Chuyên gia,êngianhàthuốcnóigìvềLuậtDượcsửađổiđãthôkqbd yokohama nhà thuốc nói gì về Luật Dược sửa đổi đã thông qua?(Dân trí) - Theo chuyên gia và doanh nghiệp kinh doanh thuốc, Luật Dược sửa đổi giúp đem lại nhiều quyền lợi thiết thực hơn cho nhân dân cũng như các doanh nghiệp.Mới đây, Luật Dược sửa đổi, bổ sungđã chính thức được Quốc hội biểu quyết thông qua, với 7 nhóm điểm mới, nhiều nội dung được dư luận quan tâm. Đáng chú ý là nội dung liên quan đến việc mua bán thuốc online. Theo đó, quy định của Luật Dược sửa đổi cho phép bán thuốc không kê đơn qua mạng. Với thuốc kê đơn, chỉ cho bán qua mạng trong trường hợp cách ly y tế, khi có bệnh truyền nhiễm nhóm A. Đồng thời, cấm bán online thuốc trong danh mục kiểm soát đặc biệt và thuốc hạn chế bán lẻ. Bên cạnh đó, còn có quy định cho thấy sự siết chặt quản lý giá thuốc. Cụ thể, Bộ Y tế có quyền kiến nghị với doanh nghiệpvề mức giá thuốc lưu hành trên thị trường, khi phát hiện cao hơn mức cao nhất của loại tương tự đã công bố, hoặc giá bán tại nước xuất xứ. Ngoài ra, mức chênh lệch của giá bán buôn thuốc dự kiến so với giá trúng thầu cao hơn mức chênh lệch tối đa do Chính phủ quy định cũng thuộc diện được Bộ Y tế can thiệp. Việc kiểm soát giá thuốc không kê đơn được thực hiện theo phương pháp niêm yết giá với mọi loại thuốc; kê khai giá, bình ổn giá với các thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu. Luật mới giúp đảm bảo quyền lợi cho nhân dân Trao đổi với phóng viên Dân trívề việc thông qua Luật Dược sửa đổi, Phó giáo sư Đỗ Văn Dũng, nguyên Phó hiệu trưởng, nguyên Trưởng khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TPHCM cho biết, quy định Bộ Y tế được chủ động kiến nghị với doanh nghiệp về mức giá thuốc lưu hành trên thị trường khi phát hiện cao hơn mức cao nhất đã công bố là hợp lý, giúp đảm bảo quyền lợi cho người bệnh. Quy định trên cũng không ảnh hưởng đến việc vận hành kinh doanh theo quy luật thị trường ở trong nước, vì cơ quan quản lý chỉ có quyền "kiến nghị" chứ không được áp giá. Tuy nhiên, ông Dũng băn khoăn về việc chỉ giới hạn bán thuốc kê đơn qua mạng trong trường hợp cách ly y tế khi có bệnh truyền nhiễm nhóm A. Bởi việc mua thuốc để chữa bệnh - dù kê đơn hay không kê đơn - là nhu cầu thiết yếu của người dân, đặc biệt với người dân ở vùng nông thôn, vùng đi lại khó khăn. Thực tế, có những thuốc kê đơn không được dùng thường xuyên, nên không có ở trạm y tế hay ở các hiệu thuốc nhỏ để mua trực tiếp. Về quy định "mức chênh lệch của giá bán buôn thuốc dự kiến so với giá trúng thầu cao hơn mức chênh lệch tối đa do Chính phủ quy định cũng thuộc diện được Bộ Y tế can thiệp", Phó giáo sư Đỗ Văn Dũng cho rằng cần chỉ ra rõ các can thiệp cụ thể từ cơ quan quản lý là can thiệp gì (như không cho phép buôn thuốc, xử lý đơn vị mua thuốc, có buộc phải hạ giá bán hay không…). Cũng theo chuyên gia y tế công cộng, trong nền kinh tế thị trường, những biện pháp can thiệp không rõ ràng sẽ gây ra hiện tượng "xin - cho" khi điều hành sản xuất kinh doanh. Chuyên gia dẫn chứng, sẽ có những trường hợp thuốc quan trọng, thiết yếu, cần nhập khẩn cấp để phục vụ cho sức khỏengười dân, khiến giá bán phải cao hơn bình thường. Việc can thiệp quá sâu vào giá sẽ khiến cho doanh nghiệp không muốn nhập các thuốc diện trên, vì ngại vướng quy định. Doanh nghiệp vui mừng vì hoạt động bán thuốc online có hành lang pháp lý Chia sẻ với phóng viên, đại diện Công ty TNHH Dược phẩm Y Đông (TPHCM) nhận định, quy định của Luật Dược sửa đổi xoay quanh việc bán thuốc online cơ bản hợp lý trong thời điểm này. Bên cạnh đó, phía công ty cho rằng, mỗi nhà máy, mỗi loại thuốc có công nghệ sản xuất riêng, nên mong cơ quan quản lý có thể linh hoạt hơn trong vấn đề quản lý giá thuốc. Điều này cũng có tác động đến việc kích thích phát triển ngành công nghiệp Dược. Bà Nguyễn Đỗ Quyên, Phó Tổng Giám đốc FPT Retail, đại diện chuỗi nhà thuốc FPT Long Châu chia sẻ,việc sửa đổi Luật Dược lần này tạo hành lang pháp lý minh bạch, rõ ràng hơn để doanh nghiệp yên tâm và vững tin hoạt động. Long Châu đánh giá đây là lần sửa đổi rất tích cực, kịp thời của các cơ quan quản lý để tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động thông suốt, hiệu quả hơn. Từ đó giúp cho các doanh nghiệp chuyên tâm nâng cao chất lượng phục vụ, chung tay vào công cuộc chăm sóc sức khỏe cho người dân. "Lần đầu tiên, hoạt động của mô hình chuỗi nhà thuốc được chính thức luật hóa một cách chi tiết. Việc này đối với chúng tôi có ý nghĩa vô cùng to lớn, khẳng định sự công nhận của Quốc hội và các cơ quan quản lý đối với vai trò của chuỗi nhà thuốc, trong hoạt động cung ứng thuốc đến người tiêu dùng", bà Đỗ Quyên nói. Về thương mại điện tử (TMĐT) ngành dược, phía FPT Long Châu chia sẻ sự vui mừng, vì hoạt động bán thuốc online đã có hành lang pháp lý. Điều này phù hợp với xu thế thị trường, và được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều tác động tích cực đến ngành dược nước nhà. Luật hóa hoạt động mua bán thuốc online giúp ích trong công tác cung ứng và quản lý mua bán, sử dụng thuốc sẽ minh bạch, hiệu quả, tiến tới định danh trên từng giao dịch, đóng góp tích cực vào việc nâng cao hiệu quả điều trị người bệnh, giảm tải cho hệ thống bệnh viện, đúng xu thế phát triển của khu vực và thế giới về chuyển đổi số. Bà Quyên cũng đồng ý với quan điểm của các chuyên gia, rằng TMĐT là xu thế tất yếu, nhưng thuốc là sản phẩm đặc biệt. Do đó, việc có một hạ tầng quản lý vừa chặt chẽ, vừa đảm bảo tính kịp thời và thuận tiện cho người dân tiếp cận với thuốc vô cùng cần thiết. Đại diện hệ thống nhà thuốc trên kỳ vọng, ở giai đoạn tiếp theo, khi xây dựng nghị định và thông tư hướng dẫn, Chính phủ và Bộ Y tế sẽ tiếp nhận các ý kiến đa chiều, đồng thời tham khảo mô hình quản lý việc bán thuốc online của các nước có đặc điểm tương đồng với Việt Nam, để ban hành các hướng dẫn chi tiết và phù hợp với nền kinh tế số. |