发布时间:2025-01-10 15:48:32 来源:88Point 作者:La liga
Kỳ 1: Nữ tình báo lấy vợ mới cho chồng,ịtướngnợngườivợđầumộtcuộcđờivàmộtmạngsốbồ đào nha hôm nay hàng chục năm hoạt động bí mật
Ông tướng tình báo có 2 bà vợ thương chồng đến kỳ lạ
Ngược lại với chuyện bà Đinh Thị Vân tìm vợ mới cho chồng để đi vào Nam hoạt động bí mật, vị cán bộ tình báo Đặng Trần Đức (ông Ba Quốc) vì nhiệm vụ cách mạng mà phải đóng kịch "bỏ rơi" người vợ hiền và 2 đứa con yêu thương ngoài Bắc. Đã vậy ông còn phải mang danh "phản bội Tổ quốc" di cư vào Nam theo địch cùng người vợ kế. Việc đó đã để lại cho gia đình ông bà bao nỗi đau đớn về tinh thần nhưng bà tuyệt đối không được nói với ai.
Vậy ông Đặng Trần Đức (1922-2004) là ai?
"Ông là một trong những nhà tình báo siêu hạng của đất nước ta. Ông là một vị tướng có công lao đặc biệt xuất sắc. Cuộc đời ông là một chuỗi dài những chuyện hào hùng, gay cấn trong suốt ba cuộc chiến tranh vì độc lập tự do của đất nước: chống Pháp, chống Mỹ, bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc". (Trích lời dẫn trong cuốn sách "Ông tướng tình báo bí ẩn và những điệp vụ siêu hạng" của 2 tác giả Hoàng Hải Vân - Tấn Tú, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, tháng 3/2023).
Ông có hơn 21 năm hoạt động đơn tuyến tại Sở Nghiên cứu chính trị xã hội (cơ quan Mật vụ của chế độ Ngô Đình Diệm rồi sau này là Phủ Đặc uỷ Trung ương Tình báo Sài Gòn của chế độ Việt Nam Cộng hoà) và chưa kể 3 năm hoạt động bí mật trong lòng địch trước khi vào Nam. Ông đã thực hiện nhiều điệp vụ siêu hạng phục vụ đắc lực cho kháng chiến, góp phần giảm thiểu xương máu trong chiến tranh. Ông đã cứu Hoàng thân Campuchia Norodom Sihanouk thoát chết trong một vụ ám sát, cứu ông Nguyễn Văn Linh (sau này là Tổng bí thư) khi ông Linh đang là Bí thư Đặc khu ủy Sài Gòn - Gia Định...
Ông cũng góp phần xoá sạch 7 ổ gián điệp Mỹ cài cắm ở miền Bắc trong bộ hồ sơ mang tên Stay behind in North Viet Nam. Sau đó, vào một lần khác, khi ông Ba Quốc có chức phận là người làm nhiệm vụ mà Cục trưởng giao riêng, ông cũng giúp chúng ta "hốt" trọn 35 ổ gián điệp nữa...
Ông Ba Quốc còn là vị chỉ huy tình báo trong chiến tranh bảo vệ biên giới sau năm 1975. Ông cũng là người phát hiện sớm nhất âm mưu, thủ đoạn thâm hiểm của bè lũ Pol Pot và quan thầy, giúp Tổng hành dinh chúng ta sớm định ra chiến lược và triển khai kịp thời các chiến dịch bảo vệ biên giới; giải phóng Campuchia thoát nạn diệt chủng, giúp nhân dân Campuchia xây dựng chính quyền, ổn định cuộc sống.
Ông vinh dự được Chủ tịch nước phong danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân (AHLLVTND) năm 1978 và phong hàm Thiếu tướng năm 1990. Ông cũng từng được đưa lên làm Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo, Bộ Quốc phòng nhưng từ chối vì lý do tuổi tác. Tuy vậy ông vẫn vui vẻ giữ cương vị Cục trưởng và giới thiệu thuộc cấp tin cậy của mình là ông Nguyễn Chí Vịnh lên làm Tổng cục trưởng. Đồng thời ông nhận lời làm cố vấn cho Tướng Vịnh trước khi nghỉ chế độ.
Để có được những chiến công lớn đến mức phi thường như vậy, Tướng Đặng Trần Đức phải hy sinh hạnh phúc cá nhân để tạo nên một vỏ bọc mới vô cùng kỹ càng, không được phép chủ quan. Trong quá trình ông công tác đơn tuyến giữa lòng địch, nguồn gốc của vị điệp viên quan trọng ấy sẽ đều rất khó có căn cứ để địch truy bức ông.
Ông Ba Quốc có 6 người con, 2 con mang họ Đặng, 4 con mang họ Nguyễn. Sau đó, 3 người con họ Nguyễn đổi sang họ Trần, còn 1 người vẫn mang họ Nguyễn.
Đó là một câu chuyện dài của gia đình ông.
Thời chống Pháp, khi còn hoạt động ở Hà Nội, ông có người vợ tên Phạm Thị Thanh. Bà cũng là một chiến sĩ an ninh của Việt Minh, từng tham gia phá án vụ Ôn Như Hầuở phố Hàng Bún với ông ngay sau Cách mạng tháng Tám. Ông bà có với nhau 2 người con.
Khi vào Nam, ông có một người vợ khác là bà Ngô Thị Xuân. Bà là con gái người bạn thân của ông Đàm Y, từng là Quận trưởng quận 1, Hà Nội của chế độ Pháp thuộc. Nhưng ông Đàm Y có cảm tình với ông Nguyễn Văn Tá (bí danh ông Đặng Trần Đức). Khi khó khăn, ông Đàm Y từng đứng ra bảo lãnh, xin việc cho ông Tá lên làm Trưởng đồn cảnh sát bên Từ Sơn, Bắc Ninh dù biết ông Tá có thể là Việt Minh.
Ông Đàm Y biết là bởi ông Tá chơi với con rể mình, người đó cũng vốn là Việt Minh.
Để tạo vỏ bọc thật an toàn trước khi vào Nam, lại được ông Đàm Y mai mối (xem như một cách bảo lãnh khéo), ông đã bí mật gặp vợ mình là bà Thanh kể lại toàn bộ câu chuyện rằng tổ chức đang rất cần mình có một vỏ bọc mới: phải có vợ đi cùng. Người đó cần mang gia thế gia đình công chức của chế độ bảo hộ thuộc Pháp và thân thiết với Quận trưởng Đàm Y.
Đương nhiên, câu chuyện về mối quan hệ của ông Tá và bà Xuân cũng có chút tế nhị. Lúc ông Tá và bà Xuân chưa lấy nhau, ông Đàm Y đã có nhã ý tác thành đôi cho họ khi biết vợ con của ông Tá lâu nay bị "mất tích". Và sau đó, bà Xuân đã theo ông Đàm Y di cư vào Nam trước ông Tá ít ngày. Nhờ có "vỏ bọc cháu gái ông Quận trưởng Đàm Y" nên mọi việc càng thêm chắc chắn, an toàn hơn.
Khi đó, bà Phạm Thị Thanh ở Hà Nội, đang làm việc yên ổn ở công trình xây dựng nhà máy in Tiến Bộ. Nhưng vì vướng lý lịch có chồng phản bội mà bà phải lên nông trường Vân Lĩnh, Phú Thọ làm công nhân. Cuộc sống rất cơ cực, nhà không có để sống. Một tháng có khi bà phải chuyển chỗ ở 3-4 lần. Vì nhà có 3 mẹ con nên rất khó khăn, có khi cả tuần liền phải ăn khoai, sắn thay cơm.
Vật chất cơ cực còn có thể khắc phục nhưng bị người ta nói ra nói vào có chồng phản bội khiến tinh thần bà cơ cực, cay đắng. Con gái bà là chị Đặng Thị Chính Giang từng được tổ chức đưa lên Trường Học sinh miền Nam ở Hải Phòng để ăn học. Thế rồi khi vừa lên đến nơi, con bà lại phải quay về vì thủ trưởng cơ quan chồng bà phân vân, e rằng có thể vì sự chủ quan này mà ông Ba Quốc sẽ bị lộ. Nếu vậy, tình hình sẽ nguy hiểm đến sinh mạng ông.
Con gái ông Ba Quốc yêu một anh bộ đội. Anh Trần Sơn, chồng chị Chính Giang sau này đã bị tổ chức cảnh báo, nếu lấy nhau sẽ ảnh hưởng đến sự phấn đấu của anh. Nhưng anh chấp nhận, chịu mất mát. Và họ đã thành đôi trong tình thế như vậy. Đó cũng là điều rất đặc biệt và trân quý.
Chính anh Sơn cũng đã tâm sự khi anh biết sự thật về cha mẹ vợ: "Bà là người phụ nữ tuyệt vời lắm! Kiếm được một người phụ nữ như thế là hơi khó!".
Còn em trai chị Chính Giang lại cơ cực hơn thế, muốn học cấp 3 cũng không được, muốn vào bộ đội cũng bị từ chối vì lý lịch xấu. Tổ chức không phải không biết.
Đất nước thống nhất, những tưởng sẽ là lúc ông Ba Quốc phải dàn xếp chuyện gia đình tế nhị ấy thì nhiệm vụ mới lại ập đến.
Đến lúc bà Phạm Thị Thanh bị bệnh và sắp đi xa, bà đã viết thư cho bà Xuân, gửi gắm bà Xuân tiếp tục chăm sóc ông Ba Quốc giúp bà.
Các con của 2 bà luôn coi nhau như ruột thịt. Họ giúp đỡ nhau hơn cả bình thường bởi họ hiểu, khi đã là vợ, là con của một lãnh đạo ngành tình báo, sự hy sinh là vô cùng to lớn.
Xin nói thêm, bà Ngô Thị Xuân và các con trong thời gian sống tại Sài Gòn khi còn chiến tranh, ngoài nỗi thiếu thốn về vật chất còn thêm phần lo lắng đứng ngồi không yên mỗi lần ông Ba Quốc đi làm về muộn. Bởi lương của ông ở Phủ Đặc uỷ Tình báo còn phải trích ra hàng tháng chi cho công việc hoạt động mà không được tổ chức chi viện. Bà Xuân và các con cũng từng bị tra tấn tàn bạo, bị truy bức suốt 4 tháng ròng khi đường dây bí mật của ông Ba Quốc bị lộ. Ông phải trốn ra R. hồi cuối năm 1974.
Trước đó, việc ông nhờ các con giúp một tay trong việc sao chép tài liệu sao cho thật nhanh hoá ra lại giúp ông có thêm 2 tình báo viên nhí chính là con mình, cũng là cộng sự đắc lực đến không ngờ. Vì thế, các con ông biết khi bị bắt thì nên khai thế nào để vẫn an toàn nhất.
Và họ đều khai đúng như lời ông dặn rất nhiều lần trước đó, nên địch cũng không làm gì được vợ con ông. Chúng đành phải thả họ ra trước ngày thống nhất đất nước khoảng nửa năm.
"Người phụ nữ Việt Nam vĩ đại"
Theo lời kể của cố Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo, ông rất muốn nói thêm về một người phụ nữ, người mà ông rất day dứt khi chưa đủ thời gian để biết nhiều.
"Tôi cũng có thể viết một cuốn sách về 2 người phụ nữ trong cuộc đời chú Ba Quốc. Hai người phụ nữ ấy là 2 người vợ của chú, 1 ở ngoài Bắc và 1 ở trong Nam. Tôi nói đây thực sự là những người phụ nữ rất Việt Nam mà chỉ Việt Nam mình mới có. Họ thực sự xứng đáng với 2 từ: VĨ ĐẠI", Tướng Vịnh nhận xét.
Tướng Vịnh từng nói với cô Phạm Thị Thanh: "Cô từng làm cán bộ cách mạng và đã đóng góp cho cách mạng từ năm 1945. Lấy chồng, sinh 2 đứa con, con chú cô đều còn rất nhỏ mà cô đã phải ký đơn 'đồng ý cho chồng đi lấy vợ và với điều kiện khi nào đất nước thống nhất thì trả chồng cho tôi'.
Khi đất nước thống nhất, chú cũng không về được ngay. Bởi chú lại phải tiếp tục sang chiến trường Campuchia. Mỗi lần gặp tôi, cô Thanh đều nói: 'Ông ấy nếu về với tôi, tôi không cần ông là tướng, là anh hùng gì cả. Bây giờ là cả một đời rồi'", Tướng Vịnh kể lại lời bà Thanh tâm sự.
"Năm 1975, cô Thanh gặp chú Ba Quốc khi cô vừa đến cái tuổi là độ chín của người phụ nữ. Nhưng cô lại bị tai nạn liệt người. Cô gần như không được sống một cuộc sống vợ chồng với chú. 24 năm chú hoạt động trong lòng địch (cả trước 1954 và sau 1954) là 24 năm cô phải chịu đựng gian khổ, phải trá hình thành một gia đình có người thân đi theo địch, phải lên nông trường chè trên Phú Thọ rất xa xôi. Con cái cô không được học hành tử tế, rất khổ mà không biết kêu ai", Tướng Vịnh hồi tưởng.
Có lần Tướng Vịnh hỏi cô Thanh: "Cô biết chú đi làm cách mạng, công lao đóng góp rất lớn, trong hoàn cảnh gian khổ như thế thì cô có oán hận gì tổ chức không, có oán chú không? Người ta đóng góp thì được đãi ngộ nhưng gia đình mình không được cái gì, thậm chí là khổ hơn cả bình thường?" thì cô trả lời thế này:
"Đầu tiên, tôi cũng có oán, giận lắm chứ! Sau nghĩ lại, tôi thấy cũng may mà được như thế. Với tôi khổ thế chứ khổ nữa tôi vẫn chịu được, miễn là ông ấy an toàn để hoàn thành nhiệm vụ và trở về với gia đình".
Tướng Vịnh đã nghĩ đi nghĩ lại câu nói ấy của cô. Và ông nghĩ, có lẽ đó là một câu nói rất hiếm hoi. Chỉ một câu nói ấy thôi nhưng cô ấy phải chịu những 24 năm và cô chấp nhận điều đó.
Cô Ngô Thị Xuân cũng biết chú đã có vợ ở ngoài Bắc và tôi nói lại là cô Xuân không phải gia đình cách mạng. Cô ấy xuất thân trong gia đình trí thức, cha là công chức của Chính phủ bảo hộ. Thế nên tổ chức rất cần đến cô Xuân. Nhưng với 24 năm trong lòng địch, sống trong hoàn cảnh có chồng làm việc cho chính quyền Sài Gòn để phụng sự cách mạng thì cô Xuân liệu sẽ căng thẳng như thế nào?
Gặp cô Xuân, tôi hỏi cô: "Thời gian chú sống trong Nam, cô có biết chú là tình báo cộng sản không?", cô nói với tôi:
"Đầu tiên khi mới vô Nam, tôi không biết. Nhưng dần dần tôi biết vì 'chồng tôi thì tôi phải biết chứ'! Chồng tôi đi làm ở đâu tôi phải biết. Tối về ông ấy chui xuống gầm cầu thang chụp ảnh tài liệu, lại bắt cả thằng Vũ chụp ảnh. Em gái nó thì dùng ngón tay giữ mép giấy cho anh chụp. Tôi biết cả chứ. Thế nhưng tôi cũng đâu dám nói và ông Ba Quốc cũng không nói gì với tôi cả. Tôi chỉ biết ông ấy làm cách mạng thôi. Nhưng trong nhà tôi lúc nào cũng có 1 bao gạo dự phòng, có cả cái phong bì tiền nhỏ phía trong. Vì tôi biết nếu nhỡ chồng tôi bị bắt thì chắc chắn tôi cũng bị. Và lúc đó các con tôi có gạo, có tiền để ăn trong thời gian đầu".
Thế là 24 năm cô ấy sống trong tình trạng nơm nớp lo sợ vì lúc nào chồng cũng có thể bị bắt. Vậy mà cô ấy vẫn sống được, vẫn im lặng và để chú làm cách mạng. Tôi nghĩ sự hy sinh ấy của người phụ nữ là không thể đo đếm được. Nó là đặc thù của ngành tình báo như chúng tôi.
Có lần tôi cũng nói với chú rất thật lòng: "Chú là người đàn ông được cả hai cô rất yêu quý, chung thủy. Họ đều có thể hy sinh vì chú. Nhưng nếu chú đi làm việc khác thì sẽ không ai hy sinh cho chú như vậy đâu!".
Phải chăng vì thế mà Tướng Ba Quốc nói ông nợ bà nhà ông một cuộc đời và một mạng sống?
Để bảo vệ an toàn lực lượng điệp viên thì cần tuyệt đối bí mật. Ngành tình báo quốc phòng càng không có ngoại lệ. Sự hy sinh phi thường của những gia đình có người thân làm tình báo cách mạng do phải làm nhiệm vụ trong lòng địch là như thế! Câu chuyện của nữ AHLLVTND, Đại tá tình báo Đinh Thị Vân và 2 bà vợ của Thiếu tướng tình báo, AHLLVTND Đặng Trần Đức đều cho ta thấy sức chịu đựng phi thường, đáng ngưỡng mộ của người phụ nữ Việt Nam. Họ sẵn sàng hy sinh hạnh phúc cá nhân để chính họ hoặc người thân của họ dấn thân vì sự nghiệp giành độc lập, tự do cho dân tộc một cách toàn tâm, toàn ý nhất.
Vì thế, họ thực sự là những phụ nữ vĩ đại trong thời đại ngày nay!
相关文章
随便看看