【ket qua bong da euro】Cảnh giác với chiêu thức lừa chiếm đoạt tiền trong tài khoản

[Ngoại Hạng Anh] 时间:2025-01-10 15:46:13 来源:88Point 作者:Nhà cái uy tín 点击:156次

Trong thời gian qua,ảnhgicvớichiuthứclừachiếmđoạttiềntrongtikhoảket qua bong da euro những đối tượng xấu đã giả danh nhân viên ngân hàng, cơ quan chức năng và thông qua các ứng dụng công nghệ, bằng nhiều chiêu thức để chiếm đoạt tiền trong tài khoản của người dân. Dịp tết sắp tới, các ngân hàng trên địa bàn cảnh báo với người dân, khách hàng thật cẩn trọng.

Khi có tin nhắn lạ về trúng thưởng từ các số điện thoại lạ giả mạo, khách hàng nên đến ngân hàng để được tư vấn.

Ông Hồ La Thành, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Hậu Giang, cho biết: Thời gian qua, ngành ngân hàng cũng như các cơ quan chức năng, đặc biệt là ngành công an đã phát đi cảnh báo của nhiều đối tượng, trong đó lừa đảo đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng. Chẳng hạn như giả danh cán bộ của công an, viện kiểm sát, tòa án, ngành thanh tra; giả danh nhân viên, cán bộ ngân hàng để lừa đảo người dân. Thông thường những đối tượng giả danh yêu cầu người dân chuyển tiền vào tài khoản của những đối tượng này để điều tra, sau khi điều tra xong sẽ chuyển trả lại. Khi người dân chuyển tiền vào thì họ sẽ rút ra và sử dụng hết, như vậy người dân mất tiền.

Thời gian vừa qua, các đối tượng thường sử dụng những đường link hoặc là những phần mềm để yêu cầu khách hàng kích vào các đường link đó, rồi sử dụng mã OTP của thẻ ATM hoặc thẻ tín dụng để chuyển tiền vào trong đó. Sau khi kích vào thì các đối tượng này xâm nhập vào tài khoản của khách hàng để rút tiền.

Theo thông tin một số ngân hàng trên địa bàn tỉnh thì một số đối tượng sử dụng thủ đoạn lợi dụng uy tín của ngân hàng để giả mạo cán bộ, nhân viên ngân hàng và đánh vào tâm lý cả tin của khách hàng nhằm lấy cắp thông tin cá nhân như số thẻ căn cước công dân, CMND, sổ hộ khẩu với mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Thủ đoạn điển hình là sử dụng hình ảnh giả mạo gửi cho khách hàng để chứng minh khách hàng đã được giải ngân khoản vay vào tài khoản vừa mở tại ngân hàng. Yêu cầu nộp trước một khoản tiền cho kỳ thanh toán đầu tiên vào một số tài khoản mà kẻ gian cung cấp. Hoặc chúng sẽ tự xưng là cơ quan công an và thông báo cho bạn rằng tài khoản của bạn đã bị tội phạm xâm nhập trái phép, bạn cần cung cấp số tài khoản, mật khẩu và OTP để cán bộ tiến hành điều tra và tìm cách xử lý. Cuối cùng chặn toàn bộ liên lạc với khách hàng sau khi đã nhận tiền…

Ông Nguyễn Văn Hạnh, Phó Giám đốc Sacombank chi nhánh Hậu Giang, cho rằng ngay cả bản thân cũng bị đối tượng xấu dùng chiêu thức trúng quà và yêu cầu cung cấp thông tin liên quan. Thời gian qua, một số khách hàng của hệ thống Sacombank cũng có gặp các trường hợp tương tự như vậy. Đối tượng xấu thông báo là bạn đã trúng thưởng và nếu muốn nhận quà, bạn sẽ phải cung cấp số tài khoản, mật khẩu và mã OTP để ngân hàng có thể tiến hành trao thưởng. Thực tế, ngân hàng không bao giờ hỏi mã OTP của khách hàng trong bất kỳ trường hợp nào. Vì vậy, để cảnh báo với khách hàng, chi nhánh thường có thông báo với khách hàng thông qua mạng xã hội, facebook, tại các phòng giao dịch của Sacombank. Cũng lưu ý với khách hàng khi gặp các trường hợp như thế này phải liên hệ ngay hoặc trực tiếp đến ngân hàng để được tư vấn. Bên cạnh đó, để bảo vệ tài khoản khách hàng, Sacombank cũng khuyến cáo với khách hàng thường xuyên thay đổi mật khẩu của mình, mật khẩu nên có độ dài và khó. 

Còn theo ông Lê Viết Quyền, Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Hậu Giang, đối tượng lừa đảo sẽ nhắn tin hoặc là yêu cầu khách hàng cung cấp tài khoản, hoặc họ nói mình đang có một tài khoản nào của ai đó chuyển cho mình một số tiền. Từ đó, người dân nghĩ mình có lợi và cung cấp thông tin. Thời gian qua, chi nhánh tỉnh đã ghi nhận 6 vụ người dân trình báo với số tiền bị các đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt hơn 336 triệu đồng. Do đó, khi gặp những trường hợp này, khách hàng tuyệt đối không cung cấp thông tin số tài khoản, số thẻ, chứng minh nhân dân cũng như họ tên cho đối tượng đó, đặc biệt là mã chuyển tiền OTP. Khách hàng phải cẩn trọng trong lúc chuyển tiền, thanh toán tiền, đặc biệt là những tin nhắn, gọi điện thoại lừa đảo thì tuyệt đối không nên cung cấp.

Tội phạm công nghệ cao ngày càng tinh vi nếu sơ hở, mất cảnh giác sẽ sụp bẫy các đối tượng lừa đảo. Website Bộ Công an vừa đưa ra cảnh báo về phần mềm gián điệp mang tên “Bộ Công an” nhằm chiếm quyền điều khiển toàn bộ điện thoại thậm chí lừa đảo, trộm cắp, chiếm đoạt tài sản của người dùng điện thoại hệ điều hành Android. Đây là phần mềm gián điệp được các đối tượng ngụy tạo, giả danh ứng dụng điện thoại mang tên “Bộ Công an”. Các đối tượng sử dụng công nghệ VOIP tạo lập các số điện thoại ảo, giả mạo số điện thoại công khai của cơ quan thực thi pháp luật để gọi điện cho bị hại, thông báo họ đang bị điều tra vì có liên quan đến một vụ án, chuyên án, nếu không hợp tác sẽ bị bắt giữ, khởi tố.

Chúng yêu cầu bị hại kê khai tài sản, số tiền mặt hiện có và số tiền gửi trong các tài khoản ngân hàng. Chúng làm giả các lệnh bắt, khởi tố, giấy triệu tập của cơ quan công an để đe dọa, sau đó yêu cầu nạn nhân thay đổi điện thoại đang dùng sang sử dụng điện thoại hệ điều hành Android. Sau đó, các đối tượng yêu cầu nạn nhân tải và cài đặt ứng dụng mạo danh phần mềm do Bộ Công an cung cấp có hình ảnh hiển thị là Công an hiệu và mang tên “Bộ Công an”. Sau khi cài đặt, nạn nhân phải điền các thông tin như: tên đăng nhập, mật khẩu, tài khoản ngân hàng, họ tên, số chứng minh nhân dân.

Theo Trung tá Võ Hoàng Phi, Phó trưởng Phòng cảnh sát hình sự Công an tỉnh, tất cả dữ liệu này qua phần mềm đó sẽ chuyển chỗ điều khiển của chúng thu thập, có những trường hợp nguy hiểm hơn là chiếm quyền sử dụng điện thoại. Nghe lén, tiến hành thu thập hình ảnh, tin nhắn có liên quan, từ đó giao dịch giữa người dân và các tổ chức ngân hàng các đối tượng này sẽ thu thập được như mã OTP, tiến hành rút tiền, chuyển khoản.

Để cảnh báo với người dân, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới, ông Hồ La Thành, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hậu Giang cho rằng khi có những đường link hoặc cuộc điện thoại lạ gọi đến thì không kích vào đó cũng như không nghe cuộc gọi của những đối tượng lạ. Hoặc khi nghe những đối tượng này giả danh những cán bộ, các ngành chức năng thì cũng nên loại bỏ, để tránh bị lừa mất tiền.

Bài, ảnh: T.XOÀN

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接