【bxh bd tbn 2】Tỷ giá “gợn sóng”, cần chú tâm

ty gia gon song can chu tam

Chủ động trước biến động tỷ giá là việc cần phải quan tâm của các DN XNK. Ảnh: ST.

Sẽ còn biến động

Sau một năm 2017 khá bình ổn, ngay từ những tháng đầu năm 2018, tỷ giá đã có nhiều biến động dù vẫn trong tầm kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Đến những ngày cuối tháng 5/2018, tỷ giá một lần nữa tiếp tục có nhiều phiên tăng mạnh; nguyên nhân được các chuyên gia kinh tế nhìn nhận là bởi áp lực từ tình hình kinh tế trong nước và thế giới. Cụ thể, tình hình trong nước là việc lạm phát có xu hướng tăng, nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ vẫn cao, cán cân thương mại trong tháng 5 đã thâm hụt 500 triệu USD sau 4 tháng liên tiếp xuất siêu. Trên thị trường thế giới, áp lực tăng lãi suất từ Mỹ vẫn tăng cao cùng nhiều nỗi lo về tranh chấp thương mại, biến động chính trị khiến USD tăng giá nhiều hơn so với các đồng ngoại tệ khác.

Chính vì những nguyên nhân này, trong phiên giao dịch ngày 4/6, tỷ giá tại các ngân hàng thương mại được niêm yết quanh mốc 22.760-22.850 VND/USD (mua vào – bán ra), tăng mạnh khoảng 100 đồng ở cả 2 chiều so với những ngày đầu năm 2018, tương đương tăng khoảng 0,4%. Do đó, các chuyên gia đã nhận định, tỷ giá trong năm 2018 có thể tăng từ 1-3%, nhưng nhiều “ẩn số” từ tình hình kinh tế có thể làm thay đổi con số này theo chiều tăng lên hay giảm xuống thì chưa ai có thể định đoán được.

Mặc dù tình hình tỷ giá biến động, nhưng điểm đáng mừng là vẫn trong tầm kiểm soát nhờ những cam kết sẽ thực hiện đồng bộ các biện pháp và công cụ chính sách tiền tệ để ổn định thị trường ngoại tệ và tỷ giá trong biên độ cho phép của NHNN; cùng nguồn dự trữ ngoại hối đã lên tới khoảng 64 tỷ USD. Nhưng DN không nên chủ quan bởi trong 6 tháng cuối năm, nhu cầu thanh toán bằng ngoại tệ sẽ gia tăng khi đơn hàng thường chốt thanh toán vào giữa năm và cuối năm; ngoài ra, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vẫn để ngỏ nhiều khả năng tăng lãi suất khiến niềm tin vào đồng USD gia tăng.

Chủ động dự phòng

Với những diễn biến nêu trên, việc chủ động tính toán, tìm các giải pháp phòng ngừa rủi ro là điều các DN XNK nên quan tâm và thực hiện. Tuy nhiên, không ít DN còn khá chủ quan khi cho rằng, tỷ giá tăng vào nửa sau của năm đã mang tính chu kỳ và thường xuyên, vẫn trong biên độ cho phép nên không có gì đáng lo ngại.

Theo ông Phạm Xuân Pha, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và XNK Phương Thanh, DN chuyên XK các mặt hàng thủ công mỹ nghệ là DN XK nên hiện tỷ giá lên cao lại tạo nhiều thời cơ và lợi ích cho DN. Tuy nhiên, nếu tỷ giá biến động theo chiều đi xuống, theo ông Pha, DN sẽ có phương án đàm phán lại giá hàng hóa với phía đối tác, vì là bạn hàng đã giao dịch lâu năm, tạo được uy tín nên sẽ được chấp thuận.

Một cách làm khác, ông Ngô Minh Hải, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần logistics Thắng Lợi cho hay, trong kế hoạch tài chính từ đầu năm, DN sẽ để ra một khoản dự phòng rủi ro các loại chi phí liên quan đến tỷ giá, xăng dầu, nhân công…, để sẵn sàng bù thiệt hại khi giá tăng hay giảm mạnh. Do đó, với những cách làm này, DN chưa dùng đến các biện pháp phòng ngừa tỷ giá do các ngân hàng cung cấp.

Trên đây là thực trạng của nhiều DN trước biến động tỷ giá, dù các ngân hàng hiện đã cung cấp nhiều dịch vụ bảo hiểm tỷ giá, phái sinh tỷ giá giúp DN chủ động hơn. Theo đó, DN có thể sử dụng dịch vụ bảo hiểm tỷ giá bằng hợp đồng giao sau; nghĩa là nếu tỷ giá có biến động từ giữa năm trở đi thì DN sẽ bớt bị ảnh hưởng do đã mua tỷ giá trong tương lai. Với cách làm này, DN có thể sẽ phải chịu tỷ giá cao hơn hiện tại, mất thêm khoản phí cho ngân hàng nhưng được đảm bảo sự ổn định, không ảnh hưởng tới kế hoạch tài chính dài hạn.

Rõ ràng, thực tế cho thấy việc sử dụng các biện pháp phòng ngừa chuyên nghiệp sẽ có hiệu quả hơn, nhất là với những DN đang vay vốn bằng USD, vay vốn bằng lãi suất thả nổi, bởi tỷ giá tăng lên bao nhiêu % thì chi phí vốn của DN sẽ tăng lên con số tương ứng. Một DN đã chia sẻ, chi phí bình quân hàng năm cho sử dụng công cụ phòng ngừa của DN khoảng trên dưới 100 triệu đồng. Đây là con số không nhỏ với các DN, nhất là DN nhỏ và vừa nên các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá vẫn còn xa tầm với của không ít DN, nên DN chỉ còn cách tự chủ động.

Tuy nhiên, không thể vì những lý do về chi phí mà DN chủ quan, nhất là khi biến động tỷ giá ngày càng khó lường, có thể gây áp lực lên khả năng cạnh tranh cũng như tình hình sản xuất, kinh doanh của DN bất cứ lúc nào. Do đó, việc cân nhắc lợi nhuận để sử dụng những công cụ phòng ngừa chuyên nghiệp sẽ giúp các DN yên tâm hơn, cũng như tránh ảnh hưởng tới thị trường kinh doanh nói chung.

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất nghỉ Tết Ất Tỵ 9 ngày liên tục
下一篇:Apple cải tiến mạnh mẽ công cụ nhắn tin Message