【ngoại hạng đức】Chuyên gia nhận định về hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ ba

时间:2025-01-11 23:52:01 来源:88Point

chuyen gia nhan dinh ve hoi nghi thuong dinh lien trieu lan thu ba

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in (phải) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ nhất ở làng đình chiến Panmunjom ngày 27/4. Nguồn: AFP/TTXVN.

TheêngianhậnđịnhvềhộinghịthượngđỉnhliênTriềulầnthứngoại hạng đứco phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc, dự kiến Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ gặp nhau ở Bình Nhưỡng trong các ngày 18-19/9, thảo luận về việc giải giáp vũ khí hạt nhân của Triều Tiên và mang lại hòa bình dài lâu cho bán đảo bị chia cắt này.

Hai cuộc gặp trước đó của các nhà lãnh đạo hai miền, diễn ra hồi tháng 4 và tháng 5 vừa qua, đã đặt nền tảng cho cuộc gặp thượng đỉnh chưa từng có giữa Mỹ và Triều Tiên hồi tháng 6, mà tại đó Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã nhất trí "phi hạt nhân hóa hoàn toàn" Bán đảo Triều Tiên để đổi lấy sự đảm bảo an ninh cho Triều Tiên từ phía Mỹ.

Tuy nhiên, tiến bộ trong việc thực hiện thỏa thuận Mỹ-Triều đã bị đình trệ khi xảy ra bất đồng về việc bên nào thực hiện trước.

Triều Tiên yêu cầu Mỹ cùng ký tuyên bố chính thức chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), vốn kết thúc bằng một hiệp định đình chiến, trong khi Mỹ yêu cầu Triều Tiên phải công khai kho vũ khí hạt nhân của mình.

Trao đổi với hãng tin Yonhap, ông Frank Aum, một chuyên gia về Hàn Quốc của Viện Nghiên cứu hòa bình Mỹ, nhấn mạnh điều quan trọng là phải làm rõ việc Triều Tiên sẵn sàng chấp nhận và nhượng bộ điều gì trong toàn bộ các sự lựa chọn, không chỉ có việc tuyên bố kết thúc chiến tranh và khai báo các cơ sở và nguyên liệu hạt nhân.

Theo chuyên gia này, có nhiều khả năng khác nhau về những điều khoản có thể đưa vào một thỏa thuận, như mở văn phòng liên lạc ở mỗi nước, ngừng chế tạo tên lửa và vũ khí hạt nhân, trợ giúp nhân đạo, duy trì quân Mỹ ở Hàn Quốc và các trình tự khác nhau thực hiện những việc này.

Điều đó sẽ giúp cho Washington biết lập trường của Bình Nhưỡng về các vấn đề này.

Trước việc nhà lãnh đạo Triều Tiên mới đây đề nghị có cuộc gặp thứ hai với Tổng thống Trump, chuyên gia Aum cho rằng động thái này là tín hiệu nhằm phá thế bế tắc trong các cuộc đàm phán giữa hai bên, song Tổng thống Moon Jae-in có thể làm được nhiều hơn thế trong cuộc gặp sắp tới giữa ông và nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Theo ông, Tổng thống Moon Jae-in có thể đóng một vai trò hữu ích trong việc tìm hiểu lập trường của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, tìm các giải pháp sáng tạo phù hợp với những mong đợi của Triều Tiên, trong khi truyền đạt lập trường của Mỹ và thể hiện quan điểm về những điều có thể làm hài lòng Washington.

Chuyên gia này cũng bày tỏ hy vọng Tổng thống Moon Jae-in sẽ tìm kiếm những sự nhượng bộ rõ rệt từ nhà lãnh đạo Kim Jong-un, qua đó tạo đà cho các cuộc đàm phán hạt nhân Mỹ-Triều.

Một số nhà phân tích khác lại tỏ ra hoài nghi về tiến triển có thể đạt được tại cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sắp tới, cho rằng Mỹ và Triều Tiên sẽ phải tự giải quyết các vấn đề của chính họ.

Ông Ken Gause, một chuyên gia về Triều Tiên của tập đoàn CAN, cho rằng cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều có thể giúp cho cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều trở nên dễ dàng hơn, song việc có đạt được bất kỳ sự đột phá nào hay không sẽ phụ thuộc vào Washington và Bình Nhưỡng.

Tuy nhiên, ông cũng nhận định Tổng thống Moon Jae-in có thể giúp hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên hiểu hơn lập trường của nhau và đi tới thỏa thuận về cách thức phá vỡ thế bế tắc.

Chuyên gia này đồng thời khuyến cáo tất cả các bên cần phải có một sự nhượng bộ so với lập trường hiện nay và định hình lại con đường phía trước.

Trong khi đó, học giả cao cấp Robert Manning của tổ chức tư vấn Hội đồng Đại Tây Dương bày tỏ sự dè dặt khi nói về quyết tâm phi hạt nhân hóa của nhà lãnh đạo Kim Jong-un khi lưu ý tới những tin tức gần đây cho thấy Triều Tiên tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa.

Ông cũng kêu gọi các bên tạo khuôn khổ đàm phán liên quan tới các hành động tương xứng và có đi có lại.

Học giả này nói: “Tổng thống Moon Jae-in đã đạt tiến bộ trong hòa giải liên Triều. Song hiện không rõ ông có thể đi xa hơn bao nhiêu mà không cắt đứt sợi dây ràng buộc với việc phi hạt nhân hóa".

推荐内容