【bayern munich chuyển nhượng】Quản lý bệnh không lây nhiễm: Còn lắm khó khăn !

  发布时间:2025-01-09 12:31:30   作者:玩站小弟   我要评论
Việc quản lý sức khỏe đối với người mắc bệnh không lây nhiễm sẽ giúp bệnh bayern munich chuyển nhượng。

Việc quản lý sức khỏe đối với người mắc bệnh không lây nhiễm sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát được tình trạng bệnh,ảnlbệnhkhnglynhiễmCnlắmkhkhăbayern munich chuyển nhượng giảm các tai biến và giảm gánh nặng bệnh tật. Tuy nhiên, đến nay hiệu quả quản lý còn khá khiêm tốn do còn nhiều khó khăn, rào cản trong thực tế triển khai.

Việc quản lý, tư vấn các bệnh không lây nhiễm hiệu quả sẽ góp phần hạn chế các đợt bệnh diễn tiến nặng phải nhập viện cho người bệnh.

Kết quả bước đầu hỗ trợ bệnh nhân

Đã nhiều năm nay, ông Trịnh Tài Trí, ở xã Tân Tiến, thành phố Vị Thanh, là một trong những bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính được theo dõi, quản lý thuộc chương trình quản lý bệnh này tại Bệnh viện Lao và bệnh Phổi tỉnh. Nhờ vậy, tình hình bệnh của ông được kiểm soát tốt. Ông Trí cho biết: “Tôi đã mắc bệnh cả chục năm nay. Hiện tại, đều đặn mỗi tháng tôi đến bệnh viện này để tái khám và được các bác sĩ tư vấn về cách chăm sóc sức khỏe, tránh bệnh diễn tiến nặng hơn. Bác sĩ không chỉ khám, chữa bệnh mà còn tư vấn, hướng dẫn mình làm sao chăm sóc sức khỏe tốt, chế độ sinh hoạt, ăn uống, tập thể dục, không hút thuốc lá…”. Ông Trí là một trong 133 bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính được quản lý tại Bệnh viện Lao và bệnh Phổi tỉnh.

Theo bác sĩ Nguyễn Hồ Bích Ngân, Trưởng khoa khám bệnh, Bệnh viện Lao và bệnh Phổi tỉnh: “Bệnh viện đang quản lý 197 bệnh nhân, ngoài 133 bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính còn quản lý 64 bệnh nhân hen phế quản. Qua quản lý, những bệnh nhân nào tuân thủ tốt việc tái khám, sử dụng thuốc và thực hiện theo tư vấn của nhân viên y tế đa số bệnh ổn và có thể sống khỏe mạnh lâu dài hơn với bệnh tật”.

Không chỉ có ở Bệnh viện Lao và bệnh Phổi tỉnh, bệnh nhân mắc bệnh mãn tính khác như đái tháo đường, tăng huyết áp, ung thư, hen phế quản, phổi tắc nghẽn mãn tính được quan tâm quản lý qua nhiều hình thức ở các huyện, thị, thành. Ông Cao Văn Thành, Trưởng khoa Y tế công cộng, Trung tâm Y tế thị xã Long Mỹ, chia sẻ: “Công tác quản lý các bệnh không lây nhiễm đã được triển khai ở thị xã nhiều năm qua. Thời gian gần đây được quan tâm nhiều hơn. Hiện tại, tất cả các xã, phường đều có quản lý bệnh không lây nhiễm. Nhiều câu lạc bộ đái tháo đường, tăng huyết áp được thành lập. Công tác khám, tầm soát nhằm phát hiện người mắc bệnh không lây nhiễm để quản lý được duy trì thực hiện thường xuyên lồng ghép trong hoạt động khám, chữa bệnh ở các cơ sở y tế và có những đợt khám, tầm soát bệnh ở cộng đồng. Nhờ vậy, số lượng bệnh nhân được quản lý tăng hàng năm”.

Bệnh không lây nhiễm có tỷ lệ tử vong chiếm khoảng 70% và đang được quan tâm quản lý kiểm soát để giảm tỷ lệ tử vong ở nhóm bệnh này trên địa bàn tỉnh cũng như trong cả nước. Những tháng đầu năm 2020, số quản lý các bệnh mãn tính tăng khá nhiều so với năm 2019 ở tỉnh. Chương trình đái tháo đường đang quản lý tổng số trên 23.440 bệnh nhân, tăng gần 13.500 người so với cùng kỳ. Chương trình phòng chống tăng huyết áp đã có trên 26.900 người đang được quản lý, tăng trên 10.500 bệnh nhân so với cùng kỳ. Số bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính quản lý gần 1.000 người. Số bệnh nhân hen phế quản quản lý là trên 800 người. Số bệnh nhân ung thư quản lý tư vấn là trên 160 người.

Những khó khăn, rào cản

Dù đã gia tăng về số lượng quản lý so với những năm trước, tuy nhiên so với thực tế con số này vẫn còn khiêm tốn, đặc biệt là các bệnh ung thư, hen phế quản,… Trong khi các hoạt động quản lý còn thiếu thốn nhiều điều kiện. “Dù có thành lập câu lạc bộ bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp nhưng do thiếu kinh phí nên tổ chức sinh hoạt, truyền thông còn chưa thu hút được bệnh nhân. Một số bệnh nhân chưa mặn mà, việc tham gia sinh hoạt chưa đều đặn nên ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý”, bà Phạm Thị Mai Thảo, cán bộ phụ trách chương trình bệnh không lây nhiễm ở Trạm Y tế xã Tân Phú, thị xã Long Mỹ, chia sẻ.

Khẳng định còn nhiều khó khăn, ông Cao Văn Thành, Trưởng khoa Y tế công cộng, Trung tâm Y tế thị xã Long Mỹ, cho biết thêm: “Một số cán bộ thay đổi và nhân lực y tế ở các trạm y tế đôi khi chưa có trình độ chuyên môn bác sĩ để tư vấn tốt cho bệnh nhân nên hạn chế rất nhiều ở hoạt động quản lý, tuyên truyền, tư vấn. Thời gian tới cần được quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn để công tác quản lý hiệu quả hơn”.

Đây cũng là thực trạng chung của hầu hết các địa phương trong cả tỉnh khi thực hiện quản lý các bệnh không lây nhiễm. Bên cạnh đó, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh không lây nhiễm được tư vấn còn thấp chỉ trên dưới 50%.

Dù khó khăn nhưng các cơ sở y tế đang nỗ lực để có thể quản lý nhiều bệnh nhân hơn và chất lượng tốt hơn nhằm chăm sóc tốt hơn sức khỏe Nhân dân. Ngoài Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tăng cường thực hiện tầm soát, Bệnh viện Lao và bệnh Phổi tỉnh cũng sẽ tăng cường các hoạt động tầm soát tại cộng đồng trong những ngày đầu tháng 10 tới. Tuy nhiên, vẫn cần đầu tư thêm kinh phí và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng mới đạt được hiệu quả quản lý, tăng cường các hoạt động truyền thông, tạo dựng được niềm tin nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc quản lý bệnh không lây nhiễm, giảm số mắc và tử vong.

Cố gắng làm tốt dù kinh phí không nhiều

Ông Phùng Văn Kha, Phòng khám tư vấn, điều trị dự phòng và phòng, chống bệnh không lây nhiễm và dinh dưỡng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, cho hay: “Hàng năm, kinh phí phục vụ chương trình bệnh không lây nhiễm không nhiều, tuy nhiên chúng tôi luôn cố gắng lồng ghép các chương trình khác để có thể thực hiện tốt hơn việc quản lý, giảm thấp nhất những biến chứng cho bệnh nhân. Hiện tại, đang triển khai tư vấn, tầm soát bệnh ở cộng đồng trên địa bàn tỉnh nhằm gia tăng các trường hợp mắc bệnh được phát hiện và quản lý, tư vấn. Hoạt động này sẽ kéo dài đến đầu tháng 10 tới”.

 

Bài, ảnh: HỒNG DIỄM

相关文章

最新评论