发布时间:2025-01-10 00:12:05 来源:88Point 作者:La liga
Đây là những ý kiến đánh giá của các đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận chiều 11/11 về dự thảo Luật Phí và Lệ phí.
Quy định Danh mục phí,Đềnghịquyđịnhchặtchẽvềkhoảnthuđểlạiđịaphươbd nha lệ phí tại dự thảo là hợp lý
Phát biểu tại hội trường, các đại biểu Danh Út (Kiên Giang), Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình), Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Hà Nội)… đánh giá cao việc dự thảo cụ thể hóa hơn nữa danh mục các khoản phí, lệ phí và bày tỏ sự đồng tình với giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về vấn đề này.
Trước đó, một số ý kiến đại biểu đề nghị quy định ngay trong Luật danh mục chi tiết, nhưng có ý kiến cho rằng chỉ quy định nhóm danh mục, danh mục chi tiết giao Chính phủ quy định. Trong báo cáo tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật, UBTVQH cho rằng, do mỗi khoản phí, lệ phí có tính chất, nội dung kinh tế khá rộng, có nhiều dòng thể hiện cách tính và mức thu rất khác nhau, nên nếu quy định quá chi tiết sẽ không khả thi. Vì vậy, dự thảo Luật quy định tối đa các chỉ tiêu hợp lý, đồng thời giao Chính phủ quy định chi tiết, song phải đảm bảo không phát sinh thêm khoản phí, lệ phí ngoài Danh mục đã quy định trong Luật.
Cùng với như nhiều đại biểu khác, đại biểu Nguyễn Thị Thu Hằng (Nam Định) tán thành việc đưa học phí, viện phí sang thực hiện theo cơ chế giá. Theo đại biểu, Chính phủ đã ban hành Nghị định về quy chế tự chủ cho đơn vị sự nghiệp công lập, với cơ chế này sẽ nâng dần mức độ tính đủ, tính đúng của các chi phí, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng yêu cầu của người dân.
Đại biểu Nguyễn Văn Sơn (Hà Tĩnh) cho rằng đưa viện phí, học phí ra khỏi danh mục là đúng đắn, bởi “muốn nâng cao chất lượng giáo dục, dạy nghề phải có chi phí phù hợp”. Tuy nhiên, đại biểu lưu ý việc thực hiện phải có lộ trình và có chính sách cho nhóm có hoàn cảnh khó khăn.
Đề nghị nộp 100% các khoản thu phí, lệ phí vào NSNN
Góp ý về nguyên tắc xác định mức thu phí, đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang) cho rằng, quy định mức thu phí được xác định cơ bản đảm bảo bù đắp chi phí là phù hợp, tuy nhiên do mức thu phí sẽ tác động lớn đến đời sống người dân, nên đề nghị bổ sung mức thu phí phải đảm bảo hài hoà lợi ích người dân, của Nhà nước, đảm bảo bình đẳng, quy định quyền được hưởng dịch vụ tương xứng khi xác định mức thu.
Về quy định phí thu được để lại một phần hoặc toàn bộ số tiền thu được để trang trải cung cấp dịch vụ, đại biểu có ý kiến lo ngại có thể phát sinh nhiều trường hợp bộ máy thực hiện cồng kềnh, kém hiệu quả, khó kiểm soát chi phí. Vì vậy, đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết đề nghị quy định rõ các khoản được phép chi để có hành lang pháp lý thực hiện, tránh thu không đủ bù đắp chi phí, không đạt hiệu quả, làm tăng gánh nặng cho ngân sách.
Liên quan đến vấn đề khoản thu để lại, đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường cũng băn khoăn liệu quy định như dự thảo có đáp ứng yêu cầu công khai minh bạch?
Đại biểu phân tích, phí là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước (NSNN), nên việc quy định cơ quan thu được để lại một phần để trang trải chi phí, còn lại nộp NSNN, là chưa phù hợp với Hiến pháp năm 2013 (quy định các khoản thu chi NSNN phải được dự toán theo luật định).
Việc để lại một phần khoản thu sẽ khiến khoản tiền này không nằm trong dự toán, nên có thể hiểu nằm ngoài ngân sách. Việc chỉ nộp một phần cũng không phản ánh đúng số thu thực tế. Ngoài ra, căn cứ tính chất, đặc điểm của từng loại phí, cơ quan có thẩm quyền quyết định mức để lại cũng dễ làm nảy sinh cơ chế xin cho. Vì vậy, để đảm bảo minh bạch, đại biểu đề nghị quy định ngay trong luật nguyên tắc nộp 100% các khoản phí vào NSNN, khoản chi sẽ do NSNN đảm bảo và bố trí trong dự toán chi của các đơn vị.
Ngoài ra, với nguyên tắc xác định mức thu phí, đại biểu Nguyệt Hường cho rằng việc bỏ quy định đảm bảo lợi nhuận phù hợp và thay bằng cơ bản bù đắp chi phí làm cho nguyên tắc thu phí hợp lý hơn. Tuy nhiên, quy định này có thể được hiểu là mức phí nhỏ hơn chi phí thực tiễn phải trả.
Theo đại biểu, điều này có thể phù hợp với cơ quan nhà nước, nhưng không hẳn phù hợp với đơn vị sự nghiệp công lập, vì bản thân họ phải thực hiện quy chế tự chủ theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP. Đối với các tổ chức được giao cung cấp dịch vụ công, thì việc đảm bảo thu chi công bằng là yếu tố tồn tại quyết định.
“Vì vậy, nguyên tắc xác định thu phí trên dù rất nhân văn, nhưng e rằng sẽ khó tạo sức hấp dẫn trên thực tế, khiến việc thu hút xã hội hóa sẽ khiêm tốn”, đại biểu cho biết.
Hoàng Yến
相关文章
随便看看