Những nỗ lực của EVN Theộdânnôngthônđãcóđiệlịch bóng đá cúp anho ông Võ Quang Lâm - Phó tổng giám đốc EVN, thực hiện Chương trình Mục tiêu cấp điện nông thôn, miền núi, hải đảo giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 1740/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, EVN làm chủ đầu tư 22 dự án thuộc 21 tỉnh/thành phố và thực hiện 7 dự án cấp điện cho hơn 17.900 hộ dân. | Hiện còn 0,74% số hộ dân nông thôn chưa được tiếp cận điện |
Đáng chú ý, trong năm 2020, EVN đã cung cấp và quản lý bán điện tới 11/12 huyện đảo, 82/85 xã đảo với tổng vốn đầu tư hơn 7.900 tỷ đồng. Với các đảo xa, EVN thực hiện cấp điện bằng hệ thống máy phát diesel, điện mặt trời, điện gió... và hàng năm, tập đoàn đã bù lỗ khoảng 200 tỷ đồng chi phí phát điện để bán điện. "Thực tế, giai đoạn đầu tiên việc cấp điện cho các đảo chủ yếu băng máy phát diesel do địa phương quản lý, hàng năm đều phải bù lỗ. Việc bù lỗ cho các đảo gây khó khăn cho các địa phương. Do đó, các địa phương đã báo cáo và đề nghị bàn giao cho EVN tiếp nhận quản lý bán điện" - ông Võ Quang Lâm cho hay. Theo đó, giai đoạn 1992 - 2017, EVN đã tiếp nhận và bán điện trực tiếp cho các huyện đảo gồm Vân Đồn, Cát Hải, Phú Quý, Lý Sơn, Phú Quốc, Côn Đảo, Kiên Hải, Bạch Long Vỹ, Trường Sa, Cồn Cỏ. Đối với các huyện, xã đảo gần bờ, EVN đã triển khai các dự án đưa điện lưới quốc gia ra các huyện đảo, xã đảo. Đến nay, tổng công suất nguồn điện tại chỗ đạt gần 31 MW, xây dựng 57km cáp ngầm xuyên biển, 67,05km đường dây trên không 110kV; 3 trạm biến áp 110kV với tổng công suất 191MWA. Dấu ấn quan trọng trong hành trình đưa điện ra đảo của EVN là việc triển khai các dự án cấp điện bằng cáp ngầm xuyên biển ra các đảo. Trong đó, hành trình vượt biển Hà Tiên đưa điện ra đảo Phú Quốc gặp không ít gian nan khi đây là tuyến cáp ngầm 110 kV xuyên biển dài nhất Đông Nam Á với chiều dài 57,33 km. Dự án hoàn thành giúp người dân Phú Quốc không phải mua nguồn điện chạy dầu giá cao, mà còn tạo cú huých lớn, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của huyện đảo Phú Quốc. Quyết tâm 100% số hộ dân có điện Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An, tỷ lệ hộ gia đình có điện tăng từ 2,5% vào năm 1975 lên tới 96% vào năm 2009 và đạt 99,53% vào năm 2019. Việt Nam đã thành công trong việc cung cấp điện cho hơn 17 triệu hộ dân nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Tại khu vực nông thôn hiện chỉ còn khoảng 0,74% số hộ dân nông thôn chưa được tiếp cận điện. Ông Bùi Quốc Hùng - Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) - cho biết, mục tiêu kế hoạch đến năm 2025, hầu hết số hộ dân nông thôn có điện đạt tiêu chí số 4 về điện (nông thôn mới). Cấp điện lưới quốc gia hoặc các nguồn điện năng lượng tái tạo cho khoảng 871.263 hộ dân. Nhu cầu vốn để thực hiện mục tiêu này trong giai đoạn 2021-2025 là 25.884 tỷ đồng. Theo đó, cơ chế huy động vốn từ ngân sách nhà nước cấp tối đa 85% tổng vốn đầu tư; các đơn vị thuộc EVN và các địa phương tự thu xếp tối thiểu 15% tổng vốn đầu tư; huy động vốn xã hội hóa bằng cơ chế, chính sách, ưu đãi đầu tư nguồn năng lượng tái tạo tại chỗ, thực hiện đồng thời cấp điện cho nhân dân và bán điện dư thừa vào lưới điện quốc gia. Về phía EVN, ông Võ Quang Lâm khẳng định, EVN sẽ cung cấp điện đầy đủ, liên tục, ổn định, phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân và phát triển kinh tế biển đảo, phối hợp cùng các lực lượng bảo vệ chủ quyền đất nước. Trong giai đoạn tiếp theo, EVN tập trung triển khai các dự án đầu tư cấp điện nông thôn, miền núi, hải đảo theo Quyết định số 2081/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình Cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2013-2020 và Quyết định 1740/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Mục tiêu cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2016-2020. |
|