当前位置:首页 > Cúp C1 > 【kết quả u23 châu a 2023】Nghiêm trị những kẻ lợi dụng tôn giáo để thực hiện mưu đồ xấu

【kết quả u23 châu a 2023】Nghiêm trị những kẻ lợi dụng tôn giáo để thực hiện mưu đồ xấu

2025-01-10 00:57:42 [World Cup] 来源:88Point

Tận dụng sự cố môi trường biển tại các tỉnh miền Trung,ịnhữngkẻlợidụngtngiođểthựchiệnmưuđồxấkết quả u23 châu a 2023 hơn một năm qua, những phần tử xấu dưới vỏ bọc “tôn giáo” đã ra sức lôi kéo một bộ phận giáo dân gây rối an ninh trật tự hòng tạo cớ “vu khống, ăn vạ” chính quyền “đàn áp tôn giáo, bóp nghẹt dân chủ” để từ đó lu loa với thế giới về một Việt Nam “bất ổn”, chia rẽ đoàn kết dân tộc, kích động bạo loạn, kêu gọi nước ngoài can thiệp vào Việt Nam.

Nhưng những chiêu trò đó, mà cao điểm là vụ việc kích động một số giáo dân Nghệ An, Hà Tĩnh chặn Quốc lộ 1A, đập phá tài sản và tấn công lực lượng chức năng, bao vây, gây rối tại trụ sở UBND huyện Lộc Hà (tỉnh Hà Tĩnh) vào tháng 2 và đầu tháng 4-2017 vừa qua… đã không đạt được mục đích. Trong khi đó, những linh mục, phần tử khủng bố “Việt Tân”, giáo dân quá khích đã dần lộ diện giúp nhân dân nhận rõ bộ mặt thật của họ. Đã đến lúc pháp luật phải được thực thi, giáo luật phải được thi hành để làm nghiêm phép nước và làm trong sạch hình ảnh khiêm nhường, bác ái của người theo đạo mà Đức Ki-tô đã truyền dạy cho hậu thế...

Họ đã ngoan cố “đạp lên pháp luật”

Sau khi xảy ra sự cố môi trường biển, Chính phủ Việt Nam đã công khai, minh bạch, buộc Formosa Hà Tĩnh phải nhận trách nhiệm và bồi thường số tiền 11.500 tỷ đồng (500 triệu USD). Chính phủ và chính quyền các địa phương đã khẩn trương, nỗ lực tiến hành các giải pháp khắc phục hậu quả và đến nay, Formosa đã khắc phục 51/53 khuyết điểm xử lý xả thải môi trường. Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta rất rõ ràng: Khi nào Formosa xử lý xong hoàn toàn mới được hoạt động trở lại và sẽ đóng cửa vĩnh viễn nếu tái phạm. Các tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm dẫn đến sự cố môi trường này cũng đã và đang bị xem xét, xử lý. Gần đây nhất, việc đưa ra xem xét công khai việc kỷ luật ông Võ Kim Cự là một minh chứng rõ nét ở Việt Nam, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Công tác chi trả đền bù thiệt hại cho người dân 4 tỉnh miền Trung cũng đã và đang được giải quyết khẩn trương, trên tinh thần công khai, công bằng và minh bạch. Đến đầu tháng 3-2017, 77% trong tổng số 4.680 tỷ đồng tạm cấp đã đến tay những người dân chịu thiệt hại do sự cố. Công tác đền bù thiệt hại cũng đang được tiếp tục giải quyết, bổ sung. Ngư dân nhận tiền đền bù cùng với các chính sách hỗ trợ vốn của Nhà nước đã tổ chức đi biển trở lại, trong tháng 3-2017 đã có nhiều ngư dân miền Trung trúng những mẻ cá lớn, như anh Lê Văn Tuấn (Quảng Trị) trúng mẻ cá 150 tấn, có lãi hàng tỷ đồng thực sự đã làm nức lòng mọi người, tạo thêm động lực cổ vũ ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển làm ăn.

Ngày 9-4, Công an thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Gây rối trật tự công cộng” liên quan đến vụ hàng trăm người dân tụ tập chặn xe trên quốc lộ 1A đoạn qua khu vực đèo Con. Ảnh: SGGP

Nhưng thực tế sinh động nói trên không khiến một số linh mục đang giữ những chức sắc tôn giáo nhất định ở Nghệ An, Hà Tĩnh như linh mục Nguyễn Đình Thục, linh mục Đặng Hữu Nam… quan tâm. Họ vẫn tranh thủ mọi nơi, mọi lúc, kể cả biến những giờ giảng đạo trong nhà thờ thành buổi tuyên truyền xuyên tạc về chế độ, ngang nhiên phát thư ngỏ trên mạng xã hội kêu gọi con chiên tụ tập “biểu tình ôn hòa” đòi kiện Công ty Formosa. Miệng luôn “kêu gào” biểu tình ôn hòa nhưng thực chất họ đã tổ chức rất bài bản nhằm từng bước kích động, lôi kéo đồng bào giáo dân gây rối an ninh trật tự, sẵn sàng chống đối lực lượng chức năng. Như trong sự kiện một số giáo dân Nghệ An rủ nhau vào Hà Tĩnh biểu tình “nộp đơn kiện” thì họ đã chuẩn bị xe cộ chở vật chất hậu cần phục vụ, các linh mục đứng ra cầm loa kêu gọi “con chiên” quấy rối, ngăn cản giao thông trên Quốc lộ 1A… Linh mục Nguyễn Đình Thục còn cho xe hơi của mình đứng chắn quốc lộ để tạo cớ giằng co, tranh cãi với lực lượng chức năng. Các phần tử thuộc tổ chức khủng bố “Việt Tân” nhân cơ hội đó trà trộn, kích động giáo dân chống đối lực lượng cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ, họ đã ném đất đá làm hư hại nặng xe cảnh sát, làm bị thương nhiều chiến sĩ công an. Còn trong ngày 3-4, tại Hà Tĩnh, họ kích động giáo dân chuẩn bị sẵn băng-rôn, khẩu hiệu với nội dung xuyên tạc, dựng chuyện. Từ chỗ rủ rê giáo dân đi “nộp đơn kiện”, các linh mục đã vượt xa chủ trương “ôn hòa” khi kích động giáo dân bao vây trụ sở UBND huyện Lộc Hà, uy hiếp đội ngũ cán bộ, công chức rời khỏi vị trí làm việc; cản trở mọi hoạt động giao dịch hành chính của người dân, đánh trọng thương một chiến sĩ công an và ngăn cản người khác đến cấp cứu nhân đạo; một lực lượng khác, bao gồm phần đông là phụ nữ bịt mặt, dùng lưới, gậy gộc hung hãn chặn Quốc lộ 1A ở khu vực đèo Con, đốt lửa, làm tê liệt giao thông trong nhiều giờ, chặn cả xe cứu thương đang trên đường đưa người bệnh đi cấp cứu… Tất cả những hoạt động trên được họ tổ chức quay phim, ghi hình, truyền trực tiếp trên mạng xã hội để “báo công, ghi điểm” với các lực lượng phản động bên ngoài, khuếch trương thanh thế nhằm gây sự chú ý của truyền thông quốc tế, tìm mọi chứng cớ (dù là nhỏ nhất) để vu vạ chính quyền “đàn áp tôn giáo”, kích động giáo dân tụ tập thêm người hòng gây áp lực lên chính quyền để “kiện” những điều vô lý, thiếu căn cứ pháp luật và đòi hỏi, sách nhiễu vô lối về hành đạo…

Những vụ việc mà một số linh mục phối hợp với các phần tử khủng bố “Việt Tân” gây ra ở Nghệ An, Hà Tĩnh vừa qua đã gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống sản xuất của người dân và sự tôn nghiêm của pháp luật. Đồng thời còn đi ngược đường hướng, giáo lý, giáo luật của đạo Thiên Chúa, trái với chức trách, bổn phận của chức sắc tôn giáo, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của Giáo hội Công giáo Việt Nam, khiến những tín đồ chân chính không khỏi buồn lòng. Điều đáng nói, sau khi sự việc xảy ra, một số đối tượng tán phát tài liệu, phát ngôn trên báo chí nước ngoài xuyên tạc, nói sai sự thật về sự việc với ý đồ làm phức tạp thêm tình hình.

Trên báo chí địa phương và trên cộng đồng mạng xã hội, người dân thuộc nhiều thành phần trong xã hội đã lên tiếng phản đối những hành vi quá khích của một số linh mục, giáo dân nói trên. Nhiều người chỉ rõ, ngày 4-10-2016, Bộ Công an đã ra thông báo liệt “Việt Tân” vào danh sách tổ chức khủng bố và xác định bất kỳ ai thực hiện hành vi tham gia, giúp đỡ, huấn luyện, đào tạo, hoạt động theo sự chỉ đạo của tổ chức “Việt Tân” đều bị xem xét, xử lý theo tội danh khủng bố chống chính quyền nhân dân được quy định tại Điều 113, Bộ luật Hình sự. Hành vi của các linh mục như Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục… còn vi phạm khoản 1, Điều 258, Bộ luật Hình sự về lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân; thậm chí họ đã tuyên truyền, rao giảng sai sự thật, chia rẽ đoàn kết dân tộc, xuyên tạc, bịa đặt, nói xấu chế độ.

Điều 15, Hiến pháp năm 2013 của nước CHXHCN Việt Nam quy định: “Quyền công dân không được tách rời nghĩa vụ, công dân phải có trách nhiệm với Nhà nước và xã hội; việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”. Tại Việt Nam, việc khiếu kiện, khiếu nại được quy định trong Luật Khiếu nại, tố cáo ban hành năm 2011. Khoản 6, Điều 6, Luật Khiếu nại, tố cáo quy định: “Cấm kích động, xúi giục, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo người khác tập trung đông người khiếu nại, gây rối an ninh trật tự công cộng”. Khoản 7, Điều 6 luật này cũng quy định: “Cấm lợi dụng việc khiếu nại để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; xuyên tạc, vu khống, đe dọa, xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, người thi hành nhiệm vụ, công vụ khác”. Vừa qua, ngày 6-4, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 tháng đối với Nguyễn Văn Hóa (sinh năm 1995, trú tại xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) về tội “Lợi dụng quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, công dân” theo Điều 258, Bộ luật Hình sự. Bước đầu Nguyễn Văn Hóa thừa nhận làm việc cho các tổ chức phản động và làm phương tiện liên lạc, nhận tiền của các tổ chức, cá nhân; ký hợp đồng với một số đài, trang mạng nước ngoài với mức 1.500 USD cho 16 phóng sự/tháng để đăng tải, tán phát các thông tin xuyên tạc, kích động... Dư luận cho rằng, đã đến lúc đưa các cá nhân cầm đầu trong các vụ kích động, gây rối ở Nghệ An, Hà Tĩnh trong thời gian qua ra trước ánh sáng pháp luật để giữ gìn kỷ cương, phép nước.

Những linh mục cố tình làm trái lời Chúa

Phát biểu trên trang mạng BBC tiếng Việt, linh mục Nguyễn Đình Thục vẫn dùng lời lẽ xảo ngôn để ngụy biện cho những hành động trái pháp luật của mình: "Nhận thấy trách nhiệm phụng sự người dân không chỉ trên phương diện tôn giáo mà cả đời sống, tôi cũng như một số linh mục ở miền Trung giúp người dân thực thi quyền của họ, đòi Formosa bồi thường cho những thiệt hại đến sinh kế của họ một năm qua" và "Các linh mục có trí thức, nhận thức về nguyên tắc, luật lệ để làm những việc giúp người dân với tình thương và trách nhiệm".

Nếu như linh mục Nguyễn Đình Thục tự nhận “các linh mục có trí thức, nhận thức về nguyên tắc, luật lệ” thì ông ta lại quên rằng người dân, kể cả các giáo dân, dù học vấn chưa cao nhưng cũng đủ để phân biệt thế nào là phải, trái, đúng sai. Linh mục Thục xúi giục, lôi kéo một số giáo dân ở Nghệ An vào Hà Tĩnh để kiện Công ty Formosa nhưng quên hỏi người dân Hà Tĩnh, những người trực tiếp chịu thiệt hại từ sự cố môi trường biển là họ có cần linh mục đi “kiện mướn” như vậy không? Và trên hết, linh mục có nghĩ đến những điều răn của Chúa đối với phận sự của một linh mục hay không?

Đức Giê-su luôn thừa nhận vai trò của chính quyền và răn dạy những người con của Chúa phải phân biệt rạch ròi giữa chính trị và tôn giáo khi truyền dạy: Hãy trả cho Xê-da những gì thuộc Xê-da và trả cho Thiên Chúa những gì thuộc Thiên Chúa. Tập 27, chương X trong Giáo luật “Cách riêng về Giáo hội” ghi: “Không biến mình thành một lực lượng chính trị vì như thế là sai với bản chất và sứ mạng của Giáo hội”. Trong khi đó linh mục Nguyễn Đình Thục đã liên kết, phối hợp với những phần tử khủng bố; trực tiếp kích động và tổ chức giáo dân gây rối an ninh trật tự; công khai xuyên tạc, nói xấu Nhà nước Việt Nam.

Một điều khác, các linh mục như Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục đang đảm nhận những chức sắc tôn giáo tại Việt Nam. Chắc chắn các linh mục chưa quên năm 2013, Việt Nam và Vatican đã hoàn thành cuộc họp vòng 4 Nhóm công tác hỗn hợp về thúc đẩy quan hệ giữa hai bên. Hai bên ghi nhận Giáo huấn của Giáo hội về việc “sống phúc âm giữa lòng dân tộc” và “giáo dân tốt cũng là công dân tốt”. Lôi kéo, xúi giục giáo dân làm trái pháp luật, đẩy nhiều con chiên ngoan đạo rơi vào vòng xoáy tội lỗi mà sớm hay muộn cũng sẽ bị pháp luật nghiêm trị, liệu lương tâm của các linh mục có còn?

Trước những hành vi ngông cuồng, quá khích của một số linh mục, giáo dân, ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết, đã nhiều lần cán bộ Ban Tôn giáo Chính phủ và Hiệp sĩ Đại thánh giá Lê Đức Thịnh gặp gỡ bà con giáo dân để nói rõ những việc mà Đảng, Nhà nước ta đã làm để khắc phục hậu quả do Formosa gây ra. Thế nhưng, vì những người ác ý, đặc biệt có một số vị chức sắc tôn giáo không hợp tác, cố tình kích động giáo dân chống lại chính quyền. Từ những vụ việc đã xảy ra, ông Nguyễn Túc cho rằng: “Bà con chúng ta phải tỉnh táo hơn, phải thấy được những việc mà Đảng, Nhà nước ta đã làm sau khi xảy ra sự cố Formosa đến nay. Nếu có những gì chưa tốt thì phản ánh thông qua Ủy ban Đoàn kết công giáo các cấp, thông qua người uy tín trong giáo dân. Đừng hành động vi phạm pháp luật”.

Đáng tiếc là một số linh mục, giáo dân đã không thấm được những lời lẽ chân thành, thấu tình đạt lý nói trên. Họ hy vọng rằng, “tiếng vang” mà họ tạo ra qua mạng xã hội và truyền thông nước ngoài sẽ đến tai các tổ chức nhân quyền, tôn giáo quốc tế? Chắc chắn, một số tổ chức nhân quyền, tôn giáo quốc tế vốn thiếu thiện chí, thiếu hiểu biết về Việt Nam sẽ vớ lấy điều này làm “bằng chứng” để tạo cớ can thiệp, tác động vào Việt Nam. Nhưng họ quên là trong “thế giới phẳng” hiện nay, những điều bất lương thường không che giấu được. Về tự do tôn giáo ở Việt Nam, ông Andre Sauvageot, cựu Trưởng đại diện Tập đoàn đa quốc gia General Electric (Mỹ), chuyên viên tư vấn của Công ty Fontelm International đã chia sẻ: “Tôi thường trú ở Việt Nam đã hơn 10 năm. Theo tôi biết, Việt Nam là nước có tự do tôn giáo 100%. Ở Việt Nam, người Kinh hay người các dân tộc khác, người theo đạo hay không theo đạo, tất cả đều chung sống trong tinh thần tương trợ. Không ai phải chiến đấu để sống, vì mỗi người đều có cơ hội để sống và làm ăn. Có nhiều xã hội không được như vậy, đó là đặc tính quý báu của xã hội Việt Nam. Các cấp lãnh đạo Việt Nam đã biết nhìn xa, trông rộng để tạo ra một xã hội như vậy”.

“Tầm nhìn xa trông rộng của các cấp lãnh đạo Việt Nam” như lời ông Andre Sauvageot nói, thật ra rất giản dị, đó là chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam luôn luôn tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân thực hiện quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng; coi trọng chính sách đoàn kết, hòa hợp giữa các tôn giáo, bảo đảm bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật.

Mới đây, ngày 19-12-2016, trong Hội nghị làm việc với chức sắc cao cấp các tổ chức tôn giáo toàn quốc, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định rằng, công tác tôn giáo, hoạt động tôn giáo đang phải đối diện với những khó khăn, thách thức do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan; trong đó, có cả sự xúi giục, kích động từ các thế lực xấu. Để giải quyết khó khăn, vướng mắc trên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị các chức sắc cần tăng cường phối hợp với cơ quan chức năng của chính quyền cùng tháo gỡ trên tinh thần xây dựng, thiện chí, khách quan, thượng tôn pháp luật, bảo đảm quyền tự do tôn giáo của mọi người, và phải: “Kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, trục lợi, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối an ninh trật tự, lợi dụng chống phá Nhà nước, gây cản trở đối với Việt Nam trong tiến trình phát triển và hội nhập quốc tế”. Đồng thời, Thủ tướng nhấn mạnh cần: “Phát huy các nguồn lực tôn giáo, tạo sức lan tỏa trong xã hội, xây dựng nếp sống văn minh tốt đời, đẹp đạo, gắn bó đồng hành cùng dân tộc, tạo sức mạnh tổng hợp trong xây dựng và phát triển đất nước”.

Những người tự nhận mình “có trí thức” như linh mục Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục chắc chắn hiểu rõ điều này. Nếu họ vẫn cứ cố tình làm trái lời răn của Chúa, ngoan cố đứng ngoài vòng pháp luật, chắc chắn họ sẽ phải nhận những hình thức nghiêm trị của pháp luật.

Theo HỒNG HẢI/qdnd.vn

Chuyển hóa cách đánh qua chiến dịch tiến công Xuân Lộc

Quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, đầu tháng 4-1975, Đảng ủy và Bộ tư lệnh Miền quyết định mở chiến dịch tiến công Xuân Lộc nhằm tiêu diệt quân địch phòng ngự ở phía đông Sài Gòn, cô lập địch, tạo thế và lực thuận lợi cho quân và dân ta chuẩn bị mở Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Căn cứ vào địa hình và thế bố trí của địch, Bộ tư lệnh chiến dịch xác định thị xã Xuân Lộc, tỉnh lỵ Long Khánh cũ (nay là thị trấn, huyện lỵ huyện Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) là trận then chốt mở đầu của chiến dịch. Đây là khu vực phòng thủ trọng yếu của địch trên tuyến phòng thủ cơ bản (Biên Hòa - Bà Rịa-Vũng Tàu) để phòng giữ cửa ngõ phía đông Sài Gòn. Lực lượng địch có Sư đoàn 18 bộ binh, 1 trung đoàn thiết giáp, 2 tiểu đoàn pháo binh, 9 tiểu đoàn bảo an, 1 tiểu đoàn biệt động quân, 3 đại đội biệt lập, 4 trung đoàn pháo binh và lực lượng dân vệ, cảnh sát dã chiến; bố trí phòng ngự thành 3 tuyến, hướng chính là từ Túc Trưng qua Dầu Giây-thị xã Xuân Lộc đến ngã ba Tân Phong.

Bộ binh cùng xe tăng ta tiến công giải phóng thị xã Xuân Lộc (tháng 4-1975). Ảnh tư liệu

Trận đánh thị xã Xuân Lộc được chuẩn bị rất khẩn trương và diễn ra từ ngày 9 đến 12-4-1975. Ngày đầu, bộ đội ta đồng loạt nổ súng tiến công vào các mục tiêu đã lựa chọn trong thị xã. Trên hướng tiến công chủ yếu (phía đông), Trung đoàn 165 thuộc Sư đoàn 7 bộ binh (Quân đoàn 4) được tăng cường 8 xe tăng tiến công căn cứ Sư đoàn 18 bộ binh địch. Do bị địch ngăn chặn quyết liệt, ta phải chuyển hướng đánh hậu cứ Chiến đoàn 52 địch. Trên hướng thứ yếu (phía bắc), Trung đoàn 266 thuộc Sư đoàn 341 bộ binh (Quân đoàn 4) tiến công các mục tiêu, gồm khu thông tin, cố vấn Mỹ, cảnh sát, bảo an... Đến khi ta đánh vào dinh tỉnh trưởng thì bị địch tập trung lực lượng phản kích dữ dội. Từ ngày 10 đến 12-4-1975, cuộc chiến đấu giữa ta và địch ở thị xã Xuân Lộc diễn ra hết sức căng thẳng, quyết liệt. Ta tiếp tục tiến công vào các mục tiêu đề ra, địch huy động lực lượng tử thủ ngăn chặn. Sau 3 ngày chiến đấu, tuy ta đã chiếm được một số mục tiêu, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch và giữ được một số địa bàn quan trọng, nhưng ta bị thương vong, tổn thất lớn. Trước tình hình đó, xét thấy đánh Xuân Lộc khó dứt điểm, được sự đồng ý của Đảng ủy và Bộ tư lệnh Miền, Bộ tư lệnh chiến dịch quyết định tạm dừng tiến công vào thị xã, chỉ để lại một bộ phận nhỏ lực lượng giữ những khu vực đã chiếm và kiềm chế nghi binh địch, còn đại bộ phận lực lượng chuyển ra ngoài, tổ chức rút kinh nghiệm, thay đổi cách đánh để giải phóng Xuân Lộc.

Trận then chốt mở đầu chiến dịch, tiến công địch ở thị xã Xuân Lộc không đạt mục tiêu đề ra, nhưng để lại bài học quý báu. Trước hết, phải đánh giá đúng tình hình địch, lựa chọn chính xác mục tiêu tiến công. Khi chuẩn bị chiến dịch, ta đánh giá tình hình không đúng về so sánh lực lượng giữa ta và địch, ta đánh giá tương quan lực lượng ở mức tương đương, nhưng thực tế lực lượng của ta ít hơn địch. Lúc này, địch đã tập trung 50% lực lượng bộ binh, 60% lực lượng pháo binh, hầu hết xe tăng của Quân đoàn 3 về trấn giữ ở tuyến phòng thủ Xuân Lộc. Trong khi đó, khi chọn mục tiêu tiến công, ta chọn đánh vào thị xã Xuân Lộc, nơi địch đã tập trung lực lượng rất mạnh cả về sinh lực và binh khí kỹ thuật để phòng ngự. Vì thế, ta xác định đánh vào Xuân Lộc là không phù hợp, do ta chưa dự tính được sự phát triển phức tạp của các tình huống, địch đã tăng cường lực lượng, củng cố thế phòng thủ vững chắc nên đánh không hiệu quả.

Hai là, xác định cách đánh trong trận then chốt phải phù hợp. Lúc đầu, Bộ tư lệnh chiến dịch quyết định cách đánh là “lấy tiêu diệt địch bên ngoài là chính, tạo thế bao vây cô lập Xuân Lộc rồi dứt điểm sau”. Thế nhưng trước tình hình địch hoang mang, dao động, ta thay đổi cách đánh, chuyển từ đánh địch ở phía ngoài vào đánh chúng ở trung tâm thị xã Xuân Lộc trước. Thực tế diễn biến trận đánh cho thấy, việc tập trung lực lượng lớn cùng một lúc đánh vào các mục tiêu ở trong thị xã là chưa phù hợp, do đó, ta tổ chức đánh nhiều lần không thành công do địch tăng cường lực lượng, cố tử thủ ngăn chặn quyết liệt.

Ba là, bám sát các tình huống, tổ chức chỉ huy hiệp đồng chặt chẽ các lực lượng trong trận then chốt. Trong tổ chức sử dụng lực lượng, ta không tập trung dẫn đến lực lượng đột phá trên các hướng không đủ mạnh, ngay cả lực lượng tiến công trên hướng chủ yếu cũng không bằng địch. Lực lượng xe tăng, cao xạ, pháo binh ta chi viện hỏa lực cũng bị phân tán. Trong khi đó trên hướng thứ yếu, lực lượng ta có lúc lại mạnh hơn địch. Khi tổ chức đánh vào nhiều mục tiêu trong thị xã, trình độ tác chiến hiệp đồng phân đội nhỏ của bộ đội ta còn hạn chế.

Như vậy, trận đánh thị xã Xuân Lộc lúc đầu không thành công, nhưng để lại bài học kinh nghiệm quý báu về nắm địch, xác định mục tiêu tiến công, sử dụng lực lượng và cách đánh, tổ chức hiệp đồng tiến công cụm phòng ngự vững chắc của địch ở thị xã trong trận then chốt mở đầu chiến dịch. Nhờ vậy, khi ta chuyển toàn bộ lực lượng ra ngoài, chọn ngã ba Dầu Giây làm mục tiêu tiến công chủ yếu và chuyển hóa cách đánh đầy sáng tạo, linh hoạt thì mới tạo được thế trận vững chắc để phát triển chiến dịch. Thực tế diễn biến chiến đấu từ ngày 15 đến 20-4 cho thấy, sau khi ta chiếm được Dầu Giây, đánh bại các cuộc phản kích của địch, cô lập Xuân Lộc, địch buộc phải rút chạy khỏi thị xã, kết thúc thắng lợi chiến dịch.

Theo Đại tá, TS DƯƠNG ĐÌNH LẬP/ qdnd.vn

(责任编辑:Cúp C2)

推荐文章
热点阅读