【mha chap】Cuối năm, thăm gia đình người hiến tạng
Thắp hương phần mộ anh L.V.H. tại Tân Kỳ, Nghệ An |
Tự hào về anh
Chiếc xe Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế xuyên màn sương đưa chúng tôi hướng về Nghệ An khi trời còn chưa tỏ. Đoàn quyết định không ăn trưa để kịp đến nhà của gia đình anh N.V.H. ở xã Nghĩa Hoàn, huyện Tân Kỳ kịp đầu giờ chiều. Trên xe, điện thoại của bác sĩ lẫn tài xế đều reng lên liên tục với những cuộc gọi từ bệnh viện xử lý công việc. Điều ấy khiến tôi hiểu rằng, để có chuyến đi ý nghĩa này là một nỗ lực lớn của đội ngũ Trung tâm ghép tạng, BVTW Huế khi khối lượng công việc bộn bề ngày giáp tết.
Nhà của anh H. giờ đã được các em tu sửa theo lời hứa của anh trước khi qua đời. Không chỉ cha mẹ anh L.V.H. đón chúng tôi, cả bà con họ hàng kéo đến rất đông. Họ không nghĩ có một chuyến thăm tình nghĩa từ phía một cơ quan nhà nước trước thềm xuân dành cho gia đình người hiến tạng. Anh L.V.H. (sinh năm 1982) là con đầu trong một gia đình ở Nghệ An, làm việc tại Bình Phước và không may gặp tai nạn, rơi vào tình trạng chết não. Trên đường về quê, gia đình đã đồng ý đưa anh vào BVTW Huế hiến mô/tạng. Thận, giác mạc BN hiến thực hiện ghép cho 4 ca tại BVTW Huế; gan được điều phối cho BN ở Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội). Đây là người chết não thứ hai hiến mô, tạng tại BVTW Huế.
Trao quà, thắp nén nhang cho người đã khuất, ai cũng rơi nước mắt khi ôn lại câu chuyện cùng quyết định hiến mô tạng cứu người. Ông Lê. V. L. (SN 1958), bố anh H. là thương binh hạng ¼ không nói, nước mắt ông ngân ngấn khi nghe mọi người kể về con trai mình. Người cựu binh từng trải qua bom đạn chiến tranh không hề lo sợ song lại đắn lo khi hiến tạng con. Ông nhớ lại: “Điều này quá mới mẻ, tui chưa nghe bao giờ. Khi ấy, thấy cợ con, các em gái đều đồng thuận nên tui lên mạng tìm hiểu và đồng ý ngay”. Sau 49 ngày anh H. mất, gia đình người được ghép gan cũng ở Nghệ An tìm đến cảm ơn và nhận làm người thân. Điều này giúp gia đình có thêm niềm an ủi, động viên.
Nhắc đến người anh đáng kính, anh Lê V.A. em trai anh H. vội lấy tấm ảnh chụp chung ba anh em được phóng to treo khoe với đoàn bởi đây là bức ảnh cuối cùng anh H. chụp cùng mọi người. Anh A. nói: “5 BN có cơ hội sống tiếp. Cả gia đình cảm giác như anh vẫn còn sống trên cõi đời này. Khi báo đài đưa tin, cộng đồng ủng hộ, khắp nơi gửi lời động viên, xem đó là một nghĩa cử đẹp. Em tự hào về anh trai mình vì anh đã làm được điều ý nghĩa khi rời xa cuộc đời”.
Chúng tôi đến khu nghĩa trang gia đình dòng họ Lê V. thắp nén nhang cho người đã khuất trong tiết chiều se lạnh. Cuộc trò chuyện cứ kéo dài mãi cho đến khi điện thoại từ Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An (BVHNĐKNA) báo chờ đoàn ở gia đình một thanh niên hiến tạng ở thị xã Hoàng Mai. Chúng tôi lại tiếp tục hành trình.
Đại diện BVTW Huế và BVHNĐK Nghệ An trò chuyện, động viên gia đình em Nguyễn C.M. |
“Tiếc là không hiến được thêm”
Ông Nguyễn T.C. (42 tuổi) một người làm nghề tự do cùng anh trai và cha mẹ chờ đoàn đến thắp hương cho con trai. Khá xúc động trước món quà và lời động viên của Đoàn công tác BVTW Huế, ông C. cứ luống cuống không biết trình bày thế nào. Anh trai của ông C. là anh Nguyễn C.T. thay mặt gia đình tiếp chuyện. Nguyễn C.M. (19 tuổi) từ bỏ cõi đời ở cái tuổi thanh niên rực rỡ nhất khiến gia đình đau xót khôn nguôi. Chính người bác ruột C.T. nêu ý kiến hiến mô tạng cháu, dù ban đầu cả nhà còn nhiều bất đồng. Với kinh nghiệm của một người hoạt động trong lĩnh vực phục hồi chức năng và sự thuyết phục của một người thân làm ở BV Việt Đức, gia đình M. đồng thuận ký vào đơn xin hiến tạng.
Gan được đưa ra BV Việt Đức, riêng hai quả thận của C.M. được ghép cho một bệnh nhân (BN) ở Huế và một thanh niên người Bình Định. Cuộc phẫu thuật diễn ra tại BVHNĐKNA với gần 200 nhân viên y tế cùng sự hỗ trợ của các chuyên gia ghép tạng BVTW Huế và BV Việt Đức. Đau xót khôn nguôi khi đứa con trai đầu ra đi đột ngột, song đến bây giờ, ông T.C. vẫn tin vào sự lựa chọn đúng đắn khi hiến tạng con. Ông bảo: “Thân xác rồi trở về với cát bụi, xem như cháu được ‘tái sinh” trong cơ thể mới. Người nhận sống khỏe là chúng tôi thỏa lòng”.
Đây là trường hợp hiến tạng đầu tiên tại tỉnh Nghệ An, tạo “bước ngoặt lớn” và đánh động vào nhận thức cộng đồng. “Tiếc là không hiến được thêm chứ không sẽ cứu thêm người khác nữa. Gia đình chúng tôi cũng tuyên truyền để mọi người cùng hiểu và mở rộng cái nhìn hơn về hiến mô tạng”, bác của C.M. trải lòng. Câu nói của ông khiến chúng tôi cảm thấy được mở mang nhiều điều sau chuyến đi. Nếu nhiều gia đình có người thân bị chết não đều suy nghĩ như thế, hẳn con số BN suy tạng được cứu sẽ tăng lên nhiều.
Trao quà và thăm gia đình ca hiến tạng đầu tiên tại Huế |
Chương cuối tươi đẹp
Về thăm ca hiến thận đầu tiên là anh Nguyễn P.H. tại Huế khi xuân đang chạm ngõ, con trai anh nhận ra người quen . Anh trai H. quyết ở vậy nuôi ba mẹ già và đứa cháu mồ côi cả cha lẫn mẹ. Cuộc đời của anh H. bi đát từ khi anh phát bệnh u não, song gia đình lại chọn phương án hiến thận, giúp “hồi sinh” hai cuộc đời khác. Ông Nguyễn Th. ba anh H. xúc động vì hầu như tết năm nào cũng đón người của BVTW Huế đến trao quà, thắp hương cho con. “Nhà tui theo đạo Phật nên cứu người là việc nên làm. Con bé M. được nhận thận từ H. đó, tháng mô cũng ghé nhà thắp hương; kỵ giỗ đều có mặt chừ như người thân rứa. Thấy nó khỏe đẹp, tăng cân lên mình cũng mừng”, ông khoe với mọi người.
Dù bận song năm nào, Bác sĩ (BS) Trần Thị Cẩm Tú - Phó giám đốc Trung tâm ghép tạng, BVTW Huế cùng nhân viên đều tổ chức những chuyến thăm viếng, tri ân gia đình người ghép tạng khắp khu vực miền Trung. Năm 2023, BVTW Huế thực hiện hơn 210 ca ghép mô/tạng, đây là năm đầu tiên đoàn đi Nghệ An bởi hai ca hiến gần đây nhất đều nằm ở tỉnh này. Thời gian dù gấp rút song với BS Tú, xa mấy cũng đến được, chỉ mong có người hiến mô tạng để cứu thêm nhiều bệnh nhân. “Các gia đình này như người thân của Trung tâm ghép tạng. Ngoài việc gửi quà thăm hỏi, động viên; chúng tôi còn tư vấn tâm lý và tìm mọi cách để gia đình người hiến vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống. Với ngành y, họ là những chiếc cầu nối để chúng tôi thực hiện sứ mệnh cứu người nên tất cả những gì đáng làm, trung tâm đều cố gắng hết sức”.
Nhiều lần nghe, chứng kiến các ca hiến – ghép tạng, lần đầu tiên tôi biết đến “hậu truyện” đằng sau những ca phẫu thuật. Tình cảm và tấm lòng dành cho gia đình người hiến của đội ngũ y bác sĩ khó có thể kể hết bằng lời. Trong một hội nghị chuyên đề về ghép tạng, GS.TS.TS. Trần Ngọc Sinh, Phó Chủ Tịch Hội Ghép Tạng Việt Nam chia sẻ rằng, tạng ghép chỉ mới đáp ứng chưa đến 10% nhu cầu của người bệnh. Do đó, tạng hiến mang giá trị to lớn, quý báu vô cùng.
Có một sinh mệnh đã dừng lại, nhưng nhiều cuộc sống mới được “thắp lên” nhờ món quà vô giá nặng trĩu tình người. Một chương cuối cuộc đời đẹp tươi được viết nên tựa như lời một bài hát: “Nếu một mai tôi có bay lên trời/ Thì người ơi, tôi đã sống rất thảnh thơi/ Nếu một mai tôi có đi qua đời/ Thì người ơi, tôi đã sống rất tuyệt vời”…
相关文章
Cỏ biển biến mất đe dọa sức khỏe con người và sinh vật biển
Theo nghiên cứu công bố ngày 16-2 trên tạp chí Science (Khoa học), các vùng có lớp cỏ biển khỏe mạnh2025-01-12Bí thư Hà Nội: Xử nghiêm trường hợp cố tình vi phạm phòng chống dịch
Sáng 4/5, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng chủ trì cuộc họp Thường trực Thành ủy để nghe báo cá2025-01-12Ngành Tài chính: Nỗ lực vượt bậc, thu ngân sách đạt hơn 940 nghìn tỷ đồng
Thu từ khu vực sản xuất kinh doanh đạt khá so với dự toánThực hiện chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính2025-01-12Sáu bước bầu cử Đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp vào ngày 23/5
Để thực hiện việc bỏ phiếu, cử tri cần nắm rõ các bước được tóm tắt thông qua quy trình 6Đ.Xem Clip:2025-01-12Cháy nhà ở trung tâm TP.HCM, 2 người tử vong
XEM CLIP:(Nguồn: Người dân cung cấp)Theo Phòng cảnh sát PCCC và CNCH C&oc2025-01-12Xe biển trắng ở Cần Thơ sơn chữ 'Bộ Nội vụ' là mạo danh
Trả lời tại họp báo chiều 18/6 về thông tin tại Cần Thơ và một số tỉnh xuất hiện xe biển trắng sơn c2025-01-12
最新评论