Việc đặt tiền công đức,ảitiềnlẻkhiđilễchùalàhànhđộngsailầbdkq ngoai hang anh còn gọi là tiền giọt dầu là một truyền thống văn hóa lâu đời, thể hiện lòng thành của người dân khi đi lễ chùa với mong muốn đóng góp vào việc tu bổ tôn tạo di tích, duy trì hoạt động của nhà chùa, đóng góp vào các hoạt động từ thiện...
Tuy nhiên, hiện nay, tại rất nhiều ngôi chùa, dễ dàng bắt gặp hình ảnh người dân đi lễ rải tiền công đức là những đồng tiền lẻ ở khắp nơi trong chùa, từ các ban thờ ở Tam bảo đến vườn hoa, giếng nước, thậm chí nhét vào tận tay, đặt dưới chân tượng Phật... tạo ra những hình ảnh phản cảm ở nơi thờ tự vốn được coi là chốn tôn nghiêm.
Người đi lễ đặt tiền lẻ dưới chân tượng Phật.
Theo GS Ngô Đức Thịnh - Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hóa Việt Nam, nhiều người vẫn có quan niệm sai lầm rằng phải đặt tiền lẻ vào các mâm lễ trên ban thờ thì Phật mới chứng giám, càng rải nhiều nơi thì càng được nhiều lộc nên nhiều người vẫn cố tình rải tiền vô tội vạ.
Thậm chí, họ phải nhét tiền vào tận tay tượng Phật mới yên tâm, không khác gì hối lộ, mua bán thần Phật. Đây
là hình ảnh rất xấu, không đúng với văn hóa tín ngưỡng của người Việt.
Bà Vi Thanh Hoài - Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở cho biết, hàng năm Bộ VHTT&DL có công văn hướng dẫn, phối hợp với các địa phương trong công tác tổ chức lễ hội, cụ thể là Ban quản lý các di tích, các đình đền chùa có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức của nhân dân khi tham gia lễ hội để hạn chế việc người dân đặt tiền công đức không đúng nơi quy định. Theo báo cáo của các địa phương, việc thực hiện cũng có chuyển biến theo chiều hướng tích cực, nhưng một số hiện tượng xấu vẫn chưa được khắc phục triệt để, nhất là những khi lượng người đi lễ quá đông, vẫn còn xảy ra những hình ảnh phản cảm như việc người dân chen lấn, xô đẩy, đặt tiền lẻ lên các ban thờ, đặt tiền công đức không đúng nơi quy định.
Chia sẻ về vấn đề này, Hòa thượng Thích Thanh Nhã - Phó Trưởng Ban thường trực Ban Nghi lễ Trung ương GHPGVN cho biết: "Người dân đi lễ chùa có truyền thống công đức, cúng dường Tam bảo, tùy duyên công quả để tạo phúc cho gia đình. Tuy nhiên, việc rải tiền lẻ lên ban thờ là một hành động sai lầm vì cúng đức Phật là cúng hương đèn, hoa quả."
Hành vi ứng xử đó của người đi lễ vô hình chung làm mất đi hình ảnh tôn nghiêm của chốn thờ tự. Nhiều người đi lễ chỉ biết cầu thế nọ thế kia, hành động rải tiền lẻ khắp nơi không chỉ khiến ngôi chùa mất đi sự tôn nghiêm, thanh tịnh mà còn gây mất an ninh, tạo điều kiện cho những đối tượng xấu trộm cắp. Chưa biết họ tu tập lễ bái thế nào nhưng việc rải tiền lẻ như thế là một hành động sai lầm, Hòa thượng Thích Thanh Nhã nhấn mạnh.
Theo Hòa thượng Thích Thanh Nhã, người đi lễ chùa cần nâng cao ý thức, không hùa theo đám đông để giữ cho chùa chiền được tôn nghiêm, thanh tịnh. Tiền công đức nên được đặt vào hòm công đức hoặc gửi ở các bàn ghi công đức được bố trí tại các chùa.
Đây vừa là hành động có văn hóa, thể hiện được sự thành kính, vừa tránh được tình trạng lộn xộn, để tiền công đức được bảo quản và sử dụng đúng mục đích./.