发布时间:2025-01-10 15:49:11 来源:88Point 作者:Thể thao
Hiện dọc tuyến ĐT755B,ễnsạtlởtrecircntuyếnSaoBọbd kq cup duc đoạn qua địa phận xã Thống Nhất và Đăng Hà có rất nhiều điểm sạt lở với những mức độ khác nhau. Trong đó nặng nhất là đoạn thuộc thôn 5, xã Đăng Hà. Hàng trăm mét khối đất từ trên sườn đồi cao đã sạt xuống đường, có điểm còn kéo theo nhiều viên đá lớn lăn xuống, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Ông Hoàng Văn Tuyên, người dân sống tại thôn 5 cảm thấy bất an khi đi qua đoạn đường này. Ông Tuyên cho biết, khu vực này sạt lở vào đêm 14-10, tuy có đá lăn xuống, nhưng may là không có người qua lại.
Đất, đá tại dốc thôn 5, xã Đăng Hà sạt xuống mặt đường đêm 14-10-2021
Theo chia sẻ của ông Vũ Ngọc Đỉnh, Chủ tịch UBND xã Đăng Hà, hiện tượng sạt lở tại khu vực dốc thôn 5 thì năm nào cũng diễn ra, nhưng những ngày vừa qua do mưa quá lớn, đây lại là vùng đất mỡ gà dễ thấm nước, cứ mưa to là sạt lở nhiều và mức độ nặng hơn. “Ở góc độ địa phương, tôi đề xuất ngành giao thông và huyện Bù Đăng nên cho xây kè bạt taluy, kèm hệ thống mương thoát nước và hạ độ cao sườn đồi” - ông Đỉnh hiến kế.
Dọc tuyến Sao Bọng - Đăng Hà dễ dàng bắt gặp nhiều điểm sạt lở nguy hiểm
Ngay sau khi xảy ra sạt lở trên tuyến Sao Bọng - Đăng Hà, ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Khu quản lý, bảo trì đường bộ tỉnh cùng nhiều cán bộ, nhân viên đã kịp thời xuống hiện trường phối hợp chính quyền địa phương, huy động người và phương tiện di dời đất đá, khắc phục tạm thời các điểm sạt lở để thuận tiện cho việc lưu thông qua lại của người dân. Đồng thời 2 bên đã khảo sát, đánh giá tình hình, đề ra phương án khắc phục để đảm bảo an toàn lâu dài.
Trước mắt, chúng tôi phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tìm nguồn từ quỹ phòng chống thiên tai, vì hiện tại không có kinh phí. Đồng thời, sau khi khảo sát, chúng tôi sẽ tham mưu, đề xuất với lãnh đạo tỉnh và Sở Giao thông vận tải có hướng đầu tư, tránh tình trạng tái sạt lở trên tuyến đường này. Chúng tôi mong muốn huyện Bù Đăng và chính quyền địa phương vận động các hộ dân có đất rẫy tại các điểm sạt lở hợp tác để hạ độ cao sườn đồi, bạt mái taluy, xây kè, mương thoát nước kiên cố. |
Ông NGUYỄN ANH TUẤN, Giám đốc Khu quản lý, bảo trì đường bộ tỉnh Bình Phước đề xuất |
Về phía xã Đăng Hà, ông Vũ Ngọc Đỉnh, Chủ tịch UBND xã chia sẻ: “Xã sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng vận động, thuyết phục người dân và theo tôi nghĩ, ai cũng đồng thuận thôi”.
Để không tái diễn tình trạng sạt lở trên tuyến Sao Bọng - Đăng Hà, lãnh đạo Khu Quản lý, bảo trì đường bộ tỉnh đề xuất phải gia cố bền vững và làm bậc thang taluy rộng ở phía sườn đồi. Kinh nghiệm từ thực tiễn cũng đã chứng minh, ngay trên tuyến đường này, đoạn Km16+21 hay còn gọi là dốc 5 cây, năm 2020 cũng đã xảy ra tình trạng sạt lở nghiêm trọng, nhưng sau khi được Khu Quản lý, bảo trì đường bộ tỉnh cho xử lý, khắc phục theo hướng nêu trên, thì mùa mưa năm nay hiện tượng sạt lở không còn tái diễn. Đương nhiên, khi thực hiện công việc khắc phục này, đòi hỏi phải đầu tư nhiều kinh phí. Thế nhưng, đây là vấn đề cấp bách, hệ trọng, không thể không làm, vì liên quan đến tính mạng của người dân và đây cũng chính là tuyến đường giao thương độc đạo giữa Bình Phước với Lâm Đồng.
Không ít vườn cây của các hộ dân dọc tuyến Sao Bọng - Đăng Hà đang bị sạt lở gây nguy hiểm và thiệt hại về kinh tế
Điều đáng quan tâm hơn, ngoài khu vực xã Đăng Hà, nhiều đoạn thuộc xã Thống Nhất, hiện tượng sạt lở từ các sườn đồi cũng rất phổ biến và có đến hàng chục điểm. Nhiều vườn cao su, điều, cây ăn trái của người dân do địa hình dựng đứng, đất sạt lở, kéo theo nhiều cây cối bị vùi lấp. Nếu hiện tượng này không sớm được ngăn chặn, xử lý, thì không chỉ ảnh hưởng đến sự an toàn của người tham gia giao thông trên tuyến đường này, mà còn ảnh hưởng đến vấn đề sản xuất, kinh tế của nhiều hộ dân địa phương.
相关文章
随便看看