Trong 241 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam được Cục An toàn thông tin ghi nhận và hướng dẫn các cơ quan,ănchặnsựcốtấncôngmạngvàocáchệthốngtạiViệtNamtrongdịpTếkèo bóng tây ban nha tổ chức khắc phục dịp nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, số cuộc tấn công lừa đảo (Phishing) chiếm tỷ lệ nhiều hơn cả: Gần 74% với 178 cuộc. Số cuộc tấn công thay đổi giao diện (Deface) và tấn công cài mã độc (Malware) lần lượt là 1 và 62 cuộc.
Trong 241 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam dịp nghỉ Tết Nguyên đán 2022, số cuộc tấn công lừa đảo chiếm tới gần 74% (Ảnh minh họa: Internet) |
Cũng trong đợt nghỉ Tết Nguyên đán 2022 vừa qua, Cục An toàn thông tin đã tiếp nhận 507 phản ánh về tin nhắn rác trên Hệ thống tiếp nhận về tin nhắn rác qua đầu số 5656 và đã yêu cầu nhà mạng chặn 9.679.601 tin nhắn rác.
Để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp không bị động, bất ngờ với mọi tình huống và tạo tiền đề thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số ở mọi ngành trên phạm vi toàn quốc, toàn dân và toàn diện trong năm 2022, từ cuối tháng 12/2021, Bộ TT&TT đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cùng các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, viễn thông và các tổ chức tài chính, ngân hàng tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng trong thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Trong đó, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được yêu cầu nâng cao năng lực bảo đảm an toàn thông tin mạng theo mô hình 4 lớp, đặc biệt bổ sung năng lực cho các hệ thống thông tin quan trọng, nhạy cảm. Song song đó, chủ động kiểm tra, đánh giá những lỗ hổng, điểm yếu trên các hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý; kịp thời cập nhật các bản vá, cấu hình tăng cường bảo mật cho hệ thống và triển khai giải pháp phòng ngừa, tránh bị lợi dụng, khai thác để tấn công. Bảo đảm duy trì, kết nối, kịp thời chia sẻ thông tin với Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT.
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet và các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp nền tảng chuyển đổi số, nền tảng chống dịch Covid-19 được yêu cầu phải tăng cường năng lực, đảm bảo các hệ thống thông tin, nền tảng hoạt động an toàn ổn định. Đồng thời, triển khai một số biện pháp kỹ thuật ở mức cao nhất nhằm phát hiện, lọc, ngăn chặn hoạt động tấn công mạng, phát tán thông tin xấu độc, thông tin vi phạm pháp luật trên hệ thống, hạ tầng mạng lưới thuộc phạm vi quản lý; thực hiện nghiêm và kịp thời các biện pháp xử lý theo yêu cầu của Bộ TT&TT và cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Trong thông tin mới chia sẻ với ICTnews, Cục An toàn thông tin cũng cho biết một số nhiệm vụ trọng tâm cần được các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tập trung triển khai ngay sau đợt nghỉ Tết Nguyên đán 2022, trong đó có việc thực thi nghiêm túc các nhiệm vụ tại Chỉ thị 14 ngày 7/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm tiếp tục cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam nhằm duy trì và nâng cao thứ hạng an toàn thông tin mạng của Việt Nam.
Bên cạnh đó, khẩn trương hoàn thiện việc xác định cấp độ an toàn hệ thống thông tin và gửi báo cáo kết quả phê duyệt Hồ sơ đề xuất cấp độ và gửi về Bộ TT&TT để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Thời gian sắp tới, Cục An toàn thông tin còn tập trung hoàn thiện nội dung và gửi xin ý kiến dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về triển khai các hoạt động ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin mạng, bảo đảm an toàn thông tin mạng Việt Nam; hoàn thiện nội dung và gửi xin ý kiến Dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin cho thiết bị camera giám sát thông minh.
Vân Anh
Tạo lập, củng cố niềm tin số cho cộng đồng
Gắn nhãn tín nhiệm mạng cho website, phát triển Cổng khonggianmang.vn, tuyên truyền nâng cao nhận thức người dùng là những việc đang được Bộ TT&TT cùng các doanh nghiệp hợp lực triển khai để từng bước tạo lập, củng cố niềm tin số cho cộng đồng.