TheươngmạihànghóavùngMekongcóthểtăngthêmtỷUSDnămnếuđượcđầutưthênhan dinh keo nha cai hom nayo báo cáo, tăng trưởng thương mại ở khu vực Mekong không đồng đều. Các doanh nghiệp FDI có kim ngạch xuất khẩu vượt xa các chuỗi cung ứng trong nước. Nghiên cứu cho thấy, tài trợ thương mại trong nước không chỉ hiếm khi được sử dụng mà còn có chi phí cao, phân tán và quá đơn giản.
Ảnh minh họa |
Năm 2022, các ngân hàng tại Việt Nam chỉ tài trợ thương mại cho 21% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước và con số này là dưới 3% ở Campuchia và Lào. Theo các nhà xuất nhập khẩu, yêu cầu cao về tài sản thế chấp và quy trình thẩm định phức tạp là một trong những lý do chính khiến họ không tìm kiếm sự hỗ trợ từ các ngân hàng.
IFC và WTO đã khảo sát các ngân hàng đang hoạt động tại 3 quốc gia, cũng như hàng trăm doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Phân tích này xem xét tác động tổng hợp của việc mở rộng phạm vi tài trợ thương mại thông qua các ngân hàng thêm 20 điểm phần trăm và giảm chi phí tài trợ xuống mức chuẩn quốc tế. |
Ông Makhtar Diop - Giám đốc Điều hành IFC cho biết: “Chúng tôi đã tận mắt chứng kiến sức mạnh biến đổi của tài trợ thương mại đối với các nền kinh tế đang phát triển. Nhưng cần có sự phối hợp hành động giữa các nhà hoạch định chính sách, khu vực tư nhân, các tổ chức tài chính và các tổ chức quốc tế để giải quyết những hạn chế trong hoạt động tài trợ thương mại và khai thác đầy đủ tiềm năng của công cụ này đối với các thị trường mới nổi”.
“Nghiên cứu chung này đã cho thấy việc thu hẹp khoảng cách trong khả năng tiếp cận tài trợ thương mại với chi phí hợp lý sẽ thúc đẩy đáng kể các dòng chảy thương mại, giúp tạo việc làm, giảm nghèo và hỗ trợ mở rộng nguồn cung các mặt hàng quan trọng như thực phẩm và thuốc men” - Tổng Giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala cho biết.
Theo đó, việc cải thiện khả năng tiếp cận tài trợ thương mại với chi phí hợp lý có thể giúp tổng giá trị thương mại hàng hóa của Việt Nam, Campuchia và Lào tăng thêm tới 9%, tương đương với hơn 58 tỷ USD mỗi năm.
Báo cáo của IFC và WTO khuyến cáo phát triển các công cụ mới như tài trợ chuỗi cung ứng và các dịch vụ số hóa sáng tạo để giảm chi phí và cải thiện khả năng tiếp cận. Để làm được điều này, cần hoàn thiện các khung pháp lý nhằm giải quyết các yêu cầu về tài sản thế chấp, giao dịch số hóa, các điều kiện của ngân hàng trung ương và khung trách nhiệm giải trình. Báo cáo cũng kiến nghị cần nâng cao nhận thức về cách thức tiếp cận tài trợ thương mại cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các nhà cung cấp địa phương./.