当前位置:首页 > Cúp C1

【lich bong da hom.nay】Xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc: Tiếp tục mở rộng dòng vốn đầu tư vào Việt Nam

ck

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng (giữa) chủ trị tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Hoa Kỳ với chủ đề “ Việt Nam của tôi - Điểm đến đầu tư của bạn” vào tháng 7/2015 tại New York.

Nhằm tiếp tục phát huy chủ trương này,úctiếnđầutưtạiHànQuốcTiếptụcmởrộngdòngvốnđầutưvàoViệlich bong da hom.nay từ ngày 16/4/2018 đến ngày 19/4/2018, Bộ Tài chính sẽ tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc. Trước thềm chuyến đi này, phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

PV: Thưa ông, từ ngày 16/4/2018 đến ngày 19/4/2018 tại Seoul, Hàn Quốc, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng sẽ chủ trì Hội nghị Xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc. Xin ông cho biết, mục đích và những nội dung sẽ được trao đổi tại hội nghị lần này?

- Ông Trần Văn Dũng:Hàn Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Chúng tôi hy vọng Hội nghị xúc tiến đầu tư lần này sẽ là cơ hội để Việt Nam quảng bá về TTCK, bảo hiểm và chính sách mở cửa thu hút đầu tư của Chính phủ Việt Nam. Đây cũng là dịp để các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp (DN) lớn của Việt Nam tiếp cận giới đầu tư tài chính, ngân hàng của Hàn Quốc với mục tiêu kêu gọi và thúc đẩy các hoạt động đầu tư tài chính; đồng thời lắng nghe các ý kiến đánh giá, các kiến nghị, chia sẻ của giới đầu tư Hàn Quốc về thị trường tài chính Việt Nam.

o dung
Ông Trần Văn Dũng

Tại hội nghị lần này, chúng tôi sẽ đối thoại với nhà đầu tư (NĐT) Hàn Quốc với các nội dung sau:

Thứ nhất là đánh giá tổng quan kinh tế vĩ mô Việt Nam, qua đó cung cấp thông tin tổng thể cho NĐT Hàn Quốc về kết quả kinh tế Việt Nam năm 2017 và những nhận định diễn biến của năm 2018. Đồng thời, thông báo đến NĐT Hàn Quốc về thông điệp của Chính phủ Việt Nam như cải cách cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, xây dựng Chính phủ kiến tạo qua việc cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành,...

Thứ hai là, thảo luận về môi trường đầu tư và kinh doanh của Việt Nam, qua đó đại diện các cơ quan quản lý sẽ giải đáp các vướng mắc trong việc tạo điều kiện và chính sách giải pháp nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm.

Thứ ba là, thông báo đến NĐT Hàn Quốc tình hình và kế hoạch cổ phần hóa và niêm yết trên TTCK, theo đó đẩy mạnh công tác cổ phần hóa, thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) gắn với việc niêm yết và đăng ký giao dịch trên TTCK; tăng cường quản trị công ty thông qua các giải pháp đồng bộ thực thi Nghị định 71/2017 về quản trị công ty. Đồng thời, hội nghị sẽ là cơ hội để các DN Hàn Quốc đang đầu tư trên TTCK Việt Nam chia sẻ về kinh nghiệm cho các DN tiềm năng.

Cuối cùng, đây sẽ là cơ hội cho các DN Việt Nam trao đổi về nhu cầu thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt từ phía Hàn Quốc.

PV: Việc tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư tại nước ngoài là cơ hội để Việt Nam tiếp tục phát triển TTCK và chính sách mở cửa thu hút đầu tư của Chính phủ Việt Nam, đặc biệt là đầu tư gián tiếp. Ông có thể cho biết một số kết quả đạt được sau các đợt xúc tiến đầu tư tại nước ngoài những năm vừa qua (Hoa Kỳ, Nhật Bản)?

- Ông Trần Văn Dũng: Bộ Tài chính đã 2 lần tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản vào các năm 2014, 2017 và năm 2015 được tổ chức tại Hoa Kỳ.

Tôi cho rằng, các hội nghị trên đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy NĐT nước ngoài và Nhật Bản rót vốn mua cổ phiếu của DN của Việt Nam, cả DN tư nhân và quốc doanh.

Điển hình như, Công ty TNHH Hóa chất Sekisui (Nhật Bản) đã mua lại 15% số cổ phiếu đang lưu hành của Công ty CP Nhựa thiếu niên Tiền Phong; Công ty Tokyo Gas (hãng phân phối gas lớn nhất Nhật Bản) đã mua 24,9% cổ phần của Công ty CP Phân phối khí thấp áp Dầu khí Việt Nam… Mới đây nhất, một thương vụ “gây tiếng vang lớn” trên thị trường vốn quốc tế là giao dịch thỏa thuận “khủng” mua cổ phiếu Vincom Retail (VRE) ngày 7/11/2017, khi mà một trong 9 NĐT đến từ Hoa Kỳ (RWC Asset Advisors) đã rót vốn vào VRE. Đầu năm 2018, Polestar (một DN Mỹ) đã đặt vấn đề mua đến 49% cổ phần bán ra của Công ty TNHH MTV Lọc - Hóa dầu Bình Sơn (BSR).

Điều này phần nào cho thấy kết quả của Hội nghị xúc tiến đầu tư của Bộ Tài chính tổ chức tại Nhật Bản, Hoa Kỳ đã mang lại kết quả tác động rất tích cực.

PV: Riêng với đợt xúc tiến đầu tư lần này, ông kỳ vọng điều gì về dòng vốn đầu tư gián tiếp đến từ Hàn Quốc, trong bối cảnh Hàn Quốc hiện đang là NĐT nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam; cũng như dòng vốn đến từ Hàn Quốc đang là một trong những dòng vốn hàng đầu trên TTCK Việt Nam?

- Ông Trần Văn Dũng: Hoạt động đầu tư tài chính của NĐT Hàn Quốc vào Việt Nam tuy có tăng mạnh trong những năm qua, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng. Các dự án trước đây chủ yếu tập trung vào các ngành nghề sản xuất, lắp ráp (linh kiện điện thoại, lắp ráp ô tô,...). Mới đây, NĐT Hàn Quốc gia tăng đầu tư vào một số công ty chứng khoán (CTCK), công ty bảo hiểm, DN niêm yết và đầu tư vào một số ngân hàng Việt. Tuy nhiên, các bước đi này vẫn còn rất thận trọng.

Tại thời điểm ngày 30/3/2018, trên TTCK Việt Nam, số lượng NĐT Hàn Quốc mới chỉ có khoảng trên 4.846 tài khoản. Trong đó, NĐT cá nhân có 4.674 tài khoản và NĐT tổ chức có 172 tài khoản. Những con số trên cho thấy vẫn còn rất nhiều “room” cho NĐT Hàn Quốc tham gia vào TTCK Việt Nam.

25 năm quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc


Việt Nam – Hàn Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1992 và nâng quan hệ thành Đối tác hợp tác chiến lược vào năm 2009. Trải qua 25 năm, quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong nhiều lĩnh vực. Hàn Quốc trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam với tổng kim ngạch thương mại hai chiều năm 2017 đạt gần 61,56 tỷ USD. Hàn Quốc là NĐT nước ngoài lớn nhất của Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký lũy kế tới tháng 12/2017 là 57,66 tỷ USD, chiếm 18,1% vốn FDI vào Việt Nam. Trong năm 2017, FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam đạt 8,49 tỷ USD, đứng thứ hai trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

Trong lĩnh vực chứng khoán, các nhà đầu tư Hàn Quốc dành sự quan tâm đến TTCK Việt Nam, đã có những CTCK, công ty quản lý quỹ, công ty bảo hiểm lớn của Hàn Quốc hiện diện tại Việt Nam. Quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa cơ quan quản lý thị TTCK hai nước là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cơ quan Quản lý Dịch vụ Tài chính (FSS) đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp hai nước. FSS đã mở văn phòng đại diện tại Hà Nội làm đầu mối hỗ trợ các thông tin cần thiết cho doanh nghiệp Hàn Quốc có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam.

Tôi tin rằng, với kế hoạch cổ phần hóa 64 DNNN và thoái vốn tại 181 DN có vốn nhà nước, bao gồm nhiều tên tuổi lớn như Habeco, Petrolimex, Vinatex, VnSteel… sẽ là những cơ hội tốt cho dòng vốn ngoại, đặc biệt là NĐT Hàn Quốc tham gia đầu tư vào thị trường Việt Nam.

Tôi cũng kỳ vọng, với sự góp mặt của các NĐT Hàn Quốc, TTCK Việt Nam sẽ ngày càng trở nên sôi động hơn, các DN sẽ sớm được áp dụng nguyên tắc quản trị hiện đại và công bố thông tin công khai, minh bạch nâng cao chất lượng thị trường.

PV: Trong thời gian vừa qua, nhiều định chế tài chính lớn của Hàn Quốc đã bày tỏ sự quan tâm rất lớn đến TTCK Việt Nam, thông qua việc hiện diện tại các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ. Ông có bình luận gì về điều này?

- Ông Trần Văn Dũng:Hàn Quốc là nước có vốn đầu tư lớn nhất vào các CTCK Việt Nam với tỷ lệ sở hữu của tổ chức tài chính Hàn Quốc trên 90% vốn tại 5 CTCK, bao gồm: CTCK KIS Việt Nam (98,7%), CTCK Shinhan (100%), CTCK Woori CBV (96,56%), CTCK KB Việt Nam (99,4%) và CTCK Mirae Asset Wealth Management (100%). Một phần nguyên nhân là do TTCK Việt Nam có sự tăng trưởng nhanh, đặc biệt năm 2017 có sự tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm gần đây và lọt vào top những TTCK tăng trưởng mạnh nhất thế giới. Trong khi đó, Hàn Quốc có nguồn tiền tiết kiệm lớn, lãi suất tiền gửi ngân hàng thấp nên việc đầu tư vào Việt Nam mang lại cơ hội lớn cho NĐT Hàn Quốc.

Chúng tôi đánh giá cao sự có mặt của các tổ chức tài chính Hàn Quốc tại Việt Nam. Những hoạt động đầu tư trên đã góp phần làm cho TTCK Việt Nam sôi động trong năm qua.

Với nhiều kinh nghiệm trong quản lý, công nghệ và vốn, sự hiện diện của NĐT Hàn Quốc sẽ nâng cao chất lượng, tăng quy mô vốn hoạt động của các tổ chức kinh doanh chứng khoán Việt Nam, góp phần đáng kể vào quá trình tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán đang diễn ra mạnh mẽ.

PV: Dòng tiền đầu tư gián tiếp nước ngoài trên TTCK thời gian qua có bước tăng trưởng rất tích cực. Là người đứng đầu ngành Chứng khoán, bên cạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư tại nước ngoài, ông có thể chia sẻ một số giải pháp trong thời gian sắp tới để TTCK Việt Nam ngày càng hấp dẫn hơn trong con mắt của NĐT ngoại?

- Ông Trần Văn Dũng:Trong những năm qua, Chính phủ, Bộ Tài chính và các cơ quan hữu quan luôn quan tâm đến việc cải thiện cơ chế, chính sách để thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài và tạo điều kiện thuận lợi cho TTCK phát triển. Nhiều chính sách, giải pháp để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào TTCK Việt Nam đã và đang được thực hiện như: Nghị định số 60/2015/NĐ-CP cho phép NĐT nước ngoài sở hữu đến 100% cổ phần của những DN hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có điều kiện và một số ít DNNN xác định vốn nắm giữ cổ phần; Thông tư 123/2015/TT-BTC hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam với nhiều quy định giảm thiểu các thủ tục hành chính cho NĐT nước ngoài.

Mặc dù vậy, để phát triển nhanh hơn và bền vững hơn, Việt Nam vẫn rất kỳ vọng NĐT nước ngoài quan tâm nhiều hơn nữa đến TTCK Việt Nam trong thời gian tới. Vì vậy, bên cạnh các giải pháp thu hút khuyến khích các NĐT chiến lược nước ngoài, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất giải pháp để tháo gỡ những điểm còn tồn tại, vướng mắc như một số quy định tại Luật Đầu tư, thông qua việc xây dựng và ban hành Luật Chứng khoán sửa đổi; tháo gỡ các thủ tục về tài khoản đầu tư gián tiếp bằng ngoại tệ; nghiên cứu triển khai việc bán khống… Đồng thời, tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp nâng hạng TTCK Việt Nam từ cận biên (Frontier Market) lên mới nổi (Emerging Market) trên bảng xếp hạng của tổ chức MSCI…

PV: Xin cảm ơn ông

Theo kế hoạch, sẽ có khoảng 20 tập đoàn, tổng công ty Việt Nam trực tiếp tham dự và kết nối cơ hội hợp tác với các NĐT Hàn Quốc. Các DN dự kiến được mời là các tập đoàn, tổng công ty, công ty lớn đại diện cho các lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế, đã có phương án cổ phần hóa trong giai đoạn 2018 - 2020 và các DN dự kiến cổ phần hóa đến 2020, bao gồm các DN thuộc Bộ Tài chính, các DN ngành ngân hàng, tài chính, các DN thuộc các lĩnh vực khác như: Khoáng sản, bưu chính, viễn thông… Ngoài ra còn có đại diện của một số CTCK, công ty quản lý quỹ lớn của Việt Nam.

Đây sẽ là cơ hội cho DNNN Việt Nam quảng bá, giới thiệu DN mình đến NĐT Hàn Quốc. Qua đó, nâng cao cơ hội thành công cho các đợt đấu giá cổ phần hóa thoái vốn tới đây.

Bên cạnh đó, đây cũng là dịp để các DN Việt Nam có cơ hội tiếp xúc các DN của Hàn Quốc để học tập, trao đổi kinh nghiệm về quản trị công ty tốt.

Huy Sáu - Duy Thái

分享到: