Mỗi nơi một kiểu Hầu hết các chủ quán chè khúc bạch hoặc các hàng quán giải khát có bán kèm chè khúc bạch đều cho rằng,èkhúcbạtỷ số tỷ lệ kèo ban đầu tưởng làm chè khúc bạch khó nhưng thực tế, bắt tay vào làm không mấy khó khăn. Điều quan trọng là mỗi người làm theo công thức nào. | Màu sắc chè khúc bạch và hương vị phục thuộc vào người chế. Ảnh: N. M |
Về tạo màu, có người dùng gelatin để làm đông sữa, tạo viên trắng, viên xanh, hoặc dùng tào phớ. Có người lại dùng bột rau câu để làm thạch trong hoặc thêm các loại siro màu thực phẩm để tạo mầu... Về trái cây, mặc dù biết rằng nhãn và vải là hai loại quả lý tưởng để đưa vào món chè khúc bạch, nhưng không ít người lại dùng cả chôm chôm hoặc bòng bong. Đối với hương vị, tùy theo sở thích và cách chế biến mà người làm chè khúc bạch dùng thêm dầu chuối, chè nhài, chè hoa bưởi... để tạo mùi. Tất cả những cách thức đó ngoài ý đố của người chế biến còn dựa vào sở thích của khách dùng. Khi khách thích dùng và dùng nhiều thì chủ quán có thể điều chỉnh để "được lòng" khách hơn. Chị Mai Hương - chủ hiệu bánh trên đường Nguyễn Viết Xuân - Thanh Xuân (Hà Nội) có bán kèm chè khúc bạch cho biết, chị dùng hoa nhài chế nước nóng rồi để nước nguội làm hương vị chủ đạo của nước dùng chè khúc bạch. Mùi hương thoang thoảng cùng vị ngọt nhẹ sẽ tạo cho người ăn có cảm giác thanh mát. Ngoài vải hoặc nhãn đưa vào bát chè khúc bạch hoặc cả hai loại quả đưa vào cùng lúc, chị không dùng loại trái cây nào thêm. Các khúc mềm trong bát chè có thể làm thừ gelatin hoặc tào phớ hoặc thạch tự chế. Vị ngọt chỉ từ nước nhài hoặc trái cây, ngoài ra không có vị ngọt từ nguyên liệu nào khác. "Một số khách sợ ngọt, sợ béo, nên nước dùng không cho ngọt hoặc cho ngọt vừa phải. Bản thân nhãn hoặc vải cũng đã rất ngọt lại thêm đường nữa thì sẽ rất khó ăn hoặc ăn xong trong cổ họng sẽ có vị chua", chị Hương cho biết. Ở quán chè khúc bạch đang được cho là nổi tiếng nhất Hà Nội về ngon và bán được nhiều hàng nhất, quán Lyncapucino số 10 Hàng Tre bên ngoài không có tên đề chè khúc bạch nhưng mỗi người đi qua phố Hà Tre đều thấy cảnh tấp nập người ra, người vào, người đứng ngoài chờ đến lượt lấy chè khúc bạch mang về ăn. | Nguy cơ người bán đưa đường siêu ngọt vào trong chè khúc bạch. Ảnh: N. M |
Về cách thức chế biến, chắc chắn mỗi nơi có một kiểu khác nhau, nhưng cảm nhận đầu tiên của người ăn ở quán chè Lyncapucino có khác với các không gian khác ở chỗ, quán lịch sự hơn, phong cách phục vụ chuyên nghiệp hơn, vị ngọt thanh nhẹ hơn, còn chè khúc bạch ở đây cũng "thường" như những nơi bán chè khúc bạch khác. Ăn theo hiệu ứng tin đồn Truyền thông rầm rầm đưa tin, trên các diễn đàn cộng đồng mạng đồn ẫm ĩ, ca ngợi chè khúc bạch ngon, lạ, ăn một lần nhớ mãi. Thế nhưng tất cả những điều đó chỉ là hiệu ứng tin đồn. Theo tìm hiểu của PV Chất lượng Việt Nam, hiệu ứng tin đồn về chè khúc bạch diễn ra và sẽ kết thúc trong một thời gian ngắn. Điều đó là do khi chưa biết, mỗi người sẽ tìm tới ăn thử loại chè mà truyền thông và cộng đồng mạng đang bàn tán xôn xao. Nhưng khi đã ăn rồi, câu cửa miệng của nhiều người chắc chắn là "cũng thường thôi". | Nhiều người sau khi ăn chè khúc bạch mới biết loại chè này không có gì đặc biệt, chỉ đặc biệt ở chỗ có nhiều tin đồn. Ảnh: N. M |
Điều đáng nói là, chè khúc bạch chỉ hấp dẫn đối với lứa tuổi thanh niên và cận trung niên. Lứa tuổi thiếu niên và người già gần như không quan tâm thậm chí là không thích. Bạn Tạ An Duy - sinh viên Trường đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, vì mọi người nói nhiều đến chè khúc bạch, thấy giá vừa phải nên rủ bạn gái đi ăn. Cũng thấy không khí thích thú và mới lạ, còn thực tế loại chè này cũng rất bình thường. Bạn Hồng Phượng, học sinh lớp 9 trường Lương Thế Vinh - Hà Nội cho biết: "em chẳng thích chè khúc bạch tí nào vì nó có vị ngọt khó ăn, không giống trà sữa trân châu mà em và các bạn thường ăn". Một nhóm bạn đồng nghiệp tuổi từ 35 - 40 công tác tại Viện Khoa học Xã hội Việt Nam rủ nhau đi ăn chè khúc bạch về "phán" rằng, ăn để cho biết còn biết rồi chắc chẳng muốn ăn lần sau. Lý do được đưa ra là loại chè này ăn thấy cũng rất bình thường mà giá lại khá cao. Thông thường giá từ 20 - 30 ngàn đồng/bát. Trong khi đó, có rất nhiều loại chè truyền thống, với nhiều hương vị, nhiều nguyên liệu hấp dẫn, giá chỉ từ 10 - 15 ngàn đồng/cốc. Theo các chuyên gia Viện Dinh dưỡng Quốc gia, khi làm chè khúc bạch, người làm nên chọn những nguyên liệu sạch, đảm bảo vệ sinh và an toàn sức khỏe. Việc tạo viên khúc bạch cho món chè khúc bạch nên làm lượng vừa phải bởi khi làm quá nhiều, để lâu ngày rất dễ là điều kiện để cho vi khuẩn thâm nhập. Ngoài ra, hiện nay trên thị trường có loại đường siêu ngọt xuất xứ từ Trung Quốc, chỉ cần cho một thìa đường siêu ngọt có thể chế được tới cả 20 lít nước đường. Loại đường này nếu không đảm bảo an toàn, chưa được kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chức năng sẽ nguy hại tới sức khỏe. Hồng Anh |