【kết quả giải vô địch quốc gia costa rica】Khu công nghiệp VSIP 3: Điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI chất lượng cao

作者:La liga 来源:La liga 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-26 04:40:16 评论数:

 Những dự án vốn FDI chất lượng đang lần lượt khởi công tại Khu công nghiệp (KCN) VSIP 3 một lần nữa khẳng định định hướng phát triển xanh hơn,ôngnghiệpVSIPĐiểmđếnhấpdẫncủadòngvốnFDIchấtlượkết quả giải vô địch quốc gia costa rica thông minh hơn, bền vững hơn, bao trùm hơn của KCN VSIP 3 đang dần được hiện thực hóa. Hạ tầng VSIP 3 đang dần hoàn thiện, tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu tư công nghệ cao, hiện đại và thân thiện với môi trường.

 Hạ tầng KCN VSIP 3 đang dần hoàn thiện

 Đột phá từ nhà đầu tư Đan Mạch

Chiều 16-5, hãng trang sức lớn nhất thế giới Pandora (Đan Mạch) đã khởi công Nhà máy Pandora Production Việt Nam tại KCN VSIP 3. Đây là cơ sở sản xuất thứ ba của Pandora, và cũng là nhà máy đầu tiên của Pandora được xây dựng ngoài Thái Lan, có tổng vốn đầu tư hơn 150 triệu đô la Mỹ (khoảng 3.800 tỷ đồng).

Theo ông Alexander Lacik, Tổng Giám đốc Tập đoàn Pandora, dự kiến nhà máy này sẽ hoạt động vào năm 2026 với công suất sản xuất lên đến 60 triệu sản phẩm trang sức mỗi năm và tạo việc làm cho hơn 7.000 người. Điều này sẽ giúp Pandora đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng, củng cố vị thế của nhà sản xuất đồ trang sức lớn nhất thế giới.

Cũng theo đại diện Tập đoàn Pandora, Việt Nam hiện đang là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Đan Mạch. Theo đó, trong vài năm trở lại đây, doanh nghiệp Đan Mạch đã đến đầu tư tại Việt Nam ngày càng tăng. Với dự án này, đến nay Đan Mạch có 14 dự án với tổng vốn đầu tư 1,55 tỷ đô la Mỹ vào Bình Dương.

Chia sẻ về lý do chọn Việt Nam để xây dựng nhà máy chế tác trang sức, ông Alexander Lacik cho biết Pandora đã tìm hiểu xem xét 27 quốc gia trên thế giới trước khi quyết định xây nhà máy tại Bình Dương. Trước hết là Việt Nam có truyền thống nghề thủ công lâu đời, nhiều nghệ nhân có tay nghề. Chính phủ Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng luôn tạo nhiều thuận lợi và ưu đãi tốt. Ngoài ra, tỉnh Bình Dương và KCN VSIP 3 có cơ sở hạ tầng tốt, giao thông thuận lợi bởi hầu hết các sản phẩm của Pandora đều xuất khẩu.

Tập trung các loại hình công nghiệp công nghệ cao

Bình Dương là địa phương có nhiều KCN VSIP nhất tại Việt Nam và mỗi dự án đánh dấu một bước phát triển mới. Đặc biệt là dự án VSIP 3, ngay từ khi thành lập được tỉnh xác định là KCN thế hệ thứ 3, ưu tiên các loại hình công nghiệp công nghệ cao, phát triển kinh tế xanh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và ưu tiên thu hút các dự án công nghệ cao, ít thâm dụng lao động.

 KCN VSIP 3 dù mới khởi công, nhưng hiện đã có hơn 30 công ty quan tâm tìm hiểu phát triển sản xuất, tương đương 176 ha đất công nghiệp và 1,8 tỷ đô la Mỹ vốn đầu tư dự kiến. Đến nay, KCN này đã thu hút được 8 dự án với tổng vốn đầu tư trên 1,6 tỷ đô la Mỹ. Trong đó, nổi bật là dự án quy mô 1,3 tỷ đô la Mỹ của Tập đoàn Lego và nhà máy chế tác trang sức trị giá 150 triệu đô la Mỹ của thương hiệu thời trang Pandora.

Với quan điểm lấy cơ sở hạ tầng làm lợi thế hấp dẫn nhà đầu tư, ngay sau khi khởi công KCN VSIP 3, UBND tỉnh đã tiến hành nâng cấp, mở rộng đường ĐT746, là tuyến đường huyết mạch dẫn vào KCN VSIP 3, kết nối đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng và tuyến đường Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh. Ông Nguyễn Văn Dành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cho biết KCN VSIP 3 nằm trên trục đường Vành đai 4, có vị trí thuận lợi để kết nối với cảng Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu) và sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai), những điểm trung chuyển hàng hóa quốc tế lớn nhất khu vực phía Nam trong tương lai. “Việc đầu tư xây dựng tuyến đường này nhằm rút ngắn thời gian đi lại, vận chuyển hàng hóa về các đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia như sân bay Long Thành, cảng Thị Vải, cảng Cái Mép..., góp phần bảo đảm an toàn giao thông, phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư của Bình Dương nói riêng và của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung”, ông Nguyễn Văn Dành cho biết thêm.

KCN VSIP 3 dù mới khởi công, nhưng hiện đã có hơn 30 công ty quan tâm tìm hiểu phát triển sản xuất, tương đương 176 ha đất công nghiệp và 1,8 tỷ đô la Mỹ vốn đầu tư dự kiến. Đến nay, KCN này đã thu hút được 8 dự án với tổng vốn đầu tư trên 1,6 tỷ đô la Mỹ. Trong đó, nổi bật là dự án quy mô 1,3 tỷ đô la Mỹ của Tập đoàn Lego và nhà máy chế tác trang sức trị giá 150 triệu đô la Mỹ của thương hiệu thời trang Pandora. Sắp tới, Tập đoàn Giant (Đài Loan) cũng sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng thêm một nhà máy sản xuất tại KCN VSIP 3 với quy mô khoảng 120 triệu đô la Mỹ.

Từ khi khởi công, KCN VSIP 3 đã tạo việc làm cho hàng ngàn công nhân, kỹ sư xây dựng. Theo báo cáo của Công ty Liên doanh TNHH KCN VSIP, các đơn vị thi công đang khẩn trương hoàn thiện dự án, đường nội khu của dự án đã hoàn thiện. Các hạng mục khác như nhà điều hành, trạm điện, hệ thống cung cấp nước... đang dần thành hình. Đến thời điểm này, nhà máy này đã hoàn thành được hơn 60% theo tiến độ đề ra và bảo đảm đưa một số hạng mục chính đi vào hoạt động từ tháng 8-2024.

VSIP 3 sẽ tập trung vào 7 ngành công nghiệp chính là: Điện tử và điện lực; sản xuất và lắp ráp ô tô; chế tạo cơ khí; sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho công nghệ cao; dệt may; thực phẩm và đồ uống; kho vận và kho bãi. Theo PGS-TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, việc thành lập KCN VSIP 3 cũng là một cách tuyên bố về quyết tâm xây dựng một hệ sinh thái công nghiệp mới - hệ sinh thái công nghiệp - công nghệ cao, khác hẳn về chất so với “hệ sinh thái công nghiệp đời cũ” đã từng được phát triển tại Bình Dương với các thế hệ VSIP 1 và 2. Đây cũng là cách tuyên bố thay đổi chiến lược thu hút FDI của tỉnh, đó là ưu tiên vốn FDI công nghệ cao, giá trị gia tăng cao và ít gây ô nhiễm môi trường, phát triển kinh tế số.

 KCN VSIP 3 có quy mô 1.000 ha tại phường Hội Nghĩa, TP.Tân Uyên và xã Tân Lập, huyện Bắc Tân Uyên. Đây là KCN được định hướng phát triển xanh và bền vững với các thiết kế mới, đồng bộ về việc sử dụng năng lượng, nước, chất thải đến quản lý giao thông và an ninh. Một trang trại năng lượng mặt trời rộng 50 ha sẽ cung cấp điện tại chỗ cho các nhà máy lớn trong KCN, góp phần bảo vệ môi trường.