【kèo bóng đá hạng anh】Sẽ sửa Luật Quản lý nợ công vào năm 2017

时间:2025-01-11 00:49:20 来源:88Point

se sua luat quan ly no cong vao nam 2017

Ông Hoàng Hải chủ trì buổi họp báo.

Đề cao trách nhiệm các bộ,ẽsửaLuậtQuảnlýnợcôngvàonăkèo bóng đá hạng anh ngành, địa phương

Đó là quy định tại Thông tư số 111/2016/TT-BTC (Thông tư 111) của Bộ Tài chính.

Chủ trì cuộc họp báo, ông Hoàng Hải - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính cho biết: Trong giai đoạn 10 năm trở lại đây, tổng số vốn ODA, vay ưu đãi được ký kết khoảng 45 tỷ USD.

Từ năm 2010, Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình. Mức độ ưu đãi của các khoản cho vay của các đối tác phát triển dành cho Việt Nam đang giảm rõ rệt. Từ thời hạn vay bình quân khoảng từ 30-40 năm, với chi phí vay khoảng 0,7-0,8%/năm, bao gồm thời gian ân hạn (giai đoạn trước 2010) đến thời hạn vay bình quân chỉ còn từ 10-25 năm, tùy theo từng đối tác và từng loại vay; với chi phí vay khoảng 2%/năm trở lên (giai đoạn 2011-2015). Nhiều nhà tài trợ đã chuyển từ nguồn vốn ODA sang nguồn vốn vay hỗn hợp.

Dự kiến đến tháng 7-2017, Việt Nam có thể không còn được vay theo điều kiện ODA, phải chuyển chủ yếu sang sử dụng nguồn vay ưu đãi và tiến tới vay theo điều kiện thị trường. Nguồn vốn ODA đã vay chuyển sang điều khoản trả nợ nhanh gấp đôi hoặc tăng lãi suất lên từ 2% - 3,5%.

Theo ông Hải, xuất phát từ các vướng mắc trong quản lý tài chính các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài thời gian qua và yêu cầu về quản lý trong giai đoạn tới, Bộ Tài chính đã quy định một số nội dung quy định mới trong Thông tư số 111.

Thông tư này hướng dẫn rõ hơn nội dung và quy trình xác định cơ chế tài chính ngay từ khâu đề xuất chương trình, dự án. Đồng thời, cũng bỏ quy định của về việc được giải ngân vượt kế hoạch; cơ sở kiểm soát chi là kế hoạch được giao hoặc kế hoạch vốn bổ sung do cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Thông tư bổ sung hướng dẫn một số nội dung đặc thù đối với ODA như hồ sơ kiểm soát chi (có hiệp định, hợp đồng kèm bản dịch, các hồ sơ, chứng từ liên quan); bổ sung yêu cầu kiểm soát chi sau đối với hình thức tín dụng thư có hoặc không có thư cam kết; cho phép kiểm soát chi sau từ tài khoản cấp 2 đối với các khoản chi cụ thể trong phạm vi dự toán đã được duyệt.

Quy trình hạch toán ngân sách Nhà nước mới cũng được quy định chi tiết hơn với những nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị từ Kho bạc Nhà nước Trung ương; Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố; Bộ Tài chính; cơ quan cho vay lại kiểm soát chi.

“Việc quy định rõ về quy trình xác định cơ chế tài chính, cơ chế giải ngân theo kế hoạch vốn được giao, quy trình hạch toán ngân sách mới sẽ tạo điều kiện cho các Bộ, ngành địa phương nâng cao trách nhiệm trong việc tăng cường công tác quản lý tài chính, thúc đẩy tăng tỷ lệ giải ngân của các Bộ, ngành, địa phương đối với các chương trình, dự án ODA từ đó nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn vay nước ngoài, đáp ứng yêu cầu quản lý trong giai đoạn tới” - ông Hải nhấn mạnh.

Phải sử dụng hiệu quả nợ vay

Trả lời báo chí về việc đánh giá hiệu quả của Chỉ thị số 02/CT-TTg (Chỉ thị 02) về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công của Thủ tướng Chính phủ, đại diện Bộ Tài chính cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang chủ trì chuẩn bị một báo cáo riêng về vấn đề này.

Trách nhiệm của Bộ Tài chính khi thực hiện Chỉ thị số 02 được thể hiện chủ yếu về mặt thể chế thông qua hai nội dung là thắt chặt quản lý bảo lãnh và tăng cường cho vay lại.

Ở nội dung thứ nhất, năm 2015, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 34/2015/QĐ-TTg thay thế Quyết định số 44/2011/QĐ-TTg về Danh mục các chương trình, dự án ưu tiên được xem xét cấp bảo lãnh Chính phủ.

Cách đây hơn 1 tháng, Bộ Tài chính cũng đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định mới thay thế Nghị định số 15/2011/NĐ-CP về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ, Trong dự thảo này, Bộ Tài chính đề xuất một loạt yêu cầu mới trong chủ trương, thẩm định bảo lãnh và nhấn mạnh hơn nữa tăng cường quản lý bảo lãnh cũng như đưa ra hàng loạt yêu cầu về nghĩa vụ vay do Chính phủ bảo lãnh, yêu cầu đảm bảo tỷ lệ góp vốn,…

Về nội dung cho vay lại, Bộ Tài chính cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo về cho vay lại qua tổ chức tín dụng. Dự thảo này sẽ được Thủ tướng phê duyệt trong thời gian sắp tới.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đã trình Chính phủ nội dung về cho vay lại đối với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Sắp tới, Chính phủ sẽ họp và đưa ra chỉ đạo cuối cùng về vấn đề này.

“Đặc biệt, trên cơ sở các vấn đề chúng tôi đã triển khai, Bộ Tài chính cũng đang chuẩn bị điều kiện cần thiết để sửa Luật Quản lý nợ công. Dự kiến, dự thảo Luật này sẽ được đưa ra trong năm 2017. Đó là những nỗ lực của Bộ Tài chính để thực hiện Chỉ thị số 02 của Thủ tướng Chính phủ” - ông Hoàng Hải nhấn mạnh.

Cho biết về tình hình huy động vốn vay nước ngoài trong 9 tháng đầu năm, ông Hải cho hay: Chính phủ đã huy động được 350,5 nghìn tỷ đồng; tương đương 77,5% so với kế hoạch của cả năm.

Số vay này vẫn nằm trong hạn mức đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tới đây, khi các khoản vay mang tính chất ODA ngày càng giảm, vay ưu đãi ngày càng tăng, khi phối hợp với các bộ, ngành xác định cơ chế tài chính cho các dự án, Bộ Tài chính cũng thường xuyên đưa ra các khuyến nghị rõ ràng để các chủ dự án cân nhắc, tính toán xác định mức độ khả thi, khả năng trả nợ của dự án để triển khai đạt hiệu quả cao nhất.

推荐内容