【yokohama – nagoya】Xuất khẩu tăng trưởng, tạo đà tăng tốc trong giai đoạn mới
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 14:28:11 评论数:
Năm 2024,ấtkhẩutăngtrưởngtạođàtăngtốctronggiaiđoạnmớyokohama – nagoya ước xuất siêu của Bình Dương chạm mức kỷ lục 10 tỷ USD; nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực như các sản phẩm từ gỗ, hàng dệt may, giày dép, sắt thép, sản phẩm điện tử tăng trưởng ổn định. Đây cũng là tiền đề để kỳ vọng xuất khẩu của tỉnh tiếp tục thành công hơn nữa trong thời gian tới.
Thặng dư thương mại đạt 10 tỷ USD
Theo Sở Công thương, năm 2024 hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) của Bình Dương có nhiều thuận lợi, hầu hết các mặt hàng XNK chủ lực đều duy trì tốc độ tăng trưởng khá so với năm 2023. Ước kim ngạch xuất khẩu năm 2024 của tỉnh đạt 34,5 tỷ USD, tăng 12,7% (kế hoạch tăng 9-10%); kim ngạch nhập khẩu đạt 24,5 tỷ USD, tăng 12,7% (kế hoạch tăng 9-10%) so với năm 2023, vượt kế hoạch đề ra. Thặng dư thương mại của tỉnh ước đạt 10 tỷ USD.
Trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh, xuất khẩu của ngành gỗ phục hồi tích cực nhất, với kim ngạch xuất khẩu năm 2024 ước đạt 6,5 tỷ USD, tăng 17,6% so với năm 2023, chiếm tỷ trọng 19% kim ngạch xuất khẩu cả tỉnh; thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ, chiếm 83,8% tổng giá trị xuất khẩu ngành gỗ của tỉnh, tăng 25% so với năm 2023. Thời điểm này, nhiều doanh nghiệp (DN) ngành gỗ đã có đơn hàng xuất khẩu đến hết quý I-2025. Hiện các DN đang tích cực đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại để gia tăng đơn hàng ở cả thị trường truyền thống và các thị trường mới. Ông Nguyễn Thanh Lam, Giám đốc Công ty TNHH Lâm Việt, cho biết thị trường gỗ đang phục hồi trở lại, từ đầu năm đến nay xuất khẩu gỗ ghi nhận nhiều tín hiệu lạc quan. Công ty đang mở rộng thêm các phân xưởng, tuyển thêm lao động để đáp ứng đơn hàng xuất khẩu ngay từ quý I-2025.
Các DN kỳ vọng năm 2025 sẽ tiếp tục gặt hái nhiều thành công trên lĩnh vực xuất khẩu. Trong ảnh: Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH IGB Automotive Việt Nam (Khu công nghiệp Sóng Thần III)
Theo ông Nguyễn Liêm, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương (BIFA), thị trường xuất khẩu gỗ đã khởi sắc hơn ngay từ đầu năm 2024. Theo thông lệ, quý IV là quý xuất khẩu mạnh nhất, có DN đã có đơn hàng đến quý I-2025. Tuy nhiên, xuất khẩu còn phụ thuộc nhiều vào khu vực DN vốn đầu tư nước ngoài. Cùng với đó, yêu cầu từ khách hàng ngày càng khắt khe hơn về các tiêu chuẩn, mẫu mã phải liên tục thay đổi, giá cả phải cạnh tranh hơn. Để tăng cơ hội xuất khẩu, các DN nội địa cần tận dụng hơn nữa các kênh thương mại điện tử xuyên biên giới, hội chợ, triển lãm… để giúp sản phẩm gỗ tiếp cận nhiều khách hàng hơn, từ đó gia tăng doanh thu.
Sở Công thương cho biết Bình Dương hiện có khoảng 4.000 DN có hoạt động XNK thường xuyên, đứng thứ 3 cả nước. Năm 2024, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh đều tăng trưởng so với năm 2023. DN tận dụng tốt các cơ hội để xuất khẩu sang thị trường các nước đã ký kết, thực thi Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam. Đặc biệt, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực đã tạo nhiều cơ hội đối với các DN xuất khẩu. Hiện các DN đang tập trung nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm xuất khẩu để đáp ứng yêu cầu của khách hàng các nước.
Thông đường cho xuất khẩu
Để hỗ trợ DN tiếp tục phục hồi và tăng trưởng ổn định, hiện các ngành chức năng của tỉnh tiếp tục tập trung hỗ trợ các hiệp hội, DN khai thác có hiệu quả các FTA Việt Nam đã ký kết, thực thi. Từ đó, mở rộng, đa dạng hóa thị trường, mở rộng chuỗi cung ứng và mặt hàng xuất khẩu.
Ông Phạm Văn Xô, Chủ tịch Hiệp hội Xuất nhập khẩu Bình Dương, nhận định năm 2024 xuất khẩu của các ngành hàng chủ lực đều tăng trưởng tích cực. Thích ứng là điều DN đã triển khai và đem lại kết quả kinh doanh những tháng cuối năm 2024 cao hơn cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, xuất khẩu của các DN vẫn còn không ít khó khăn, như chi phí vận chuyển tăng, thiếu hụt container để vận chuyển hàng hóa… ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các DN.
Hiện nay, Bình Dương tiếp tục ưu tiên bố trí nguồn lực để thực hiện xây mới, nâng cấp, mở rộng các công trình, dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh, tăng tính liên kết vùng, kết nối các tỉnh trong khu vực, đặc biệt là kết nối với cảng biển Cái Mép - Thị Vải nhằm giúp cho hàng hóa xuất khẩu của DN khơi thông nhanh chóng, giảm được thời gian và chi phí logistics. |
Theo ông Phạm Văn Xô, các DN xuất khẩu cần chủ động đa dạng hóa thị trường, xây dựng các chuỗi cung ứng bền vững, linh hoạt với những biến động của thị trường, nắm bắt tốt các xu hướng thương mại, đầu tư toàn cầu và đối tác chính. Để chinh phục các thị trường mới, đồng thời giữ chân các bạn hàng cũ trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, DN cũng phải nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường năng lực cạnh tranh, minh bạch hóa quy trình sản xuất, áp dụng ESG (các tiêu chí môi trường, xã hội và quản trị)…, vì đây là xu hướng không thể đổi khác.
Các ngành chức năng của tỉnh đang triển khai nhiều giải pháp nhằm tạo thuận lợi cho DN xuất khẩu hàng hóa thông qua việc đẩy mạnh cải cách, hiện đại hóa, rút ngắn thời gian và chi phí khi làm thủ tục thông quan; hỗ trợ DN đẩy mạnh thương mại điện tử, tiếp cận kênh thông tin về xuất khẩu nhằm tìm kiếm thị trường mới; theo dõi sát tình hình từng thị trường để rà soát, xác định các chủng loại hàng hóa mà các nước đang có nhu cầu để khai thác. Đặc biệt, hiện nay việc phát triển hạ tầng logistics là một trong những nhiệm vụ được tỉnh ưu tiên đầu tư.
Ông Nguyễn Thanh Toàn, Giám đốc Sở Công thương, cho biết để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu trong thời gian tới, sở sẽ tiếp tục tăng cường các hoạt động xúc tiến xuất khẩu đối với các thị trường trọng điểm, tận dụng tối đa ưu đãi từ các FTA, đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng. Bình Dương đang “dốc sức” để đẩy mạnh xuất khẩu và thực thi những giải pháp hiệu quả hơn trong năm 2025 bằng việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, hỗ trợ vốn cho DN, đầu tư vào hạ tầng, giảm chi phí vận chuyển. Bình Dương cũng khuyến khích DN tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ DN nhỏ và vừa chuyển đổi số, nâng cao chất lượng sản phẩm.q
NGỌC THANH - THANH TUYÊN