当前位置:首页 > Thể thao > 【soi kèo trận qatar】Việt Nam ghi nhận 200.000 ca đột quỵ mỗi năm, 3 vấn đề lo ngại

【soi kèo trận qatar】Việt Nam ghi nhận 200.000 ca đột quỵ mỗi năm, 3 vấn đề lo ngại

2025-01-26 02:51:00 [Nhận Định Bóng Đá] 来源:88Point

Việt Nam ghi nhận 200.000 ca đột quỵ mỗi năm,ệtNamghinhậncađộtquỵmỗinămvấnđềlongạsoi kèo trận qatar 3 vấn đề lo ngại

(Dân trí) - Theo PGS.TS Mai Duy Tôn, mỗi năm Việt Nam ghi nhận 200.000 ca đột quỵ. Có 3 vấn đề đáng lo ngại, là tỷ lệ mắc đột quỵ cao, tỷ lệ tử vong cao và trẻ hóa tuổi mắc bệnh.

Thông tin trên được PGS.TS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ (Bệnh viện Bạch Mai), chia sẻ tại buổi tọa đàm "Những đổi mới trong chăm sóc sức khỏetim mạch và điều trị đột quỵ", diễn ra chiều 5/12, trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học - Công nghệ VinFuture năm nay.

Hơn 70% ca đột quỵ liên quan đến huyết áp cao

Tại buổi hội thảo, GS Alta Schutte, Đại học New South Wales và Viện Sức khỏe Toàn cầu George (Úc), thành viên Hội đồng Sơ khảo VinFuture, cho biết một trong các phương pháp tiếp cận để kiểm soát đột quỵ là kiểm soát tình trạng tăng huyết áp.

"Trên thực tế, tỷ lệ đã thống kê hơn 70% đột quỵ liên quan đến huyết áp, nên phải kiểm soát, nhất là huyết áp tăng.

Đáng nói, tỷ lệ người cao huyết áp nhưng không biết mình mắc bệnh. Bên cạnh đó, có tỷ lệ rất lớn người cao huyết áp nhưng không được kiểm soát. Thống kê chung, hơn 70% nữ giới cao huyết áp, và 80% nam giới cao huyết áp chưa được kiểm soát", GS Alta Schutte thông tin.

Các đại biểu tham gia hội thảo (Ảnh: Thanh Kiều).

Theo chuyên gia này, thực trạng bệnh nhân cao huyết áp ở nhiều nước, khi bác sĩ kê đơn khuyên dùng thuốc nhưng người bệnh không dùng thuốc, không dùng đúng liều; thấy ổn định là dừng thuốc... Trong khi đó, bệnh cao huyết áp chỉ kiểm soát hiệu quả khi được dùng thuốc đúng cách, đúng liều.

Theo PGS.TS Mai Duy Tôn, tình trạng đột quỵ ở người trẻ gia tăng, liên quan rất nhiều đến căn bệnh cao huyết áp. Không ít người khi bác sĩ kê đơn, uống thuốc thấy huyết áp ổn định thì bỏ thuốc điều trị vì nghĩ đã khỏi bệnh.

Trong khi đó, tình trạng ổn định này là tác dụng do thuốc điều trị mang lại. Nếu bỏ thuốc, huyết áp sẽ lại tăng cao, làm tăng nguy cơ đột quỵ.

GS Alta Schutte thông tin, ngoài yếu tố chủ quan từ người bệnh, trong 2 người mắc bệnh tim mạch, chỉ có một người tuân thủ điều trị, thì cũng có yếu tố từ phía bác sĩ, do hướng dẫn sử dụng thuốc, hướng dẫn điều trị quá dài dòng; bác sĩ quá tải công việc để nghiên cứu áp dụng kỹ hướng dẫn.

Thay đổi lối sống để phòng bệnh tim mạch

GS.TS Bùi Đức Phú, Giám đốc chuyên ngành tim mạch, hệ thống Y tế Vinmec, cho biết trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, số ca tử vong do bệnh tim mạch tăng gấp đôi sau 29 năm.

GS Phú bày tỏ lo ngại khi mà tỉ lệ tử vong do bệnh tim mạch ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương tăng gấp đôi trong vòng 29 năm (Ảnh: Việt Hưng).

"Nếu mỗi cá nhân không tham gia vào quá trình dự phòng, kiểm soát nguy cơ đột quỵ, số bệnh nhân sẽ tiếp tục tăng lên, gây quá tải giường bệnh, thiếu bác sĩ", GS Phú nói.

Trong khi đó, GS Valery Feigin, Đại học Công nghệ Auckland (New Zealand), đánh giá 10 năm gần đây, tỷ lệ mắc mới và hiện mắc đột quỵ tăng nhanh. Nhiều người tàn tật hoặc tử vong do đột quỵ và tăng 89% trong 30 năm.

Ở Việt Nam mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ, là một gánh nặng rất lớn cho hệ thống y tế.

Theo GS Valery Feigin, cách đây 40 năm, chiến lược phòng ngừa đột quỵ đã được đưa ra, tập trung vào quần thể. Theo đó, toàn bộ dân số đều được can thiệp hành vi, thay đổi lối sống... tuy nhiên khó triển khai toàn bộ vì nhiều vấn đề về luật pháp và kinh tế.

Chiến lược 2 cũng được đưa ra, tập trung vào nhóm nguy cơ cao tim mạch, lồng ghép quan tâm đến nguy cơ tăng huyết áp, nhưng điều này lại bỏ qua 80% dân số trong quần thể và người có nguy cơ trung bình hoặc thấp. Trong khi đó, nguy cơ đột quỵ là 3,2% trong 10 năm so với người bình thường. Do đó, để dự phòng, mỗi người cần thay đổi lối sống.

Thử nghiệm lâm sàng ở New Zealand cho thấy khi can thiệp để tăng nhận thức và thay đổi hành vi người bệnh đã giúp giảm 40-50% tỷ lệ mắc mới trong cộng đồng.

Theo GS Valery Feigin, 30-40% bệnh nhân đột quỵ có nhiều thói quen xấu trong sinh hoạt như ăn nhiều muối, hút thuốc... Chiến lược tốt nhất là thay đổi lối sống, sinh hoạt để giảm tỷ lệ đột quỵ.

PGS.TS Mai Duy Tôn cho biết, có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ, trong đó có cao huyết áp, béo phì, rối loạn chuyển hóa, hút thuốc... (Ảnh: Thanh Kiều).

Cùng quan điểm này, PGS.TS Mai Duy Tôn đánh giá người Việt còn ăn quá nhiều muối, ít vận động thể lực, béo phì, thừa cân, rối loạn chuyển hóa, tiểu đường, tăng huyết áp... tất cả những yếu tố này làm tăng nguy cơ đột quỵ.

"Bệnh đột quỵ ở Việt Nam có 3 vấn đề liên quan là: tỷ lệ mắc cao, tử vong cao, trẻ hóa tuổi mắc bệnh. Trong thời gian tới cần có kế hoạch mạnh hơn, tập trung vào phòng ngừa trước, rồi đưa phương pháp mới vào điều trị ở bệnh viện.

Chúng tôi sẽ trình bày kế hoạch 10 phương pháp giảm tỷ lệ đột quỵ trong thời gian tới với Bộ Y tế. Mong các Giáo sư đưa thêm nhiều kinh nghiệm để Việt Nam học tập và cải thiện tình hình trong 5 năm tới", PGS Mai Duy Tôn nói.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang khuyến nghị cần tuyên truyền sâu rộng hơn để người bệnh cao huyết áp tuân thủ điều trị, chủ động đo huyết áp của bản thân, tránh tình trạng khi ổn định thì bỏ đo huyết áp, bỏ luôn cả thuốc.

Các chuyên gia đều đưa ra quan điểm nhất quán, cần có các chiến lược để tác động đến hành vi của mỗi người, làm giảm tình trạng hút thuốc, thay đổi lối sống, thể dục đều đặn, kiểm soát các bệnh mãn tính... để phòng nguy cơ đột quỵ.

(责任编辑:Cúp C1)

推荐文章
热点阅读