Hải quan Bắc Ninh phối hợp hỗ trợ thu hút đầu tư qua địa bàn tỉnh Thái Nguyên | |
Hải quan Bắc Ninh: Góp phần quan trọng trong thu hút đầu tư trên địa bàn | |
Hải quan Bắc Ninh ký quy chế phối hợp quản lý hoạt động xuất nhập khẩu | |
Hải quan Bắc Ninh phát hiện nhiều vi phạm về thủ tục hải quan |
Lãnh đạo Cục Hải quan Bắc Ninh ký Biên bản ghi nhớ, kế hoạch hành động với các doanh nghiệp tham gia Chương trình thí điểm (ngày 21/11/2022). Ảnh: Quang Hùng |
Tiền đề để cải cách
Cục trưởng Cục Quản lý rủi ro (Tổng cục Hải quan) Nguyễn Nhất Kha: Doanh nghiệp tự tra cứu mức độ tuân thủ pháp luật hải quan Trong quá trình tham gia thủ tục hải quan, các DN đều quan tâm đến tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa, tức là tăng tỷ lệ tờ khai luồng Xanh (thông quan ngay), giảm tỷ lệ luồng Vàng (kiểm tra hồ sơ), luồng Đỏ (kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa). Một trong những yếu tố quyết định đến việc phân luồng là mức độ tuân thủ của DN (gồm 5 mức: doanh nghiệp ưu tiên; tuân thủ cao; tuân thủ trung bình; tuân thủ thấp; không tuân thủ). Mức độ tuân thủ được cơ quan Hải quan công bố công khai và DN có thể tra cứu để biết được mức độ tuân thủ, cũng như nguyên nhân tại sao cơ quan Hải quan đánh giá mức độ tuân thủ, qua đó so sánh lô hàng, tờ khai với các DN hoạt động lĩnh vực, quy mô cùng loại hình, cùng mặt hàng kinh doanh. |
Cục Hải quan Bắc Ninh đang quản lý 5.615 DN làm thủ tục hải quan tại các chi cục hải quan trực thuộc. Qua số liệu thống kê về phân loại mức độ tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan, có trên 58,4% DN có mức tuân thủ thấp (mức 4), 23,6% DN có mức tuân thủ trung bình (mức 3), còn lại là các DN mức 1, mức 2 (DN ưu tiên, tuân thủ cao).
Cục trưởng Cục Hải quan Bắc Ninh Trần Đức Hùng cho biết, để triển khai Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích DN tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan (theo Quyết định 1399/QĐ-TCHQ), trên cơ sở phê duyệt của Tổng cục Hải quan, Hải quan Bắc Ninh đã lựa chọn 12 DN tham gia và ký kết biên bản ghi nhớ, kế hoạch hành động. Trong quá trình triển khai, Hải quan Bắc Ninh sẽ tổng kết những kết quả cụ thể đạt được, đồng thời tổ chức đánh giá hiệu quả mang lại cho cơ quan Hải quan và cộng đồng DN, qua đó báo cáo, đề xuất Tổng cục Hải quan mở rộng số lượng DN tham gia trong thời gian tiếp theo. Đây là một trong những tiền đề giúp Cục tiếp tục chuẩn hóa các thủ tục hành chính và cam kết tạo thuận lợi thương mại, tiến tới triển khai Hải quan số, Hải quan thông minh.
“Việc tham gia chương trình trước hết đem lại lợi ích cho cộng đồng DN, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý của cơ quan Hải quan và các cơ quan quản lý nhà nước, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Do vậy, các DN vừa có lợi ích vừa có nghĩa vụ chấp hành đúng pháp luật bằng việc phối hợp chặt chẽ với cơ quan Hải quan để đánh giá lại thực trạng, chỉ rõ các yếu tố, nguyên nhân ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ, từ đó có kế hoạch cụ thể để từng bước cải thiện, nâng mức tuân thủ”, ông Trần Đức Hùng bày tỏ mong muốn.
DN ghi nhận
Đánh giá tình hình thực hiện, ông Nguyễn Nhất Kha, Cục trưởng Cục Quản lý rủi ro (Tổng cục Hải quan) cho biết, qua theo dõi, tại Hải quan Bắc Ninh, có 2 DN tham gia chương trình thí điểm đã cải thiện được mức độ tuân thủ pháp luật từ mức 3 lên mức 2, đây là kết quả đáng khích lệ đối với Tổng cục Hải quan nói chung và Cục Hải quan Bắc Ninh nói riêng. Với kết quả ban đầu này cho thấy chương trình đang đi đúng hướng”.
Trao đổi với phóng viên, Giám đốc Ban vật tư XNK, Công ty CP Tập đoàn Dabaco Việt Nam Nguyễn Thị Ngọc Anh cho biết, Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan đã đem lại những lợi ích cho DN như: được cơ quan Hải quan hỗ trợ hướng dẫn theo các cam kết tại Biên bản ghi nhớ đối với DN khi có yêu cầu. Đồng thời, được cơ quan Hải quan ghi nhận tư cách thành viên, quá trình tham gia Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích DN tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan trên hồ sơ DN và các hệ thống thông tin nghiệp vụ để đảm bảo việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ kịp thời, hiệu quả, đúng đối tượng.
“Cơ quan Hải quan đã phân công bố trí công chức, chuyên gia về nghiệp vụ hải quan các cấp để trực tiếp hỗ trợ, tư vấn liên lạc giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK, quá cảnh. Mặt khác, cơ quan Hải quan cảnh báo các yếu tố làm giảm mức độ tuân thủ của DN, cũng như cung cấp thông tin cảnh báo, xu hướng rủi ro, xâm phạm sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực XNK”, bà Nguyễn Thị Ngọc Anh chia sẻ thêm.
“Nhờ được tạo điều kiện thuận lợi từ khi cơ quan Hải quan áp dụng biện pháp kiểm tra khi DN đề nghị hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, các DN giảm chí phí đối với việc thực hiện thủ tục XNK hàng hóa. Mặt khác, cơ quan Hải quan phối hợp với các cơ quan liên quan hỗ trợ, tư vấn cho DN các biện pháp khắc phục, giảm thiểu hậu quả các lỗi, vi phạm do DN gây ra trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, đảm bảo trong khuôn khổ quy định của pháp luật”, bà Nguyễn Thị Ngọc Anh ghi nhận.
Không chỉ đối với Công ty CP Tập đoàn Dabaco Việt Nam mà 12 DN được Hải quan Bắc Ninh lựa chọn tham gia chương trình đều ghi nhận và mong muốn tiếp tục chủ động hơn trong việc hợp tác với cơ quan Hải quan, qua đó phòng, tránh các lỗi vi phạm pháp luật hải quan, phòng tránh rủi ro, đảm bảo duy trì hoặc cải thiện mức độ tuân thủ pháp luật.