您现在的位置是:Thể thao >>正文

【soi kèo berlin】“Mua” thương hiệu quốc gia

Thể thao72973人已围观

简介Vietcombank 5 lần liên tục đạt thương hiệu quốc gia. Ảnh: ST. Không đăng ký không được bình xétCâu ...

mua thuong hieu quoc gia co hay khong

Vietcombank 5 lần liên tục đạt thương hiệu quốc gia. Ảnh: ST.

Không đăng ký không được bình xét

mua thuong hieu quoc gia co hay khong
Câu hỏi đặt ra là chúng ta bình DN hay thương hiệu? Tại sao đi bình DN mà không thay đổi bằng cách đánh giá thương hiệu dựa trên mức độ nhận biết của người tiêu dùng, ý kiến đánh giá về sản phẩm, dựa trên thời gian thương hiệu xuất hiện trên thị trường.
mua thuong hieu quoc gia co hay khong

Ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương:

Chương trình THQG được thực hiện nhằm xây dựng hình ảnh Việt Nam là quốc gia có uy tín về hàng hoá và dịch vụ đa dạng phong phú với chất lượng cao, nâng cao sức cạnh tranh cho các thương hiệu sản phẩm Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế trong quá trình hội nhập. Chính thức được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2008, việc bình chọn các sản phẩm được mang biểu trưng THQG tiến hành 2 năm một lần và số lượng DN đạt THQG tăng lên theo từng mùa (chương trình đã qua 5 mùa). Kết thúc thời hạn hai 2 năm kể từ ngày Chủ tịch Hội đồng THQG ký quyết định công nhận, sản phẩm phải được bình chọn lại để được tiếp tục mang biểu trưng THQG theo quy định.

Nếu nhìn vào danh sách DN đạt giải thưởng theo từng năm, có thể thấy có những DN 5 lần liên tục “ẵm” THQG như Vietcombank hoặc có những DN cũng 2-3 lần liền đạt danh hiệu này. Song cũng từ bản danh sách này, nhiều người thắc mắc những cái tên như Vietnam Airlines, cà phê Trung Nguyên… vì sao chưa một lần được “xướng tên”?

Trong một cuộc hội thảo mới đây về thương hiệu, ông Nguyễn Thy Sơn, cán bộ quản lý sở hữu trí tuệ Vietnam Airlines chia sẻ, bản thân ông đã nhiều lần tư vấn cho lãnh đạo Tổng công ty tham gia chương trình THQG nhưng tất cả những lần tư vấn đó đều thất bại. Bởi lẽ, mỗi năm lãnh đạo DN nhận không ít lời mời tham gia đủ các loại giải thưởng như nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu quốc gia, thương hiệu bền vững. “THQG là tài sản chung của quốc gia, đề nghị cơ quan chủ trì không chỉ dừng ở việc đề nghị DN đăng ký nữa mà phải làm ở một cấp độ cao hơn là thẩm định, soát xét. Khi DN nào đủ tiêu chuẩn là thương hiệu quốc gia thì chỉ định và làm thủ tục”, ông Sơn đề nghị và nói thêm: “Khi đã là giá trị, tài sản quốc gia thì phải có tính chất hơi áp đặt, thủ tục. Còn nếu vẫn cứ thực hiện như cách làm hiện nay thì sẽ vẫn còn suy nghĩ mua giải”.

Cũng theo vị này, nếu để DN thực hiện đăng ký sẽ xảy ra tình trạng lọt, tức là có một số DN đủ tiêu chuẩn nhưng không đăng ký thì sẽ không được và lúc đó bảng xếp hạng của chúng ta không chính xác.

Nói như vậy thì THQG có được là dựa trên sự đăng ký của DN và THQG chỉ dành cho những ai đăng ký. Còn DN có lớn cỡ nào, có uy tín đến đâu, nếu không đăng ký thì mãi mãi cũng không được lọt vào bảng xếp hạng?

Đã là thương hiệu sao lại thu hồi

Phản hồi về vấn đề DN nêu, ông Đỗ Kim Lang, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) ngay lập tức đã “trấn an”: “Chương trình THQG là chương trình xuất phát từ 2 phía cả DN lẫn Nhà nước cùng hợp tác trên tinh thần mời DN chứ không phải ấn tượng “xin-cho”. Chúng tôi cũng rất mong Vietnam Airlines tham gia bởi nhiều năm nay có mời nhưng chưa năm nào DN tham gia”.

Ông Lang cho biết thêm, chương trình này là miễn phí, không thu khoản nào của DN và nhiều DN sau khi cố gắng hoàn thành đăng ký tham gia chương trình có lợi rất nhiều. Nhiều DN không tưởng tượng được sự thành công sau khi đạt danh hiệu, trong khi không mất đồng nào từ lúc đăng ký cho đến lúc đạt danh hiệu. Một lần nữa ông Lang khẳng định: “Chúng tôi rất tiếc kể cả những DN lớn biết đã mời nhưng không tham gia mà bỏ qua”.

Với đề xuất về cách tổ chức, vị đại diện của Bộ Công Thương cho hay, sẽ tiếp thu ý kiến của DN, tức là chủ động để đưa DN xứng đáng bởi ”chưa cần nói tiêu chí thì Vietnam Airlines đã có thể đứng trong “hàng ngũ” THQG”.

Dù đã lập tức giải đáp nghi ngờ của DN về chuyện “mua” giải thưởng song những vấn đề ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương nêu trong một cuộc họp với Cục Xúc tiến thương mại hồi đầu năm rất đáng chú ý. Vị này cho biết, ngay khi nhận nhiệm vụ “chuyên trách” Cục Xúc tiến thương mại, bản danh sách THQG năm 2016 trình lên vừa hôm trước thì hôm sau có… đơn kiện rằng, DN này bé, chuyên NK thì làm sao có thương hiệu. Câu hỏi đặt ra ở đây là chúng ta bình DN hay thương hiệu.

Hơn thế, thương hiệu chỉ là ngôi sao trên chiếc mũ, chất lượng, giá trị sản phẩm mới là nền tảng của thương hiệu, chứ thương hiệu không phụ thuộc vào làm ăn lỗ lãi của DN, phụ thuộc vào việc trốn thuế... “Tại sao đi bình DN mà không thay đổi bằng cách đánh giá thương hiệu dựa trên mức độ nhận biết của người tiêu dùng, ý kiến đánh giá về sản phẩm, dựa trên thời gian thương hiệu xuất hiện trên thị trường”, ông Khánh đề xuất và cho rằng, cách bình chọn như hiện nay không được minh bạch cho lắm và chưa đủ khách quan. Bên cạnh đó, việc thu hồi thương hiệu sau 2 năm bình chọn cũng cần phải xem lại vì đã là thương hiệu sao lại thu hồi và bình lại.

Như vậy, có thể cách làm của cơ quan chủ trì chưa minh bạch hoặc gây ra những hiểu lầm không đáng có từ DN. Do đó, ngoài việc thay đổi cách thức tổ chức cơ quan chủ quản chương trình THQG cần có chiến dịch truyền thông, tuyên truyền mạnh hơn nữa.

Tags:

相关文章