làm chuyện này thì tình hình giảm nghèo trong đảng viên sẽ có nhiều chuyển biến tích cực”, ông Huỳnh Thanh Tạo nhấn mạnh. Qua ý kiến của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy để thấy vai trò định hướng, hỗ trợ của tổ chức đảng ở cơ sở có ý nghĩa rất quan trọng và là “bệ đỡ” giúp đảng viên phát triển kinh tế ở tại địa phương. Làm gì để tổ chức đảng ở cơ sở có thể thực hiện tốt vai trò ấy? Câu hỏi này đang được ngành chức năng trả lời bằng nhiều giải pháp đồng bộ, khả thi. Bài, ảnh: TRƯỜNG SƠN Bài 3: Xây dựng Đảng mạnh từ cơ sở |