【lich thi dau ngoai han anh】FMM 2017: Đưa ra những giải pháp tài chính để giải quyết vấn đề chung của khu vực

时间:2025-01-11 08:48:24来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá

fmm 2017 dua ra nhung giai phap tai chinh de giai quyet van de chung cua khu vuc

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng chủ trì buổi họp báo.

Bloomberg: Xin hỏi,Đưaranhữnggiảipháptàichínhđểgiảiquyếtvấnđềchungcủakhuvựlich thi dau ngoai han anh trong thảo luận tại hội nghị, các Bộ trưởng có đề cập vấn đề thương mại hay không?

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng:
Trong năm 2017, chúng tôi thảo luận tập trung vào các ưu tiên của Tiến trình Bộ trưởng Tài chính với 4 nội dung chính là đầu tư dài hạn cho cơ sở hạ tầng, xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận, tài chính - bảo hiểm rủi ro thiên tai, tài chính bao trùm.

Đây là những nội dung các nền kinh tế đều quan tâm nhằm giải quyết các vấn đề khó khăn trong nước và tạo ra diễn đàn hợp tác để giải quyết vấn đề chung của khu vực; tìm kiếm các giải pháp, chính sách tài chính để nâng cao hiệu quả thực hiện.

Tuy nhiên, trong nhận định về tình hình kinh tế vĩ mô, chúng tôi cũng thống nhất tiếp tục sử dụng các công cụ chính sách bao gồm cả tiền tệ, tài khóa và cơ cấu ở cấp độ quốc gia cũng như phối hợp chung để đạt được mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững, cân bằng và bao trùm trong khu vực APEC.

Chúng tôi cũng không phủ nhận vai trò của thương mại trong việc phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nội dung này sẽ được trao đổi trong các cuộc họp khác.

Thông tấn xã Việt Nam: Xin cho biết những nội dung nào của FMM 2017 sẽ được báo cáo lên Hội nghị Thượng đỉnh APEC diễn ra vào tháng 11/2017 tới đây?

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng:
Các nội dung mà các Bộ trưởng Tài chính thảo luận ngày hôm nay là những nội dung hết sức quan trọng và sẽ được báo cáo lên cuộc họp của các nhà lãnh đạo APEC vào tháng 11 tới. Trong đó, tôi xin nhấn mạnh hai nội dung là đầu tư dài hạn cho cơ hạ tầng và tài chính bao trùm. Kết quả hợp tác về tài chính bao trùm sẽ là nội dung quan trọng được tổng hợp trong báo cáo về Tăng trưởng bao trùm về kinh tế, tài chính và xã hội trình lên các nhà lãnh đạo tại Hội nghị Thượng đỉnh.

Bên cạnh đó, các Bộ trưởng đã thảo luận về kết quả hợp tác về đầu tư dài hạn cho cơ sở hạ tầng và thông qua Tuyên bố chính sách về đa dạng hoá nguồn lực tài chính và thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân vào đầu tư cơ sở hạ tầng trong các nền kinh tế APEC. Các kết quả này sẽ đóng góp cho việc xây dựng động lực mới của liên kết kinh tế khu vực, thúc đẩy kết nối hạ tầng khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thực thi mục tiêu "Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung" mà các Lãnh đạo APEC đã đề ra cho năm 2017

Báo Đà Nẵng: Kế hoạch hành động Cebu đã được các Bộ trưởng thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC 2015 tổ chức tại Phillipines. Xin đại diện Phillipines cho biết, kết quả cụ thể của việc hợp tác thực hiện Kế hoạch hành động Cebu cho đến nay?

Đại diện đoàn Phillipines: Hiện nay, rất nhiều hoạt động liên quan đến Kế hoạch hành động Cebu vẫn đang được tích cực triển khai. Hầu hết các hoạt động đều liên quan đến tài chính bao trùm, thuế và cả những vấn đề về sử dụng hệ thống công nghệ thông tin và truyền thông trong việc đạt được các mục tiêu về tài chính bao trùm hay còn gọi là phổ cập tài chính. Chẳng hạn như thông qua vấn đề về thanh toán số rồi các hoạt động khác cũng bao hàm những vấn đề về phát triển thị trường bảo hiểm để giảm thiểu rủi ro thiên tai.

Đến nay, nhiều quốc gia, nhiều nền kinh tế cũng đã bắt đầu định hình ra những cải cách về mặt thể chế, về mặt quy định để tham gia một cách tích cực hơn vào lĩnh vực bảo hiểm rủi ro thiên tai này.

Thời gian qua, có nhiều hội thảo, cuộc tập huấn cũng đã được tổ chức để chia sẻ những thông tin và tăng cường nâng cao năng lực cho các nền kinh tế thành viên, đó là những hoạt động rất hữu ích và thu hút sự tham gia của các nền kinh tế thành viên góp phần vào tăng trưởng kinh tế chung, giảm thiểu thâm hụt và bội chi.

Chúng tôi cũng đã có những hoạt động để ứng phó với những thách thức đặt ra từ vấn đề thay đổi lãi suất hay những suy nghĩ mang tính chất bảo hộ mậu dịch xuất hiện gần đây. Chúng tôi cũng đã xây dựng những trung tâm về cơ sở hạ tầng toàn cầu. Và một thành tựu quan trọng mà Kế hoạch hành động Cebu đạt được đem lại sức sống mới, giao thương ngày một năng động trong khu vực trong bối cảnh kinh tế đang dần phục hồi.

Đài Truyền hình Trung Quốc: Để thực hiện các hoạt động của APEC, Trung Quốc đã có nhiều sáng kiến mà nối bật trong đó là “1 vành đai, 1 con đường”. Xin đại biểu Trung Quốc chia sẻ cụ thể hơn về sáng kiến này?

Đại diện đoàn Trung Quốc:
Kế hoạch Kết nối APEC là một văn kiện định hướng liên quan đến hợp tác, kết nối APEC trong đó có 3 trụ cột là phần cứng, phần mềm và giao lưu nhân dân. Kế hoạch này được đưa ra nhằm mục tiêu thúc đẩy hoạt động giao lưu hiệu quả hơn và luân chuyển hàng hóa, tiền tệ cũng như con người để thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Bản Kế hoạch này tập trung vào vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng và chú trọng vào những vấn đề ưu tiên trong tương lai, chẳng hạn như tăng cường đầu tư vào môi trường thông qua PPP và các kênh khác.

Để tăng cường phát triển cơ sở hạ tàng, chúng tôi hết sức coi trọng vấn đề tài chính và những thích ứng với sự tham gia của các quốc gia.

Năm 2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra sáng kiến “1 vành đai, 1 con đường” để thúc đẩy tăng trưởng chung thông qua quá trình phát triển chung, qua đó thúc đẩy sự liên kết về sự phát triển giữa các quốc gia dọc theo vành đai, dọc theo con đường đó.

Các hoạt động về cơ sở hạ tầng được coi là một lĩnh vực ưu tiên trong sáng kiến “1 vành đai, 1 con đường” này và chúng tôi cũng đã xây dựng lộ trình cung cấp tài chính để thực hiện.

Trong Hội nghị Thượng định “1 vành đai, 1 con đường” tổ chức tháng 5/2017, Bộ trưởng Bộ Tài chính của 20 quốc gia đã thông qua nguyên tắc hướng dẫn tài chính cho sáng kiến này.

Có thể thấy, Kế hoạch Kết nối APEC cũng như sáng kiến “1 vành đai, 1 con đường” có sự liên kết rất chặt chẽ với mục tiêu, phương pháp triển khai khá tương đồng.

Và việc thúc đẩy sáng kiến này sẽ góp phần thực hiện Kế hoạch Kết nối APEC. Chúng tôi hoan nghênh các nền kinh tế APEC tham gia tích cực và ủng hộ sáng kiến này để thúc đẩy quảng bá việc kết nối hợp tác về vấn đề này trong khu vực.

Đài Truyền hình Việt Nam: Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực chịu nhiều thiệt hại của thiên tai. Nhật Bản cũng không loại trừ. Vậy, Nhật Bản đã có những chính sách tài chính gì để ứng phó với thiên tai? Trong APEC lần này, Nhật Bản có những đóng góp như thế nào cho chủ đề ưu tiên này?

Đại diện đoàn Nhật Bản:
Vấn đề thiên tai là vấn đề quan trọng nhất trong chương trình nghị sự của APEC lần này. Nhật Bản cũng là một trong những quốc gia thường xuyên gặp phải thiên tai nên chúng tôi mong muốn kêu gọi hợp tác với các thành viên khác để chia sẻ thông tin, tri thức về vấn đề này.

Điều dó không chỉ có ý nghĩa rằng chúng ta đã làm được những gì sau khi thiên tai xảy ra và chúng tôi cố gắng xây dựng được những kế hoạch cùng với Ngân hàng Thế giới để có những hoạt động hỗ trợ hợp tác các quốc gia hay gặp phải thiên tai và có những hỗ trợ kịp thời để xử lý hậu quả thiên tai.

Ngoài ra, chúng tôi cũng có Trung tâm về xử lý thiên tai ở Tokyo và sẵn sàng hỗ trợ các nền kinh tế thành viên khác đối diện với thiên tai.

相关内容
推荐内容