您现在的位置是:Cúp C2 >>正文

【soi kèo bóng đá nét】Cho phép có chính sách đặc thù để khai thác tận thu mỏ dầu khí

Cúp C24人已围观

简介Thêm nhiều chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư vào dầu khí Cần cơ chế đặc thù thu hút đầu tư nước ng ...

Thêm nhiều chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư vào dầu khí Cần cơ chế đặc thù thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí Sửa Luật Dầu khí: Hài hòa lợi ích để không lãng phí tài nguyên Sửa Luật Dầu khí: Cần quy định mức nội địa hóa để khuyến khích phát triển ngành dầu khí trong nước

Mỏ dầu khí tận thu không phải trích nộp trước thuế tài nguyên,épcóchínhsáchđặcthùđểkhaitháctậnthumỏdầukhísoi kèo bóng đá nét thuế xuất khẩu

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã bổ sung Điều 55 quy định về chính sách khai thác tài nguyên đối với mỏ dầu khí khai thác tận thu, phân biệt với chính sách ưu đãi đầu tư dầu khí theo hướng thực sự tạo cơ chế đột phá, mang lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN), kể cả trong trường hợp doanh thu trừ chi phí thấp hơn thuế tài nguyên phải nộp (thay vì kết thúc sớm, không thực hiện dự án khai thác tận thu).

Phiên họp

Phiên họp Quốc hội chiều 25/10

Cụ thể, toàn bộ chênh lệch giữa doanh thu và chi phí thực hiện khai thác tài nguyên đối với mỏ dầu khí khai thác tận thu được nộp vào NSNN mà không phải trích nộp trước thuế tài nguyên và thuế xuất khẩu dầu khí. Để bảo đảm chặt chẽ, dự thảo Luật ràng buộc nguyên tắc bảo đảm hiệu quả hoạt động khai thác tận thu (chênh lệch thực dương giữa doanh thu và chi phí) và kiểm soát chặt chẽ chi phí hoạt động dầu khí khi khai thác tận thu. Đồng thời, dự thảo Luật quy định việc khai thác tận thu chỉ giao cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thực hiện. Bộ Công thương có trách nhiệm nghiên cứu xây dựng, ban hành, hướng dẫn về định mức chi phí, định mức kinh tế, kỹ thuật cho điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, ngày 14/10/2022, Chính phủ có Báo cáo số 415/BC-CP gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản thống nhất với dự thảo Luật và dự thảo Báo cáo trình Quốc hội. Riêng nội dung tại dự thảo Luật về chính sách khai thác tài nguyên đối với mỏ dầu khí khai thác tận thu và các quy định có liên quan, Chính phủ sẽ tiếp tục phối hợp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong quá trình hoàn thiện dự thảo Luật tại kỳ họp thứ 4, trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Để bảo đảm thống nhất và có thể áp dụng chính sách này ngay sau khi Luật Dầu khí (sửa đổi) có hiệu lực, dự thảo Luật bổ sung tại Điều 67 về nội dung sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 3 Luật Thuế tài nguyên; bên cạnh đó, để khuyến khích hoạt động khai thác tận thu và phù hợp với tính chất hoạt động khai thác tận thu là thực hiện theo nhiệm vụ được giao, dự thảo Luật quy định theo hướng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được sử dụng thông tin, dữ liệu, tài liệu, mẫu vật, công trình dầu khí và tài sản khác đã được lắp đặt, đầu tư của hợp đồng dầu khí đã kết thúc mà Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tiếp nhận, mà không phải trả tiền để khai thác tận thu. Cũng theo nguyên tắc này, việc đầu tư bổ sung để khai thác tài nguyên đối với mỏ dầu khí khai thác tận thu, thu dọn công trình dầu khí và xử lý sau thu dọn khi kết thúc hoạt động khai thác được thực hiện theo quy định của Luật Dầu khí và trên cơ sở cân đối nguồn thu từ hoạt động khai thác tận thu đối với mỏ dầu khí.

Tận thu tài nguyên hợp lý, tăng nguồn thu cho ngân sách

Phát biểu góp ý tại phiên họp, nhiều đại biểu đánh giá các quy định điều chỉnh liên quan đến mỏ dầu khí tận thu và các quy định về chính sách ưu đãi trong lĩnh vực dầu khí nói chung và mỏ dầu khí khai thác tận thu nói riêng là một điểm quan trọng đột phá của dự thảo Luật lần này.

Tâm Hùng
Đại biểu Nguyễn Tâm Hùng

Theo đại biểu Nguyễn Tâm Hùng (đoàn Bà Rịa – Vũng Tàu), thời điểm hiện nay, một số mỏ dầu khí, các lô dầu khí sản lượng đã giảm hoặc hết hạn hợp đồng hoặc nhà thầu chấm dứt hợp đồng sớm dẫn đến việc suy giảm về hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành lại chưa có quy định cụ thể về hoạt động này nên việc triển khai các dự án để tận thu nguồn tài nguyên quốc gia còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Ngoài ra, các cơ chế ưu đãi để thu hút đầu tư không còn thực sự hấp dẫn so với các nước trong khu vực. Đại biểu cho rằng, đây chính là rào cản cho các đối tác muốn đầu tư vào hoạt động dầu khí tại Việt Nam. Vì vậy, để có thể tiếp tục hoạt động khai thác, tận thu mỏ dầu khí, thực sự nâng cao hiệu quả kinh tế, đại biểu Hùng cho rằng, cần có quy định thật cụ thể để luật hóa các chính sách khai thác tận thu đặc thù, phân biệt với cơ chế phân chia sản phẩm và nguyên tắc thu hồi chi phí của hợp đồng chia sản phẩm dầu khí. Đại biểu đề nghị Chính phủ cần sớm nghiên cứu quy định chi tiết chính sách này.

Cùng quan điểm thống nhất việc đề xuất bổ sung chính sách đặc thù với khai thác tận thu dầu khí, giao cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được tiếp quản quản lý, sử dụng tài sản công là các tài sản, công trình dầu khí đã được lắp đặt, đầu tư và khai thác, đại biểu Trần Thị Thu Phước (Kon Tum) cũng đề nghị cần có những nội dung quy định điều chỉnh đối với các vấn đề như vận chuyển, chiết xuất, chế biến, lọc hóa dầu để tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động nêu trên.

Phát biểu làm rõ một số nội dung về dự án Luật, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, việc có chính sách đặc thù với khai thác tận thu dầu khí, áp dụng nguyên tắc doanh thu trừ chi phí như dự thảo Luật sẽ tạo cơ chế đột phá, mang tính khả thi, khai thác tận thu tài nguyên hợp lý, đặc biệt là khi giá dầu thô trên thị trường thế giới biến động bất thường, bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật Thuế tài nguyên liên quan đến hoạt động dầu khí, đại biểu Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông) cho rằng, việc sửa khoản 3 Điều 10 của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, hạ thuế suất tối thiểu từ 25 đến 50% là hợp lý. Nếu được, cần đưa ngay vào Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, theo hướng đối với hợp đồng dầu khí hưởng chính sách ưu đãi đầu tư thì thuế suất là 33%, đối với hợp đồng dầu khí hưởng chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt thì hưởng thuế suất 25%. Đối với các hợp đồng dầu khí khác giao Chính phủ quyết định trong khung từ 25% đến 50%, hoặc giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định trên cơ sở Chính phủ trình.

Tags:

相关文章