发布时间:2025-01-10 20:25:03 来源:88Point 作者:Cúp C2
Với nhiều nguyên nhân khách quan nên tình hình tiêu thụ nông sản của người dân trên địa bàn tỉnh đang gặp nhiều khó khăn.
Ngoài rau màu thì trái cây của tỉnh cũng đang tồn đọng với số lượng lớn.
Nông sản tồn đọng với số lượng lớn
Giống như nhiều tỉnh,ảiphptiuthụnngsảf88 kèo bóng đá thành phố phía Nam, kể từ ngày 19-7 vừa qua, tỉnh Hậu Giang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ nhằm phòng, chống dịch Covid-19. Theo ghi nhận của ngành chức năng các địa phương trong tỉnh thì trong quá trình thực hiện giãn cách xã hội, do việc lưu thông để vận chuyển hàng hóa và thu mua, thu hoạch nông sản tại nhiều điểm đầu mối, hộ dân gặp không ít khó khăn nên chỉ có mặt hàng lúa, trứng, thịt và một số ít loại rau màu là tiêu thụ tương đối thuận lợi. Còn nhiều mặt hàng nông sản khác đang bị tồn đọng với số lượng khá lớn vì chưa có nơi tiêu thụ, từ đó gây nhiều lo lắng cho người dân.
Với vẻ mặt buồn bã khi nhìn 1,3ha dưa lê của gia đình đã quá ngày thu hoạch hơn 10 ngày qua nhưng không có thương lái đến hỏi mua, bà Lê Thị Mỹ Liễu, ở ấp Bình Thuận, xã Long Bình, thị xã Long Mỹ, thông tin: “Dưa lê sau khi trồng 52 ngày là bắt đầu thu hoạch, nhưng hôm nay đã hơn 60 ngày mà vẫn còn nằm chờ ngoài rẫy. Thương lái hợp đồng trước đó để thu mua dưa lê của gia đình cho biết là thời gian gần đây do tình hình dịch Covid-19 và nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch bệnh nên việc vận chuyển gặp rất nhiều khó khăn, do đó không thể vào rẫy thu mua dưa lê cho bà con được”.
Theo ước tính của bà Liễu, số lượng dưa lê của gia đình có thể thu hoạch ngay trong lúc này khoảng 7-8 tấn, nhưng tính cả vụ thì khoảng 30 tấn. Điều bà Liễu lo lắng là việc dưa lê thu hoạch đợt đầu đã quá ngày cắt nên chuyện dưa bị nứt trái và hư hỏng phải bỏ làm thất thoát là khó tránh khỏi. Ngoài ra, do không thu hoạch được và dây dưa đang mang nhiều trái nên đã vàng lá khá nhiều, nếu tình hình này kéo dài thì dây dưa sẽ chết hàng loạt.
“Tôi tính sơ bộ thì từ đầu vụ trồng đến nay, gia đình đã đầu tư vào rẫy dưa này hơn 30 triệu đồng tiền giống và vật tư nông nghiệp. Đó là chưa kể số tiền không nhỏ mua xăng, dầu bơm rút nước từ rẫy dưa ra bên ngoài do tình hình mưa dầm trong nhiều ngày qua. Với tình hình như hiện nay thì gia đình cũng không biết làm thế nào, chỉ mong ngành chức năng sớm có giải pháp giúp đỡ người dân trong việc tiêu thụ”, bà Liễu thông tin thêm.
Cách rẫy dưa lê của bà Liễu không xa, anh Nguyễn Tấn Đạt cũng có 3 công dưa lê đang ngóng chờ thương lái đến thu mua vì đã quá ngày thu hoạch đợt đầu hơn 10 ngày. Anh Đạt chia sẻ: “Đây là vụ đầu tiên tôi trồng dưa lê. Thế nhưng, niềm vui trúng mùa không được trọn vẹn khi dưa đến ngày thu hoạch lại ngay thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh nên việc tiêu thụ gặp nhiều khó khăn so với những lần thu hoạch trước đó của bà con xung quanh. Giờ gia đình mong sao sớm được tiêu thụ khoảng 1 tấn dưa lê đang nằm phơi trái ngoài đồng”.
Ngoài dưa lê thì theo ngành nông nghiệp thị xã Long Mỹ, hiện người dân địa phương còn tồn đọng khoảng 11 tấn bắp cần nơi tiêu thụ. Cùng với thị xã Long Mỹ thì người dân tại nhiều địa phương khác trong tỉnh cũng gặp cảnh tồn đọng rau màu tương tự. Điển hình như thành phố Vị Thanh ghi nhận có 6 tấn ớt không có thương lái thu mua và mỗi ngày tồn đọng khoảng 100kg rau màu. Nguyên nhân là trước đây số lượng rau màu trên được bà con bán cho các quán ăn trên địa bàn thành phố, thế nhưng do tình hình dịch bệnh nên các quán đã tạm đóng cửa, bà con không có nơi tiêu thụ. Tương tự, người dân huyện Vị Thủy cũng đang tồn đọng khoảng 1,4 tấn rau ăn lá các loại do sức mua tại các chợ ở địa phương giảm mạnh trong khoảng nửa tháng qua.
Theo thống kê nhanh của ngành nông nghiệp tỉnh, đến cuối tháng 7 vừa qua, sản lượng rau màu trên địa bàn tỉnh còn tồn đọng trong dân khoảng 75 tấn. Tuy nhiên, số lượng trên không đáng lo ngại mà lo lắng nhất là sự tồn đọng của thủy sản và cây ăn trái. Cụ thể đến cuối tháng 7, sản lượng thủy sản của tỉnh còn tồn đọng trong dân khoảng 2.000 tấn, gồm một số đối tượng chủ yếu như cá tra, cá thát lát, cá rô đồng, cá trê vàng, cá bông lau… Về trái cây các loại thì tồn đọng khoảng 470 tấn.
Ông Trương Văn Chín, Trưởng phòng Kinh tế thành phố Ngã Bảy, cho hay: Do tình hình dịch bệnh nên nhiều vựa thu mua nông sản cho người dân phải tạm ngưng hoạt động. Ngoài ra, do việc vận chuyển khó khăn, nhất là từ địa phương này sang địa phương khác nên tình hình tiêu thụ nông sản của người dân thành phố đang rất chậm; trong đó đáng lo ngại là nhiều loại trái cây đã quá ngày thu hoạch nhưng không có thương lái đến thu mua, từ đó dẫn tới sự tồn đọng trong dân nhiều. Cụ thể, thành phố đang tồn đọng 13 tấn chanh không hạt; có khoảng 50 tấn đu đủ đến lứa hái nhưng thương lái ngưng mua, chỉ bán được số ít tại địa phương; đồng thời nhiều vườn chôm chôm của bà con có trái chín đỏ cây nhưng cũng rất ít thương lái đến thu mua…
Phân tích về nguyên nhân sản lượng nông sản của tỉnh còn tồn đọng trong dân với số lượng không nhỏ như hiện nay, ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang, cho biết: Do tình hình dịch bệnh nên một số chợ đầu mối tiêu thụ nông sản lớn đang tạm đóng cửa. Vì vậy, việc tiêu thụ nông sản trong thời gian gần đây chủ yếu trao đổi trực tiếp qua doanh nghiệp nên chỉ tiêu thụ ở những siêu thị và một số ít ở chợ truyền thống. Ngoài ra, trong điều kiện 19 tỉnh, thành phố phía Nam thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19 nên việc lưu thông nông sản của doanh nghiệp cũng gặp không ít trở ngại do nhiều nguyên nhân, từ đó dẫn đến việc ách tắc trong phân phối. Mặt khác, hầu hết các cơ sở sản xuất và thu mua thủy sản trên địa bàn tỉnh đang đóng cửa để phòng, chống dịch bệnh do chưa đảm bảo yêu cầu “3 tại chỗ” nên việc tiêu thụ thủy sản bị trầm lắng.
Nỗ lực tìm nơi tiêu thụ
Trước tình hình nhiều mặt hàng nông sản của người dân trong tỉnh còn tồn đọng, ngành nông nghiệp tỉnh đã thành lập 12 điểm đầu mối tiêu thụ nông sản cho người dân. Từ các điểm đầu mối của tỉnh Hậu Giang sẽ thường xuyên kết nối với 402 điểm đầu mối khác của các tỉnh, thành phố phía Nam do Tổ công tác tiền phương của Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Công thương trực tiếp điều tiết và phân phối tiêu thụ nông sản. Như vậy, để việc tiêu thụ nông sản của người dân trong tỉnh được nhanh thì ngành nông nghiệp tỉnh đề nghị các địa phương phải có báo cáo hàng ngày về tình hình thu hoạch và số lượng nông sản dự kiến cần tiêu thụ để Sở NN&PTNT kết nối với Tổ tiền phương của Bộ NN&PTNT cùng Bộ Công thương xem xét phân phối cho những địa phương có nhu cầu. Tuy nhiên, việc báo cáo nhu cầu tiêu thụ nông sản cho bà con phải thực hiện sớm vài ngày để không bị động trong phân phối.
Ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết thêm: Ngoài công việc trên thì các địa phương trong tỉnh tổ chức thành lập tổ thu hoạch và thu mua nông sản cho người dân để tạo thuận lợi trong hoạt động nhưng phải đảm bảo các quy định về phòng, chống dịch Covid-19. Ở các tổ này có thể vận động thành viên các đoàn thể tham gia cùng để giúp việc thu hoạch nông sản của người dân được nhanh hơn. Ngoài ra, cần xem xét bố trí các tổ thu mua nông sản nằm trên các tuyến đường thuộc diện ưu tiên (luồng xanh) nhằm thuận tiện trong việc vận chuyển. Ngoài ra, các điểm đang thực hiện cách ly tập trung trên địa bàn tỉnh cần xem xét việc lên thực đơn về nhu cầu tiêu thụ nông sản của cả tuần, từ đó các đơn vị liên quan sẽ có phương án thu mua nông sản cho người dân để cung ứng hiệu quả.
Cùng với ngành nông nghiệp, ông Nguyễn Vũ Trường, Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Hậu Giang, cho rằng: Các địa phương trong tỉnh cần phát huy tối đa những vựa thu mua trái cây đang hoạt động, đặc biệt là có sự liên kết giữa các vựa trái cây của địa phương này với địa phương khác để có những thông tin và điều phối thu mua nông sản được tốt hơn. Ngoài ra, Sở Công thương tỉnh phối hợp với Viettel Hậu Giang đã xây dựng bản đồ các điểm bán hàng hóa thiết yếu trên địa bàn tỉnh, nhằm đáp ứng kịp thời và hiệu quả cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Hiện bản đồ đang cung cấp nhiều điểm bán hàng thiết yếu trong tỉnh bao gồm tại các chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi đang hoạt động. Tại mỗi điểm bán đều có cung cấp thông tin và số điện thoại nên ngành chức năng cùng người dân trong tỉnh có thể liên hệ để tìm đầu ra cho nông sản, nhất là những mặt hàng có số lượng tồn đọng không nhiều như rau màu các loại…
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC
相关文章
随便看看