Hà Nội đẩy mạnh thực hiện Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các doanh nghiệp Tăng tính thực thi của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Cả nước tiết kiệm điện 7% nhờ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả |
Ngày 2/12/2024,ìnhQuốchộiLuậtSửdụngnănglượngtiếtkiệmvàhiệuquảtạiKỳhọpthứbóng da tv Văn phòng Chính phủ đã có Kết luận số 541/TB-VPCP, Kết luận của Thường trực Chính phủ về Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Trước đó, ngày 28/11/2024, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ cho ý kiến về đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Phát động cuộc thi trực tuyến về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Ảnh minh họa: Thu Hường |
Tham dự cuộc họp có các bộ: Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Văn phòng Chính phủ.
Trên cơ sở báo cáo của Bộ Công Thương, ý kiến phát biểu của lãnh đạo các bộ, cơ quan, Thường trực Chính phủ kết luận như sau: Đánh giá cao Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan chuẩn bị hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, trình Chính phủ theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Theo đó, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là hết sức cần thiết khi nhu cầu sử dụng năng lượng sẽ tăng cao trong thời gian tới. Đây là một trong 5 khâu cần được quan tâm của ngành điện (nguồn điện, truyền tải điện, phân phối điện, sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả và giá điện).
Do đó, Thường trực Chính phủ thống nhất đề xuất của Bộ Công Thương về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Cụ thể:
Các nguyên tắc yêu cầu cần đảm bảo khi xây dựng luật
Thể chế hóa đầy đủ, chính xác chủ trương, đường lối của Đảng về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
Công nhân Công ty Điện lực Quảng Ninh tuyên truyền tiết kiệm điện. Ảnh: Ngọc Lan |
Tiếp tục tổng kết pháp luật và các quy định có liên quan về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; kế thừa những quy định đã được thực tế chứng minh, áp dụng có hiệu quả; bổ sung các quy định để xử lý những bất cập, vướng mắc của pháp luật hiện hành và các phát sinh trên thực tiễn với mục tiêu lớn nhất là đáp ứng yêu cầu về năng lượng.
Việc xây dựng luật phải theo tinh thần chỉ quy định các vấn đề khung, ngắn gọn, đi thẳng vào các chính sách. Đối với trách nhiệm của các bộ, ngành cần giao Chính phủ phân công. Thực hiện cắt giảm thủ tục hành chính, phân cấp tối đa để các địa phương, doanh nghiệp chủ động thực hiện. Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các quy định pháp luật có liên quan.
Đối với các chính sách đề xuất
Việc xây dựng các chính sách cần nghiên cứu kỹ, trên tinh thần huy động nguồn lực của nhân dân, của xã hội và các nguồn lực từ bên ngoài, hạn chế tối đa việc sử dụng ngân sách nhà nước, trong đó bao gồm việc hình thành Quỹ tài chính quốc gia thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Việc phát triển các dịch vụ tư vấn là hết sức cần thiết, tuy nhiên cần nghiên cứu xây dựng chính sách phù hợp, bảo đảm công khai, minh bạch, phát huy được thế mạnh của hoạt động tư vấn.
Về tiến độ xây dựng Luật
Đề nghị Bộ Công Thương tập trung nguồn lực, khẩn trương xây dựng dự án Luật để sớm hoàn thành và trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 6/2025) theo quy trình một kỳ họp.