【nhận định molde】Cập nhật sinh trắc học: Người gấp gáp, kẻ dửng dưng

 Nhiều khách hàng hoàn thành xác thực thông tin

Nhiều khó khăn trong xác thực sinh trắc học

Theo Quyết định 2345 của Ngân hàng Nhà nước về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng, từ ngày 1/7/2024, khách hàng muốn chuyển khoản trên 10 triệu đồng hoặc lũy kế trên 20 triệu đồng/ngày phải xác thực khuôn mặt.

Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lê Việt Sỹ thông tin, mục đích của quyết định này nhằm kiểm tra thông tin người mở tài khoản khớp với thông tin trên căn cước công dân do Bộ Công an cấp hoặc thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, loại bỏ tài khoản giả, không chính chủ, không hợp pháp. Theo đó, quy định này sẽ góp phần bảo vệ khách hàng trước các hành vi lừa đảo, phòng ngừa những vụ việc cho thuê, mượn, mua bán tài khoản thanh toán cho mục đích bất hợp pháp. Các tổ chức tín dụng cũng sẽ dễ dàng nhận biết, xác minh chính xác khách hàng trong quá trình thực hiện giao dịch thanh toán.

Sau khi quyết định này có hiệu lực, theo khảo sát của phóng viên tại nhiều chi nhánh, phòng giao dịch số lượng khách hàng đến ngân hàng để xử lý các vấn đề liên quan đến cài đặt sinh trắc học khá đông nhất là các ngân hàng có thị phần lớn như: Vietcombank, Agribank, Vietinbank và BIDV…

Lượng khách hàng đến các phòng giao dịch ngày 2/7 để được hỗ trợ cập nhật sinh trắc học khá đông 

Chị Quỳnh Chi, thành phố Huế chia sẻ, sau khi thấy các anh, chị trong cơ quan rủ nhau thực hiện sinh trắc học, mình cũng mày mò thực hiện nhưng không thao tác được do hệ thống báo lỗi. Lo lắng, mình đã đến phòng giao dịch ngân hàng để được hỗ trợ. Chỉ mất chưa đầy 5 phút, mình được cán bộ ngân hàng hướng dẫn và hoàn tất các thao tác xác thực thông tin.

Thực tế, các khách hàng đã chủ động thực hiện các thao tác xác thực trước thời điểm 1/7 khá thuận lợi. Tuy nhiên, một số khách hàng thực hiện xác thực trong thời gian từ ngày 1-2/7 lại gặp một số trở ngại. Ngoài các nguyên nhân do điện thoại không hỗ trợ kết nối không dây trong phạm vi tầm ngắn (NFC), khuôn mặt có một số thay đổi, thao tác không đúng kỹ thuật... thì việc hệ thống ứng dụng ngân hàng bị lỗi cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thực hiện xác thực sinh trắc học.

Trước đó, các ngân hàng trên địa bàn đều thông báo gửi các khách hàng, khi gặp khó khăn trong quá trình thực hiện xác thực thông tin có thể đến các phòng giao dịch gần nhất của ngân hàng để được hỗ trợ.

Khách hàng cần cảnh giác với các chiêu thức lừa đảo

Để hỗ trợ khách hàng tiếp cận thông tin của quyết định này, các ngân hàng trên địa bàn đều gửi thông báo đến khách hàng, thực hiện các clip hướng dẫn cập nhật dữ liệu chi tiết, cũng như triển khai hỗ trợ người dân cài đặt xác thực sinh trắc học ngay tại quầy giao dịch từ rất sớm.

Cụ thể, ngoài các ngày làm việc, BIDV Phú Xuân tổ chức hỗ trợ cài đặt sinh trắc học cho khách hàng ngoài giờ giao dịch vào các ngày thứ 7 và chủ nhật: từ 29-30/6/2024; từ 6/7-7/7/2024 và thời gian hỗ trợ vào buổi sáng từ 8h-11h30; buổi chiều từ 13h30-17h. Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế cũng tập trung nhân lực, phương tiện để hỗ trợ các khách hàng gặp khó khăn trong quá trình thực hiện xác thực thông tin.

Đại diện Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế cho hay, để đáp ứng nhu cầu cài đặt sinh trắc học, trước đó, chi nhánh đã tập huấn nghiệp vụ cho 100% cán bộ, nhân viên. Hiện tất cả các cán bộ, nhân viên Agribank đều thành thạo và có thể hỗ trợ khách hàng thực hiện xác thực thông tin trên các phương tiện hiện có. Tại các phòng giao dịch của Agribank đều thành lập tổ hỗ trợ khách hàng, tăng cường thêm đội ngũ hỗ trợ, hướng dẫn việc xác thực sinh trắc học trên dịch vụ Agribank Plus... Chi nhánh cũng đã đầu tư hệ thống máy móc cần thiết hỗ trợ cài đặt sinh trắc đối với khách hàng có thiết bị không hỗ trợ NFC…

Trong khi nhiều người “chộn rộn” thực hiện các thao tác xác thực thông tin thì không ít khách hàng khá dửng dưng trước thông tin cài đặt sinh trắc với lý do “Quyết định này chỉ áp dụng với khách hàng có giao dịch trên 10 triệu đồng hoặc lũy kế trên 20 triệu đồng/ngày, với các giao dịch dưới 10 triệu đồng không cần phải xác thực. Mình rất hiếm khi giao dịch chuyển khoản trên 10 triệu đồng, vì thế không nhất thiết phải làm ngay bây giờ vừa gây quá tải cho hệ thống ngân hàng, vừa tạo nên áp lực cho chính mình, chưa nói rất dễ bị các đối tượng xấu thao túng” anh Hoàng Quốc Hưng chia sẻ.

 Cán bộ ngân hàng hỗ trợ khách hàng cập nhật thông tin 

Theo thống kê của NHNN, trung bình có khoảng 70% số lượng giao dịch thanh toán của khách hàng cá nhân tại Việt Nam có giá trị dưới 1 triệu đồng, các giao dịch trên 10 triệu đồng chỉ chiếm khoảng 11% tổng số giao dịch, số người có giao dịch trên 20 triệu đồng/ngày cũng chưa đến 1%.

Vì thế, số khách hàng phải thực hiện sinh trắc học không quá lớn. Với các cá nhân thường xuyên giao dịch dưới 10 triệu đồng không nhất thiết phải thực hiện sinh trắc học ngay trong giai đoạn đầu của quyết định này mà có thể thực hiện sau một thời gian để tránh quá tải hệ thống cũng như tại các phòng giao dịch.

Ngoài ra, để thực hiện hiệu quả quyết định này, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh đã yêu cầu các ngân hàng trên địa bàn tổ chức triển khai truyền thông, hướng dẫn thực hiện đến toàn bộ khách hàng về việc triển khai các biện pháp xác thực giao dịch tương ứng với hạn mức giao dịch theo quy định tại Quyết định 2345. Đồng thời khuyến cáo người dân chỉ cập nhật thông tin qua app ngân hàng, không cập nhật dữ liệu sinh trắc học qua bất kỳ website hay ứng dụng nào khác. Các ngân hàng không yêu cầu khách hàng cung cấp OTP, mật khẩu, số thẻ, mã khóa bảo mật... qua điện thoại hoặc qua đường link, vì thế, người dân cần nâng cao cảnh giác trước các chiêu thức lừa đảo mới của các đối tượng.

Cúp C1
上一篇:Chùm ảnh Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập A0/NSMO
下一篇:Nhà mạng cùng cắt hợp đồng với đại lý vi phạm về quản lý thuê bao