Thử thách này được bắt đầu khi tay golf Greg Norman đề nghị người dẫn chương trình “Today” Matt Lauer của đài NBC dội một xô nước đá lên đầu hồi giữa tháng Bảy để quyên tiền cho quỹ ủng hộ các bệnh nhân bị bệnh teo cơ ở Florida,ộinướcđálênđầuCơnsốtbaogiờchấmdứkết quả cúp fa ngoại hạng anh CNBC đưa tin cho biết. Nhân viên ở công viên Massachusetts, Mỹ thực hiện thử thách dội xô nước đá lên đầu. Ảnh: Getty Images. Bên cạnh việc nâng cao nhận thức của con người và tìm được 20 triệu USD ủng hộ cho quỹ bệnh nhân bị teo cơ (hay còn gọi là bệnh Lou Gehrig), trong suốt một tháng tồn tại, thử thách dội nước đá còn tìm cách đạt được số tiền từ thiện từ các doanh nghiệp lên đến 300 tỷ USD chỉ trong vòng một năm. “Chiến dịch này là một bước đột phá thực sự”, Melissa Berman, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Rockefeller Philanthropy Advisors, chuyên tư vấn cho các nhà tài trợ và các tổ chức từ thiện, cho biết, “Nó gợi ra một số tiền lớn khủng khiếp… Đó là một sự thay đổi cơ bản (trong lịch sử các chương trình từ thiện). Và tôi nghĩ rằng nó sẽ làm thay đổi thế giới phi lợi nhuận”. Việc trả tiền cho người nhận thách thức để cung cấp cho các tổ chức từ thiện đã thay đổi đáng kể 125 năm lịch sử của nó, kể từ khi Andrew Carnegie lần đầu tiên mở ra hoạt động từ thiện hiện đại với cuốn sách “The Gospel of Wealth” (Tạm dịch: “Đức tin của kẻ giàu”). Hầu hết các hoạt động phi lợi nhuận từ khi ra đời đều hoạt động theo 3 bước cơ bản: Tìm những người giàu có; Thu hút họ tặng tiền qua điện thoại và thư từ; Sau đó tổ chức tiệc, sự kiện thể thao hoặc các sự kiện tương tự để mở rộng danh sách những người đóng góp. Tuy nhiên, thử thách dội nước đá có thể sẽ phá tan công thức cố hữu đó. Các tổ chức từ thiện có thể xem xét việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để tìm kiếm nhiều các nhà tài trợ hơn, chứ không phải chỉ chăm chăm chọn người giàu có, Berman nhận định. Họ cũng sẽ xem xét nhiều cách thức sáng tạo khác, vừa là để giải trí, cũng là để nâng cao nhận thức về một vấn đề nào đó cho cộng đồng. Diễn viên nổi tiếng trong series phim Fast and Furious, Vin Diesel đã có lời thách thức Tổng thống Nga Vladimir Putin dội một xô nước đá lên đầu. Berman cho biết thử thách dội nước đá đã thành công bởi vì nó kết hợp giữa thực tế, cảm xúc và sự vui vẻ trong việc dội những viên đá lạnh vào đầu với các phương tiện truyền thông xã hội và những tiếp cận kỹ thuật số khác. "Đó là một sự kết hợp rất mạnh mẽ", bà nói. “Đôi khi, các quỹ phi lợi nhuận có thể bị kiểm soát quá chặt chẽ”, ông Michael Dougherty, phụ trách truyền thông của Krissoff & Associates, cũng là thành viên của quỹ Chesapeake Bay Foundation, cho biết, "Điều này nói lên rằng cộng đồng biết cách để nói chuyện với nhau theo cách của họ”. Một số người tỏ ra lo lắng về việc quá nhiều người chấp nhận thách thức này. Theo họ, nó giống như một trò thể hiện cá nhân hơn là ý thức tìm hiểu về bệnh teo cơ ALS và tầm quan trọng của việc tìm hiểu nguyên nhân. Một số người thì cho rằng đang bùng nổ sự dễ dãi trong từ thiện hơn là cam kết thực sự của các nhà thiện nguyện trong một quãng thời gian lâu dài. Glen Macdonald, chủ tịch của Diễn đàn Tài sản và Chia sẻ (Wealth & Giving Forum) cho rằng, thậm chí sẽ có phản ứng chống lại thử thách dội nước đá vì một thông điệp nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe trong tất các video ghi lại những người thực hiện. Một số người dùng Facebook đã chỉ trích những người tham gia thử thách chỉ đơn giản là đổ nước đá trên đầu của họ thay vì quyên góp cho quỹ từ thiện. "Khi một chút sự ngớ ngẩn xâm nhập, nó có thể làm suy yếu bản chất thực sự của vấn đề (ở đây là mục đích chính khi thực hiện thử thách dội nước đá lên đầu)”, Macdonald nói, "Một vấn đề xã hội nghiêm trọng nên có giá trị riêng của nó. Câu hỏi đặt ra là liệu thử thách này thực sự là tinh thần của hoạt động từ thiện và những hành động tử tế hay không?" Macdonald cũng nói rằng việc tạo ra một hiện tượng trên phương tiện truyền thông, thu hút hàng triệu người tham gia có thể làm tổn thương một quỹ phi lợi nhuận, vì họ không biết liệu những người đó có còn tiếp tục đóng góp cho lần sau hay không. "Tôi cho rằng những gì cần thiết cho một tổ chức phi lợi nhuận là nhất quán trong dòng chảy của quỹ", ông nói, "Cách tốt nhất để làm điều đó là có một nhóm các nhà tài trợ cam kết tiếp tục đóng góp trên chặng đường dài. Không phải chỉ vì đó là một phong trào hay chỉ vì muốn nhận được sự chú ý của dân chúng”. Có lẽ, xét đến cùng, thử thách dội nước đá sẽ không phải là một cuộc cách mạng từ thiện. Nhưng nó đã khiến thế giới các quỹ phi lợi nhuận bớt tẻ nhạt bởi tính giật gân, nhanh gọn, ồn ào trên các phương tiện truyền thông và dân chúng vui vẻ. Nó còn dễ dàng tác động lớn đến các vấn đề khác của xã hội và mở ra một cách tiếp cận mới cho các quỹ từ thiện để tìm kiếm nguồn tài trợ cho chương trình của mình.
Theo Infonet Tình hình Ukraine: Đoàn xe viện trợ nhân đạo của Nga tới Đông Ukraine |