Hội thảo thu hút gần 300 đại biểu tham dự |
Đó là ý kiến chung của các đại biểu tham dự hội thảo chuyên đề “Rác thải đại dương” do Bộ Tài nguyên & Môi trường Việt Nam phối hợp với Quỹ Môi trường toàn cầu tổ chức chiều 26/6.
Đây là sự kiện bên lề Kỳ họp Đại hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF6) đang diễn ra tại TP. Đà Nẵng.
Biển và đại dương đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng. Đặc biệt là ô nhiễm do rác thải,Đểđạidươngkhôngcònrácthảinhựacầnsựchungtaycủatoàncộngđồtrực tiếp bóng đá mu hôm nay chủ yếu là rác thải nhựa. Hàng năm có khoảng 8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra đại dương, gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều động thực vật đại dương. Với bờ biển dài hơn 3.000km, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 4 trong số 20 quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất của rác thải đại dương. Khu vực biển Đông Nam Á nằm trong top 10 khu vực biển có lượng rác thải nhựa đại dương nhiều nhất.
Tại hội thảo, các đại biểu đã cùng trao đổi về thực trạng và những thách thức hiện hữu mà rác thải nhựa gây ra cho biển và đại dương, từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp giảm thiểu tiến đến ngăn chặn rác thải nhựa thải ra đại dương.
Các đại biểu đều cho rằng cần có sự chung tay của cả cộng đồng để thực hiện giảm thiểu tiến đến không còn rác thải nhựa thải ra đại dương |
Theo ông Erik Solheim, Giám đốc điều hành, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, rác thải nhựa đang là vấn đề thách thức toàn cầu. Liên hợp quốc đã đặt mục tiêu đến năm 2022 không còn rác thải nhựa đại dương. Để thực hiện thành công mục tiêu này, cần xây dựng hệ thống tái chế hướng đến nền kinh tế tuần hoàn. Song song với đó phải có sự chung tay của 3 trụ cột “công dân, Chính phủ và đổi mới sáng tạo”.
Còn ông Peter Thomson, Phái đoàn Liên hợp quốc về đại dương cho rằng, Việt Nam đang phải đối diện với các thách thức như hệ sinh thái bờ biển suy giảm, nước biển tăng, rác thải… Liên hợp quốc sẽ tiếp tục quan tâm đến những vấn đề này tại Việt Nam trong thời gian tới. “Chính phủ Việt Nam cần ban hành các chính sách nghiêm ngặt quy định bảo vệ môi trường đối với các lĩnh vực nông nghiệp, du lịch… để nâng cao nhận thức người dân có trách nhiệm với đại dương, tiến tới thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ về nước sạch, làm sạch bờ biển. Mỗi một Chính phủ có những chính sách riêng để bảo vệ và khắc phục rác thải đại dương. Mỗi công dân có trách nhiệm chung tay bảo vệ đại dương”, ông Peter Thomson nhấn mạnh.
Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Việt Nam - Trần Hồng Hà - cho biết, trong thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc quản lý, giảm thiểu lượng rác thải nhựa thông qua các cam kết Chính phủ cũng như các hoạt động thiết thực. Việt Nam cũng là quốc gia đưa ra sáng kiến với các nước G7 thúc đẩy hình thành cơ chế hợp tác toàn cầu về giảm chất thải nhựa để hướng tới mục tiêu các đại dương xanh và sạch, không còn rác thải nhựa.
Tại Kỳ họp Đại hội đồng GEF lần này, Việt Nam sẽ đề xuất sáng kiến “Thành lập đối tác vì khu vực các biển Đông Á không có rác thải nhựa”. Sáng kiến nhằm thúc đẩy sự hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm với các tổ chức toàn cầu và địa phương; chuyển hóa mô hình tăng trưởng từ nền kinh tế tiêu thụ nhiên liệu sang tái chế, huy động sự tham gia của các cấp, các nhà sản xuất; thiết lập cơ chế chia sẻ thông tin và kiến thức về quản lý rác thải đại dương giữa các quốc gia trong khu vực; tăng cường năng lực và đào tạo về mặt chiến lược.
TIN LIÊN QUAN | |
Các đại biểu GEF chung tay bảo vệ đại dương | |
Các đô thị Đông Nam Á tìm giải pháp thực hiện Thỏa thuận Paris có hiệu quả | |
Khởi động Kỳ họp lần thứ 6 Đại hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu |