Cũng theo thông báo trên thì đối với hành vi đưa lao động bất hợp pháp vào Thái Lan sẽ bị phạt tù từ 3 - 10 năm và phạt tiền từ 600.000 - 1 triệu Baht (khoảng 17.000 - 29.000 USD).
TheáiLantrừngphạtnghiêmkhắcviệcmôigiớilaođộngbấthợpphásoi kèo bóng đá trực tuyến hôm nayo cơ quan này, hiện chỉ có 81 công ty môi giới lao động hợp pháp tại Thái Lan và 38 trong số đó có trụ sở tại Bangkok.
Thông báo trên được đưa ra trong bối cảnh hàng nghìn người lao động nhập cư tiếp tục rời bỏ Thái Lan do lo sợ về các hình phạt của luật quản lý lao động nước ngoài mới.
Điều này đã dẫn tới nguy cơ các đối tượng môi giới lao động trái phép lợi dụng tình trạng thiếu lao động của Thái Lan để thực hiện hành động buôn người.
Sau khi hoãn thi hành một số điều trong luật quản lý lao động mới, Bộ Lao động Thái Lan đã cho phép tất cả chủ lao động nước này được đăng ký cho các lao động Lào, Campuchia và Myanmar đang sử dụng tại các trung tâm trên toàn quốc từ ngày 24/6 - 7/8.
Tuy nhiên, thời hạn trên bị cho là quá ngắn trong khi ước tính chỉ một nửa trong số 5 triệu lao động nước ngoài tại Thái Lan là có giấy tờ hợp pháp.
Bí thư Thường trực Bộ Lao động Thái Lan ông Puntrik Smiti mới đây đã nhấn mạnh cần có Luật Lao động mới nghiêm khắc hơn để có thể đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về lao động và chấm dứt nạn sử dụng lao động bất hợp pháp.
Thái Lan hiện vẫn nằm trong danh sách nhóm 2 - tức các nước cần “quan tâm theo dõi” vì nạn buôn người do Bộ Ngoại giao Mỹ công bố.
Theo TTXVN