【getafe đấu với betis】Hậu quả của trào lưu antivaccine, nhìn từ những ca bạch hầu

时间:2025-01-26 23:31:19 来源:88Point

Bệnh bạch hầu đang bùng phát tại 1 số tỉnh khu vực Tây Nguyên và TP Hồ Chí Minh

Chỉ trong hơn một tuần qua,ậuquảcủatràolưuantivaccinenhìntừnhữngcabạchhầgetafe đấu với betis có đến 16 ca bệnh bạch hầu đã được ghi nhận tại 1 số tỉnh khu vực Tây Nguyên và TP Hồ Chí Minh; 1 trường hợp trong số đó đã tử vong, sự việc đang dấy lên những lo ngại về sự bùng phát một loại dịch bệnh thường gây biến chứng nguy hiểm về tim, thận và hệ thần kinh, mang tên bạch hầu.

Điều đáng nói là dù đã có vaccine dự phòng, nhưng ngoài bạch hầu, mấy năm gần đây cũng từng xảy ra nhiều ca bệnh sởi, ho gà, quai bị, thuỷ đậu, viêm não ở cả vùng khó khăn và thành phố lớn. Phải chăng đây là hậu quả của trào lưu antivaccine từng xảy ra rầm rộ cách đây hơn 1 năm? Hậu quả sẽ ra sao nếu trào lưu tẩy chay vaccine chưa chấm dứt?

Dù là bệnh hiếm gặp và đã có vaccine dự phòng, nhưng từ năm 2019 đến nay, số trường hợp mắc bạch hầu ở nước ta có chiều hướng gia tăng. Năm ngoái, cả nước ghi nhận 50 ca bạch hầu ở 7 tỉnh, thành phố. 6 tháng đầu năm nay, dù chưa có số liệu thống kê nhưng chỉ trong hơn 1 tuần qua đã ghi nhận 16 ca bạch hầu tại Đắk Nông, Kon Tum và thành phố Hồ Chí Minh, hầu hết bệnh nhân đều là những trẻ từ 9 tuổi trở lên hoặc người lớn.

Tiến sĩ Đặng Thị Thanh Huyền, Phó trưởng Văn phòng Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia cho biết, tất cả những trường hợp bị bệnh đều không được tiêm vaccine hoặc tiêm chủng không đầy đủ.

“Theo một khảo sát tại Kon Tum năm 2016-2017 cho thấy gần 50% các trường hợp từ 6 đến 25 tuổi không có miễn dịch phòng bệnh. Đánh giá gần đây ở Hải Dương hơn 90% các bà mẹ trong độ tuổi sinh đẻ không còn kháng thể phòng bệnh bạch hầu nữa”, TS Huyền nói.

Trong khi Chương trình tiêm chủng mở rộng luôn cung ứng đầy đủ vaccine xuống tận các trạm y tế xã nhưng hiện nay các ổ dịch bạch hầu vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc. Bệnh không chỉ xuất hiện ở những “vùng lõm” về tiêm chủng (nơi cách xa trạm y tế và việc đi lại khó khăn) mà còn xảy ra ở cả ở thành phô lớn; đặt ra thách thức trong việc nâng cao tỷ lệ tiêm chủng.

Thực tế những năm qua cho thấy, nhiều dịch bệnh tưởng chừng sắp được thanh toán nhờ vaccine cũng đã xuất hiện trở lại. Năm 2014, dịch bệnh sởi bùng phát ở nước ta đã cướp đi sinh mạng của hơn 140 trẻ nhỏ. Tiếp đó là ho gà, quai bị, thuỷ đậu, viêm não Nhật Bản...

Theo Giáo sư Tiến sĩ khoa học Nguyễn Thu Vân, nguyên Giám đốc Công ty Vắc-xin và sinh phẩm số 1, Bộ Y tế, đây là hậu quả của trào lưu antivaccine trong thời gian dài.

“Trong thời gian trước xảy ra các trường hợp bị phản ứng phụ không mong muốn sau khi tiêm vaccine nên nhiều gia đình e ngại không đưa con đi tiêm chủng nữa, trong thời gian rất dài, hơn chục năm rồi. Những trẻ không được tiêm vaccine sẽ không có đáp ứng miễn dịch, khi tiếp xúc với mầm bệnh thì sẽ bị bệnh và lây lan cho những trẻ chưa được tiêm chủng khác”, TS Nguyễn Thu Vân phân tích.

Chỉ mới năm ngoái, sau khi xảy ra 1 số sự cố trong tiêm chủng, trên mạng xã hội đã xuất hiện những hội, nhóm antivaccine thường xuyên chia sẻ những thông tin sai lệch; từ đó kêu gọi tẩy chay vaccine. Trào lưu chống tiêm chủng vẫn tiềm ẩn đến tận bây giờ, có thể đẩy trẻ em vào những hiểm họa mới của các loại dịch bệnh cũ. Sau khi 2 con gái đều mắc bệnh sởi, trong đó 1 bé nguy kịch, chị Dương Thị Đang ở Phù Cừ, Hưng Yên nhận ra rằng, nếu không tiêm chủng thì nguy cơ trẻ tử vong còn cao hơn.

“Trước khi em sinh cháu, nghe trên mạng nói về việc tai biến khi tiêm vaccine, em rất sợ. Nhưng sau lần phải chăm 2 con bị bệnh sởi, một cháu nguy kịch vì viêm phổi thì em đã hiểu ra rằng nếu không tiêm chủng thì nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của con còn cao hơn…”, chị Đang nói.

Vaccine được ra đời cách đây hơn 100 năm; nhờ đó mà đến nay trên thế giới đã thanh toán được nhiều bệnh truyền nhiễm. Việt Nam đã thanh toán được bệnh bại liệt vào năm 2000, loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh vào năm 2005. Nếu so sánh tỷ lệ mắc các bệnh đã có vaccine dự phòng của năm 2010 so với năm 1984 sẽ thấy: bệnh bạch hầu giảm 585 lần, bệnh ho gà giảm 937 lần và bệnh sởi giảm 573 lần...

Tuy nhiên, khi dịch bệnh không còn nhiều như trước nữa thì người dân lại lầm tưởng vaccine không có tác dụng gì. Ông Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khẳng định, tiêm vaccine vẫn là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh.

“Thời gian qua, tại Đắk Nông và một số tỉnh ghi nhận những ca bệnh bạch hầu. Qua điều tra, đánh giá của Cục Y tế dự phòng thì đa phần bệnh nhân thường không được tiêm vaccine. Để phòng tránh bệnh bạch hầu thì tất cả ông bố bà mẹ nên đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch...”, ông Tấn cho hay.

Dẫu biết rằng vẫn có một tỷ lệ rất nhỏ trẻ bị dị ứng với thành phần nào đó của vaccine gây ra những tai biến không mong muốn, kể cả trong tiêm chủng dịch vụ, nhưng không thể phủ nhận được thành quả phòng bệnh của vaccine.

Tại Mỹ, bang California từng tự hào về việc tiêm vaccine là không bắt buộc vì đó là “quyền tự do” và “lựa chọn của phụ huynh”, nhưng sau khi bùng nổ dịch sởi, chính quyền bang này đã ký luật bắt buộc tiêm vắc xin cho trẻ em.

Còn tại Việt Nam, dịch bệnh sởi 2014 và mới đây nhất là những ca bệnh bạch hầu liên tiếp xảy ra, 1 lần nữa cảnh báo về hậu quả của trào lưu antivaccine.

TheoVOV.VN

推荐内容