Trên thực tế trong 10 năm gần đây,ẻkinhnghiệmtriểnkhaiChuẩnmựcbáocáotàichínhquốctếkq u23 châu á việc áp dụng các Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) đã phát triển nhanh chóng và được áp dụng phổ biến trên toàn thế giới. Hiện nay ở Việt Nam, đa phần các doanh nghiệp đang áp dụng các chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) trong việc lập Báo cáo tài chính (BCTC) theo luật định, chỉ có một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc niêm yết trên thị trường quốc tế lập BCTC theo IFRS.
Tại hội thảo, ông Hans Hoogervorst, Chủ tịch Ủy ban Chuẩn mực Kế toán quốc tế khuyến nghị, các quốc gia đều cân nhắc về mức độ áp dụng IFRS và đại đa số chọn áp dụng IFRS toàn bộ, không điều chỉnh gì. Việt Nam cũng nên tham gia cộng đồng các quốc gia áp dụng IFRS bằng việc áp dụng nguyên vẹn bộ Chuẩn mực IFRS, bởi những lợi ích mà IFRS đem lại cho nền kinh tế quốc gia.
Đại diện Bộ Tài chính ông Đặng Thái Hùng, Vụ trưởng Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán cũng cho rằng, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và ngày càng hội nhập sâu rộng với khu vực và quốc tế, công cụ kế toán và kiểm toán của Việt Nam cũng được cải cách và hoàn thiện, trong đó đặc biệt là việc áp dụng Chuẩn mực quốc tế về kế toán, kiểm toán đã được Luật hóa.
“Trong hơn 10 năm qua, Việt Nam đã áp dụng các Chuẩn mực kiểm toán do IFAC ban hành, công bố. Đặc biệt là các Chuẩn mực kiểm toán đã được cập nhật mới, áp dụng gần như nguyên vẹn Chuẩn mực quốc tế. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường đang dần được hoàn thiện, thị trường chứng khoán đang phát triển, đầu tư nước ngoài mở rộng mạnh mẽ thì yêu cầu áp dụng IFRS là sự cần thiết cấp bách, khách quan đối với Việt Nam hiện nay…”, ông Đặng Thái Hùng nói./.
Hải Anh