Có những giả thuyết hơi khác nhau về ý nghĩa của từ salarium trong tiếng Latin cổ. Có thuyết cho rằng từ này có nghĩa là “quyền được mua muối”,ốigạovàlươtài xỉu 0.75 thuyết khác cho rằng nó đơn thuần chỉ có nghĩa là muối. Dù sao thì cả 2 đều có điểm chung: muối, với gốc từ “sal”, có liên quan hết sức mật thiết với tiền lương trả cho binh sĩ La Mã và rồi từ đó sinh ra khái niệm “salary" (tiếng Anh); “salaire” (tiếng Pháp) mà chúng ta sử dụng ngày nay… Nhiều người hẳn đã biết đến Con đường tơ lụa, nhưng chắc còn ít người biết rằng từng đã có con đường muối - Via Salaria - một trong những con đường thương mại quan trọng nhất của đế chế La Mã, nối từ các mỏ muối đến thành phố. Sử dụng muối như một phương tiện thanh toán không chỉ là một biện pháp thực tế mà có thể còn mang tính biểu tượng sâu sắc, bởi muối có giá trị bảo quản thực phẩm, biểu tượng của sự đảm bảo và lòng trung thành - những phẩm chất tuyệt đối quan trọng đối với quân đội. Sự quý giá của muối còn để lại “dấu ấn” trong ngôn ngữ của nhiều dân tộc, trong đó có tiếng Việt. “Not worth your salt” (nghĩa đen là “không xứng với muối của bạn”) để chỉ kẻ lười biếng, giả dối và không đáng kính trọng; trong khi “the salt of the earth” là người cao quý, thuộc tầng lớp tinh hoa. Tuy nhiên, ở những nền văn minh lúa nước, thì lương bổng được tính toán đúng bằng… lương (thực), các loại ngũ cốc, lúa gạo để ăn. Kể cả sau này, khi đã có tiền tệ rồi, lương bổng của quan lại, chức việc vẫn bao gồm cả tiền lẫn lương thực. Chẳng hạn, vào năm 1803, vua Gia Long định lệ lương bổng cho quan lại theo chức vị và phẩm hàm như sau: quan Tham tri (cấp phó ở các bộ, tương đương Thứ trưởng) mỗi tháng được phát 30 quan tiền, 10 phương gạo; quan Thượng thư (Bộ trưởng) các bộ mỗi tháng được hưởng 30 quan tiền, 20 phương gạo. “Phương” là đơn vị đo lường cũ, còn gọi là vuông; phổ thông gọi là giạ, bằng 13 thăng, tức 30 bát gạo đong bằng mặt (xấp xỉ 40 lít). |