发布时间:2025-01-10 15:48:57 来源:88Point 作者:La liga
Nông sản là một trong những mặt hàng có lợi thế khi xuất khẩu vào thị trường Đông Âu Ảnh: ST |
Mỹ công nhận hệ thống tương đương: Cá tra Việt rộng đường xuất khẩu | |
Biến động thị trường,ìmđườngxuấtkhẩusangthịtrườngĐôngÂarouca vs xuất khẩu cá tra khó đạt 2,4 tỷ USD | |
Xuất khẩu cá tra giảm sâu tại nhiều thị trường | |
Xuất khẩu sang CPTPP tăng mạnh, có thị trường hơn 30% |
Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng cùng với Việt Nam tham gia vào Hiệp định thương mại tự do EVFTA, con đường sang thị trường Đông Âu sẽ mở rộng hơn.
Khó khăn từ rào cản văn hóa
Khu vực Đông Âu, bao gồm 25 nước, từ lâu đã là thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam. Sau một thời gian dài thương mại trầm lắng, gần đây kim ngạch giữa Việt Nam với khu vực này tăng trưởng mạnh mẽ. Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, thương mại song phương của Việt Nam với khối Đông Âu năm 2018 đạt gần 10 tỷ USD, tăng hơn 30% so với năm trước, trong đó Việt Nam xuất khẩu hơn 6 tỷ USD và nhập khẩu 4 tỷ USD. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Đông Âu được đánh giá là thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, mới chỉ chiếm gần 3% xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới.
Theo bà Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu- châu Mỹ (Bộ Công Thương), thị trường khu vực Đông Âu là khu vực có GDP đang phát triển và thị hiếu tiêu dùng chưa quá khắt khe, là cơ hội để doanh nghiệp Việt nghiên cứu để thâm nhập thị trường. Nhưng chúng ta phải cải thiện nâng cao chất lượng hàng hóa vào thị trường này.
Đứng từ góc độ doanh nghiệp đã xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Đông Âu, cụ thể là Hungary, ông Trần Bá Dũng, Trưởng phòng Xuất nhập khẩu Công ty TNHH Thương và Dịch vụ Toàn Thắng cho biết, một trong những rào cản mà doanh nghiệp khi tìm đường xuất khẩu sang thị trường Đông Âu thường gặp phải chính là khác biệt về văn hóa kinh doanh, thị hiếu của khách hàng.
“Đa phần ở các thị trường khác, doanh nghiệp có thể mang sản phẩm trực tiếp tham gia các hội chợ hàng hóa hoặc vào siêu thị chào hàng nhưng đối với thị trường Đông Âu, một số nước lại ưa thích với xu hướng mua sắm qua mạng, qua các sàn thương mại điện tử. Người dân giờ không muốn trả tiền vì thương hiệu nổi tiếng, trước khi mua hàng thì người dân hiện nay xem qua quảng cáo, internet rồi tìm hiểu chất lượng, mua hàng đã được chọn trước. Mỗi thị trường lại có một thói quen khác nhau, như đối với thị trường Hungary luôn luôn là những người tiêu dùng với số lượng cao các loại hàng tươi, trái cây, rau bởi vì đất trồng trọt không nhiều. Hungary phải nhập khẩu tất cả sản phẩm từ nước ngoài. Bên cạnh đó, thịt heo và gia cầm là ưu tiên trong bữa ăn hàng ngày của người Hungary, trong khi sự tiêu dùng thịt bò, cừu và cá là rất thấp. Đây có thể là cơ hội cho các nhà cung cấp Việt Nam. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng cần đầu tư thời gian, công sức và tiền bạc để nghiên cứu rõ thị hiếu cũng như các tiêu chuẩn kĩ thuật của từng thị trường để có chiến lược kinh doanh chính xác”, ông Trần Bá Dũng cho biết thêm.
Cơ hội mới từ EVFTA
Theo các chuyên gia, trong bối cảnh Việt Nam và EU đã ký kết Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA), 8 nước trong khu vực Đông Âu đã gia nhập EU (gồm Ba Lan, Séc, Rumani, Bungary, Hungary, Slovakia, Slovenia và Croatia) đang và sẽ tiếp tục góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam với Đông Âu. Theo đó, Hiệp định này sẽ góp phần xóa bỏ hàng rào thương mại, thúc đẩy hợp tác công nghiệp và đầu tư giữa Việt Nam với các nước châu Âu nói chung và Đông Âu nói riêng. Các Hiệp định thương mại tự do (FTA) sẽ hỗ trợ Việt Nam tận dụng lợi thế từ các chuỗi cung ứng mới hình thành sau khi hiệp định có hiệu lực. Do đó, thời gian tới các mặt hàng chủ lực như thủy sản, rau quả tươi và chế biến, hàng điện tử và dệt may, da giày sẽ dễ dàng tiến sâu vào thị trường này.
Cho biết thêm về một số đặc điểm về thị trường Đông Âu cũng như những cơ hội kinh doanh trong thời gian tới, bà Phí Tùng Anh, Công ty Xuất nhập khẩu và Thương mại Y Linh cho biết, thị trường Đông Âu là thị trường khá tiềm năng vì nhu cầu về các mặt hàng may mặc, thủy hải sản, nông sản khá cao. Hiện nay Công ty chúng tôi đang có một số mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Ba Lan. Sau một thời gian nghiên cứu thị trường, chúng tôi nhận thấy, Việt Nam có lợi thế khi xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế như nhóm hàng nông sản như gạo, cam, quýt, chuối, dầu dừa… Các doanh nghiệp nếu muốn tận dụng được các lợi thế từ EVFTA thì cần tìm hiểu kĩ các tiêu chuẩn về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, số lượng, tận dụng ưu đãi thuế và đặc biệt là các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm... để tăng giá trị cho sản phẩm.
“Các doanh nghiệp Việt cần đảm bảo hàng chất lượng ổn định, giá cả phù hợp, chủ yếu cho khách hàng bình dân, bởi lẽ, đây là nhóm dân số chiếm phần lớn ở các nước Đông Âu”, bà Tùng Anh nhấn mạnh.
相关文章
随便看看