【kq cup lien doan anh】Kỳ vọng Việt Nam trở thành nước đứng đầu trong thu hút đầu tư

 人参与 | 时间:2025-01-27 03:31:01
TPHCM: Thu hút vốn đầu tư nước ngoài tăng hơn 60%
Công nghiệp chế biến chế tạo thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài
Tìm giải pháp thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp,ỳvọngViệtNamtrởthànhnướcđứngđầutrongthuhútđầutưkq cup lien doan anh khu chế xuất
Ảnh: H.Dịu
Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam đặt nhiều kỳ vọng vào sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam. Ảnh: H.Dịu

Trong những báo cáo, đánh giá gần đây, các tổ chức quốc tế đều đưa ra những nhận định hết sức khả quan về triển vọng phục hồi và phát triển của kinh tế Việt Nam.

Trong chuyến thăm Việt Nam cách đây ít hôm, ông Bill Winters, Tổng giám đốc toàn cầu Ngân hàng Standard Chartered đã đánh giá, Việt Nam đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong thương mại quốc tế và chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như là một địa điểm sản xuất, từ đó tiếp tục mang đến nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn.

Vì thế, các chuyên gia của Ngân hàng Standard Chartered đã dự báo, Việt Nam là một ngôi sao đang nổi trong khu vực, với mức tăng trưởng GDP sẽ đạt 6,7% trong năm 2022 và 7% trong năm 2023. Ngoài ra, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) cũng đã liên tục nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế GDP năm 2022 của Việt Nam lên lần lượt là 7% và 7,5%. Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s, sau 4 năm, đã nâng hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam từ mức Ba3 lên mức Ba2, với triển vọng ổn định.

Phát biểu tại hội nghị về giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vào chiều 12/9, ông Andrew Jeffries, Giám đốc Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam đã nhận định, Việt Nam đã có sự tự cường rất cao để đảm bảo được cân đối cho nền kinh tế. Sự thành công của Việt Nam mở ra triển vọng tốt đẹp đối với môi trường đầu tư và kinh doanh.

Rõ ràng, những nhận xét trên ngày càng làm củng cố niềm tin và thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam.

Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 346,33 tỷ USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 69,3% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước trong 8 tháng đầu năm. Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa từ đầu năm đến hết tháng 8 của nhóm doanh nghiệp này đạt gần 185,44 tỷ USD, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 73,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Hiện nay, Việt Nam đang là điểm đến của nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến từ 94 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính lũy kế đến ngày 20/8/2022, cả nước có hơn 35.500 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký trên 430 tỷ USD. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 10,7 tỷ USD, chiếm 63,9% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Diễn biến chỉ số BCI từ năm 2011 đến nay.
Chỉ số niềm tin kinh doanh của EuroCham (BCI) đã tăng mạnh trở lại từ cuối năm 2021.

Từ phía cộng đồng doanh nghiệp, nhận xét về vấn đề này, ông Ramachandran AS, Tổng giám đốc Ngân hàng Citibank Việt Nam, đại diện Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ (AMCHAM) cho rằng, Việt Nam đã tạo được uy tín vững chắc khi được các nhà đầu từ nước ngoài đánh giá có vị trí chiến lược, là điểm đến đầu tư an toàn và hấp dẫn nhờ chính sách phát triển môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng GDP cao và bền vững, cũng như lạm phát thấp và chiến lược điều hành chính sách tài khóa thận trọng với tỷ lệ nợ trên GDP thấp nhất thế giới.

Đồng quan điểm, ông Alain Cany, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho hay, các chỉ số của nền kinh tế Việt Nam vẫn đang tiếp tục ổn định trong khi các nước lân cận đang gặp khó khăn. Đặc biệt, cam kết rất mạnh mẽ của Thủ tướng Chính phủ tại COP 26 năm ngoái về giảm phát thải bằng 0 vào năm 2050 sẽ giúp Việt Nam trở thành nước đứng đầu trong hấp dẫn, thu hút đầu tư nước ngoài.

Với những kỳ vọng này, các doanh nghiệp nước ngoài đều bày tỏ mong muốn được hợp tác và đầu tư trong nhiều lĩnh vực, nhất là các dự án liên quan đến tăng trưởng xanh, phát triển bền vững.

Chẳng hạn, các doanh nghiệp Mỹ mong muốn hợp tác trong các lĩnh vực chuyển đổi năng lượng bao gồm thúc đẩy quan hệ đối tác về chuyển đổi năng lượng, khai thác toàn bộ tiềm năng của nền kinh tế kỹ thuật số và cải cách thị trường vốn để thúc đẩy đầu tư. Các doanh nghiệp châu Âu, Hàn Quốc thì mong muốn được hợp tác trong việc xây dựng hạ tầng xanh, năng lượng xanh, sản xuất xanh…

Tuy nhiên, để tạo thuận lợi hơn, các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam đề nghị Việt Nam cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, sử dụng hiệu quả hơn các chính sách hợp tác công tư (PPP), cần có chính sách tổng thể huy động nguồn lực của cả nhà nước, tư nhân. Các doanh nghiệp cũng kiến nghị Chính phủ cần có những hỗ trợ về mặt chính sách, khuyến khích các ngân hàng cung cấp tín dụng xanh, tài chính xanh, trái phiếu xanh cho doanh nghiệp tiếp cận; cùng với đó, chính sách tài khóa hỗ trợ chính sách tiền tệ và cho phục hồi kinh tế cần được triển khai với vai trò mạnh mẽ hơn, hướng tới mục tiêu cụ thể hơn.

顶: 3踩: 2639