【read88】Nhiều tín hiệu vui cho người nuôi lươn

Sau khi doanh nghiệp tại Hậu Giang thực hiện được những đơn hàng xuất khẩu chính ngạch sản phẩm lươn thịt sang tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc thì từ đầu năm đến nay,ềutnhiệuvuichongườinuilươread88 tình hình tiêu thụ và giá bán lươn thịt của người nuôi lươn trên địa bàn tỉnh có nhiều tín hiệu phấn khởi. Để hiểu rõ hơn về vấn đề trên, ông Nguyễn Minh Đức (ảnh), Chi cục trưởng Chi cục Chất lượng, chế biến, thị trường và phát triển nông thôn tỉnh, đã có những thông tin chia sẻ với phóng viên Báo Hậu Giang.

Trong năm 2023, đơn vị đã tổ chức 2 đợt đi xúc tiến thương mại để quảng bá, kết nối tiêu thụ một số mặt hàng nông, lâm, thủy sản có tiềm năng xuất khẩu (mít, sầu riêng, lươn, cá thát lát, lúa gạo…) của tỉnh tại Hà Nội và tại hội chợ Việt - Trung được tổ chức ở tỉnh Lào Cai. Thông qua 2 đợt xúc tiến thương mại trên thì đầu năm nay, có 2 đối tác từ Trung Quốc đến tiếp cận với doanh nghiệp cung ứng nông, lâm, thủy sản của tỉnh để hợp tác xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc. Đặc biệt, những đơn hàng xuất khẩu chính ngạch đầu tiên về sản phẩm lươn sang thị trường Trung Quốc đã được doanh nghiệp trong tỉnh thực hiện, qua đây tạo ra nhiều tín hiệu khởi sắc cho người nuôi lươn tại Hậu Giang về thị trường tiêu thụ và giá bán.

Xin ông cho biết cụ thể hơn về tình hình xuất khẩu chính ngạch sản phẩm lươn thịt của tỉnh, sang thị trường Trung Quốc trong thời gian vừa qua ?

- Bắt đầu từ khoảng tháng 2 năm nay, doanh nghiệp chế biến và cung ứng lươn thịt của tỉnh đã ký kết và thực hiện thành công những đơn hàng đầu tiên để xuất khẩu con lươn thịt sang thị trường Trung Quốc bằng con đường chính ngạch và công việc này được duy trì cho đến nay. Vào lúc cao điểm thì bình quân mỗi ngày, doanh nghiệp của tỉnh xuất khẩu cho thị trường Trung Quốc khoảng 10 tấn lươn thịt; riêng hiện nay nhu cầu mỗi ngày cũng từ 5-6 tấn lươn thịt xuất sang Trung Quốc nhưng không có nguồn cung.

Người nuôi lươn trong tỉnh đã và đang phấn khởi với giá bán lươn thịt từ khi mặt hàng này được xuất khẩu sang nước ngoài.  

Khi mặt hàng lươn thịt được xuất khẩu đi nước ngoài như thời gian qua thì giá bán lươn thịt ở Hậu Giang có khởi sắc như thế nào, thưa ông ?  

- Trước khi xuất khẩu thì người nuôi lươn trong tỉnh chủ yếu tiêu thụ trong nội địa với sản lượng ít, giá bán ở mức thấp; trong khi vài năm gần đây, phong trào nuôi lươn thịt của người dân Hậu Giang và các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL phát triển khá mạnh, từ đó dẫn tới tình trạng cung vượt cầu nên thường xuyên bị thương lái ép giá. Tuy nhiên, từ khi con lươn thịt được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc thì giá bán lươn thịt của người nuôi trong tỉnh được cải thiện đáng kể. 

Cụ thể, khi lươn thịt của tỉnh chưa được xuất khẩu thì giá bán chỉ ở mức trên, dưới 70.000 đồng/kg và đây là mức gần với giá thành sản xuất của người nuôi nên bà con có được nguồn lợi nhuận không nhiều. Thế nhưng, từ tháng 2 đến nay, khi có thị trường xuất khẩu lươn sang Trung Quốc thì giá bán lươn thịt được nâng lên cao hơn khi ở mức trên, dưới 100.000 đồng/kg, từ đó tạo nguồn lợi nhuận hấp dẫn cho bà con sau khi bán lươn. Qua đây cũng tạo động lực để phong trào nuôi lươn thịt của người dân trong tỉnh được phục hồi, phát triển và nhân rộng trong thời gian gần đây nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu.

Về tình hình nuôi lươn thịt và sản xuất con lươn giống trên địa bàn tỉnh hiện nay như thế nào, thưa ông ?

- Qua khảo sát sơ bộ của ngành chức năng tỉnh thì hiện diện tích nuôi lươn của toàn tỉnh là hơn 20.000m2, với hình thức nuôi lươn thâm canh mật độ cao, tổng sản lượng dự kiến đạt từ 4.000-5.000 tấn/vụ thu hoạch. Về sản xuất con lươn giống theo hình thức nhân tạo trên địa bàn tỉnh được nhiều doanh nghiệp, cơ sở tham gia thực hiện tương đối phong phú, đa dạng; đồng thời cũng có không ít đơn vị ngoài tỉnh đã và đang liên kết cung ứng con lươn giống cho người dân trong tỉnh. Như vậy, hiện cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu về con lươn giống cho người nuôi trong tỉnh.

Tuy nhiên, điều lưu ý người dân là hiện nay, có một số nguồn lươn giống bị nhiễm bệnh nên trong quá trình mua, bà con nên chọn những nơi có uy tín về cung ứng con lươn giống để việc nuôi đạt hiệu quả cao, hạn chế thiệt hại. 

Ngoài ra, thực hiện theo chỉ đạo của lãnh đạo Sở NN&PTNT, tới đây đơn vị sẽ phối hợp với Chi cục Chăn nuôi - Thú y và Thủy sản tỉnh, cũng như các đơn vị có liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát dịch bệnh tại các cơ sở cung ứng con lươn giống trên địa bàn tỉnh, cũng như thị trường lươn giống bên ngoài đưa vào tỉnh.

Để con lươn thịt đảm bảo yêu cầu về xuất khẩu của doanh nghiệp thì trong quá trình nuôi lươn, ông có những lưu ý gì đối với người dân ?

- Hiện nay, trên địa bàn tỉnh vẫn còn không ít hộ nuôi lươn chưa được tập huấn về quy trình kỹ thuật nuôi theo hướng an toàn thực phẩm, mà người dân nuôi và sử dụng thuốc theo kinh nghiệm hoặc theo dân gian  truyền miệng với nhau, từ đó dẫn tới một số lô lươn khi kiểm tra lấy mẫu thì bị nhiễm kháng sinh cấm nên không thể đem đi xuất khẩu được.

Từ vấn đề trên, để nguồn lươn thịt đảm bảo các yêu cầu về thị trường xuất khẩu chính ngạch, trước mắt là thị trường Trung Quốc đang có nhu cầu lớn như hiện nay thì trong quá trình nuôi lươn, người dân cần tuân thủ các quy trình hướng dẫn nuôi lươn theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm từ cơ quan chuyên môn của ngành nông nghiệp, qua đây tạo đầu ra ổn định và giá bán được tốt.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có những doanh nghiệp nào thực hiện xuất khẩu lươn đi tiêu thụ nước ngoài, và khi người dân muốn liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ lươn xuất khẩu thì phải làm thế nào, thưa ông ?

- Hiện trên địa bàn tỉnh mới có một đơn vị thực hiện xuất khẩu chính ngạch mặt hàng lươn thịt sang thị trường Trung Quốc, đó là Công ty TNHH một thành viên Tâm Đức, ở thành phố Vị Thanh. Riêng những doanh nghiệp khác thì chưa xuất khẩu chính ngạch mà chủ yếu gom hàng từ người nuôi, sau đó liên kết với những doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh có xuất khẩu chính ngạch sang thị trường nước ngoài để tiêu thụ lươn cho bà con.

Về vấn đề người dân muốn liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ lươn xuất khẩu thì có 2 cách. Cách thứ nhất là liên hệ với cơ quan chức năng của nhà nước là Chi cục Chất lượng, chế biến, thị trường và phát triển nông thôn (số điện thoại 02933582204), thuộc Sở NN&PTNT tỉnh để được hỗ trợ về kỹ thuật nuôi lươn đạt yêu cầu chất lượng để xuất khẩu và kết nối đầu ra cho người dân. Cách thứ hai là liên hệ trực tiếp với Công ty TNHH một thành viên Tâm Đức, có trụ sở ở thành phố Vị Thanh.

Xin cảm ơn ông !

HỮU PHƯỚC thực hiện

Thể thao
上一篇:Hải quan Lao Bảo (Quảng Trị) làm tốt công tác “gác cửa” kinh tế vùng biên
下一篇:PM to visit Laos, co