5 năm qua,ảiđivocuộcsốkết quả giải bóng đá hôm nay công tác hòa giải ở cơ sở luôn được các cấp, ngành liên quan ở tỉnh coi trọng, qua đó góp phần đưa Luật Hòa giải ở cơ sở ngày càng đi vào cuộc sống...
Thành viên tổ hòa giải ở ấp Phú Lợi, xã Phú Hữu chia sẻ kinh nghiệm hòa giải.
Hòa giải cơ sở là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng trong giữ vững ổn định an ninh trật tự, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đánh giá kết quả đạt được trong 5 năm triển khai thi hành luật, bà Phạm Thanh Tuyền, Giám đốc Sở Tư pháp, cho biết: “5 năm qua, Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành đã được UBND các cấp trong tỉnh tổ chức triển khai kịp thời đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và đội ngũ hòa giải viên trên địa bàn bằng nhiều hình thức. Như tuyên truyền miệng, tờ gấp, truyền thanh; lồng ghép vào các hội thi, sinh hoạt của đoàn thể, câu lạc bộ; các đợt bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải... Qua đó, các nội dung cơ bản của luật và quy định liên quan đều được phổ biến sâu rộng, đến đúng đối tượng…”.
Thời gian này, công tác hòa giải ở cơ sở không ngừng được củng cố về tổ chức; từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, góp phần quan trọng trong giữ gìn tình đoàn kết tương thân tương ái trong cộng đồng.
Hàng năm, UBND tỉnh cũng chỉ đạo UBND các huyện, thị, thành phố tăng cường tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ sở, giúp công tác này từng bước chuyển biến tích cực; các tổ hòa giải được củng cố, kiện toàn; chất lượng và số lượng hòa giải viên có trình độ chuyên môn ngày càng cao, góp phần giải quyết kịp thời các mâu thuẫn, tranh chấp. Số vụ việc hòa giải thành năm sau cao hơn năm trước, hạn chế được nhiều vụ việc tranh chấp, khiếu kiện.
Toàn tỉnh hiện có 543 tổ hòa giải với 3.397 hòa giải viên. Các hòa giải viên tham gia vào tổ hòa giải là những người có phẩm chất đạo đức, uy tín, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, tự nguyện tham gia công tác này.
Nói đến hoạt động hòa giải ở cơ sở là nói đến việc tham gia giải quyết các vụ tranh chấp, kiện tụng từ đơn giản và có cả phức tạp; được tổ chức xác minh, phối hợp xử lý chặt chẽ. Kết quả ấy là nhờ đội ngũ hòa giải viên nhiệt tâm, giàu kinh nghiệm.
Công tác hòa giải có tỷ lệ thành cao hay không phụ thuộc phần lớn vào vai trò của các hòa giải viên. Bởi hòa giải cơ sở không chỉ giải thích, hướng dẫn cho người dân hiểu được những kiến thức pháp luật mà còn động viên, thuyết phục để hai bên đương sự đi đến sự thỏa thuận với nhau, góp phần hóa giải mâu thuẫn...
Ông Phan Văn Phúc, thành viên tổ hòa giải ở ấp Phước Thạnh, xã Đông Thạnh, chia sẻ: “Bản thân tôi gắn bó với hoạt động hòa giải ở ấp gần 20 năm. Bà con mình ở nông thôn phần lớn nhận thức pháp luật còn hạn chế, vì vậy, nhiều trường hợp do không hiểu biết nên lớn tiếng với nhau, làm mất tình làng nghĩa xóm. Lúc này, rất cần những hòa giải viên như chúng tôi để hàn gắn lại”.
Còn ông Nguyễn Văn Hùm, thành viên Tổ hòa giải ấp Phú Lợi, xã Phú Hữu, cho biết: “Để làm tốt nhiệm vụ trên, tôi và các hòa giải viên tại địa phương đều phải học tập, trau dồi kiến thức, đặc biệt là kiến thức pháp luật. Qua nhiều vụ hòa giải, chúng tôi tự tích lũy kinh nghiệm thêm cho mình để có những phương pháp, cách thức hòa giải hiệu quả hơn”, ông Hùm chia sẻ.
Để nâng cao năng lực cho đội ngũ hòa giải viên, hàng năm, Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh (PBGDPL) đều tổ chức các cuộc thi như: Tìm hiểu pháp luật; Hội thi hòa giải viên giỏi, tuyên truyền viên pháp luật giỏi... với những nội dung phong phú, đa dạng, sinh động. Bên cạnh đó, hội đồng cũng kịp thời biểu dương, khen thưởng các hòa giải viên có nhiều cố gắng, tinh thần trách nhiệm, chủ động, sáng tạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các cơ quan chức năng, do mặt trái của kinh tế thị trường nên dẫn đến tranh chấp trong xã hội khá nhiều, phức tạp. Điều này đòi hỏi những người làm công tác hòa giải ở cơ sở phải thường xuyên cập nhật văn bản pháp luật mới và cần được bồi dưỡng kỹ năng hòa giải nhằm hạn chế tối đa những vụ việc hòa giải không thành, phải chuyển lên cấp trên.
Thời gian tới, Sở Tư pháp sẽ tiếp tục tham mưu cho Hội đồng Phối hợp PBGDPL tỉnh mở các lớp tập huấn về kỹ năng, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ hòa giải viên cơ sở. Đây được xem là một trong những điều kiện thuận lợi để công tác hòa giải trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát huy hiệu quả hơn nữa.
Qua 5 năm thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở, có hơn 15.000 lượt hòa giải viên được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng. Đội ngũ hòa giải viên được cung cấp đầy đủ tài liệu tuyên truyền, phổ biến nghiệp vụ, việc cấp phát sách cho tủ sách pháp luật được duy trì… |
Bài, ảnh: Đ.BẢO