Đây sẽ là lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ Việt Nam giảm việc trồng lúa để chuyển sang các giống cây trồng khác nhằm nâng cao thu nhập của nông dân. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với Bloomberg,ệtNamgiảmsảnxuấtgạkết quả bóng đá giải mexico Phó cục trưởng Cục trồng trot Bộ NN&PTNT Phạm Đồng Quảng cho biết ngô sẽ là một trong những lựa chọn thay thế do nhu cầu cao và năng suất tốt.
Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới và việc giảm sản lượng sẽ khiến các đối thủ xuất khẩu lớn khác là Ấn Độ và Thái Lan được hưởng lợi. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), ba nước này năm ngoái chiếm 2/3 tổng lượng gạo xuất khẩu toàn cầu.
“Nếu sản xuất lúa gạo của Việt Nam đi xuống thì các nước xuất khẩu sẽ có xu hướng được hưởng lợi trong khi các nước nhập khẩu sẽ phải chịu trận”, David Dawe, chuyên gia kinh tế cấp cao của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) cho biết.
Kế hoạch “có vẻ tương đối tốt về mặt khuyến khích sự linh hoạt của người nông dân”, Dawe cho biết.
Giá gạo 5% tấm của Việt Nam đã giảm 3,4% trong năm nay xuống còn 400 USD một tấn trong tháng 8. Giá gạo thô tương lai giao dịch tại Chicago hôm nay tăng 2,1% lên mức 15,495 USD/100 pound.
Sản lượng lúa gạo toàn cầu đã tăng lên mức kỷ lục trong nửa đầu năm nay, mặc dù nhu cầu nhập khẩu của các nước đang chững lại. Dự kiến niên vụ 2013-2014 sản lượng sẽ tăng 1,9% lên mức 477,9 triệu tấn trong khi xuất khẩu toàn cầu ở mức 39 triệu tấn.
Tăng sản lượng
Theo số liệu của USDA, sản lượng gạo của Việt Nam liên tục tăng ở mức 34% từ năm 2001 lên 27,4 triệu tấn. Xuất khẩu tăng từ mức dưới 100.000 tấn năm 1988 lên mức 7,4 triệu tấn niên vụ 2012-2013 nhờ chính sách cải cách và hội nhập quốc tế.
Năm ngoái Ấn Độ xuất khẩu 9,7 triệu tấn, đứng đầu các nước xuất khẩu gạo. Thái Lan xếp thứ 3 với 7 triệu tấn.
“Sản lượng lúa có thể giảm trong vài năm tới do nông dân sẽ chuyển đổi cây trồng,” Cục trưởng Quang cho biết, nhưng không đưa ra dự báo cụ thể.
Cả nước hiện có khoảng 4 triệu héc ta trồng lúa. Ông Quang cho biết, việc đô thị hoá sẽ làm giảm diện tích trồng trọt xuống còn 3,8 triệu héc ta vào năm 2020-2030.
Chính phủ Việt Nam đã cố gắng giải quyết nâng cao thu nhập cho nông dân trong vài năm gần đây, nhưng vấn đề này ngày càng trở nên cấp bách hơn trong bối cảnh kinh tế khó khăn và thị trường xuất khẩu gạo ngày càng cạnh tranh.
Việt Nam dự kiến tăng trưởng kinh tế năm nay ở mức 5,4%, năm thứ 3 liên tiếp nước này tăng trưởng dưới 6%. Theo số liệu của Cục Thống kê Việt Nam, nông nghiệp chiếm 17% GDP năm ngoái./.
Mai Hương (Theo Bloomberg)