当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【lịch thi đấu bóng đá juventus】Để giao thông tiếp tục là động lực cho nền kinh tế 正文

【lịch thi đấu bóng đá juventus】Để giao thông tiếp tục là động lực cho nền kinh tế

来源:88Point   作者:Nhận Định Bóng Đá   时间:2025-01-24 21:59:17

Nhiều vướng mắc cản tiến độ

Quảng Ninh được biết đến là địa phương điển hình trong phát triển hạ tầng giao thông của cả nước. Với tư duy đổi mới,Đểgiaothocircngtiếptụclagraveđộnglựcchonềnkinhtếlịch thi đấu bóng đá juventus sáng tạo, khát vọng phát triển bền vững, tỉnh đã nhận diện được những thách thức, hạn chế về cơ sở hạ tầng, từ đó đẩy mạnh huy động nguồn lực xã hội hóa để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng trong bối cảnh ngân sách hạn hẹp.

Từ những cách làm sáng tạo, đồng bộ, Quảng Ninh đã hoàn thành và đưa vào khai thác nhiều công trình giao thông mới có tính động lực cao, như tuyến cao tốc dọc tỉnh dài 176km, cảng tàu khách quốc tế, sân bay quốc tế tư nhân đầu tiên ở Việt Nam... Qua đó đóng góp quan trọng vào kế hoạch tăng trưởng, phát triển của địa phương những năm qua.

Dự án đường ven sông giai đoạn 1 (đoạn từ nút giao Đầm Nhà Mạc đến đường tỉnh 338) sau 3 năm thi công mới thực hiện được 46% tổng khối lượng các hạng mục. Nguyên nhân được xác định là do thiếu nguồn nguyên liệu đất, cát đắp nền.

Với tinh thần kế thừa và tiếp nối đà phát triển, bước vào giai đoạn mới Quảng Ninh vẫn xác định hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông là một trong 3 đột phá chiến lược của tỉnh, động lực quan trọng cho nền kinh tế. Vì vậy, để tạo sự đồng bộ, giao thông đi trước mở đường, là cơ sở triển khai các quy hoạch xây dựng, quy hoạch tổng thể, tỉnh đã ưu tiên đầu tư nhiều công trình giao thông mới. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, nhiều khó khăn đã xuất hiện khiến một số công trình chưa đảm bảo tiến độ như mong muốn.

Điển hình như để mở rộng không gian phát triển, kết nối khu vực phía Tây của tỉnh, Quảng Ninh đã quyết định đầu tư dự án đường ven sông giai đoạn 1 nối nút giao Đầm Nhà Mạc đến đường tỉnh 338. Tuy nhiên được khởi công từ năm 2021, đến nay đã 3 năm, dự án mới thực hiện được 46% tổng khối lượng các hạng mục. Nguyên nhân được xác định là do thiếu mặt bằng, thiếu nguồn nguyên liệu đất, cát đắp nền. Bên cạnh đó, sự biến động của giá vật liệu so với thời điểm ký kết hợp đồng khiến nguồn tài chính của nhà thầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn đến việc xuất hiện tâm lý chây ỳ, thi công cầm chừng, chờ đợi giảm giá... ảnh hướng lớn đến việc huy động vật tư, vật liệu phục vụ thi công của dự án. Điều này, buộc UBND tỉnh phải thực hiện gia hạn thời gian hoàn thành dự án vào cuối năm 2025.

Tương tự, tại tuyến đường ven sông đoạn nối tiếp từ đường tỉnh 338 đến TX Đông Triều cũng trong tình trạng thiếu nguồn vật liệu đất đắp. Cụ thể, nhu cầu đất đắp K90, K95, K98 sử dụng cho các gói thầu phần đường khoảng 6 triệu m3, được bố trí khai thác từ 8 mỏ đất, nhưng đến nay mới có 2/8 mỏ đủ điều kiện khai thác là mỏ Bắc Sơn 1 và Nam Tràng Bạch. 2 mỏ này mới chỉ đáp ứng nhu cầu đắp K95, K98 cho 13% khối lượng toàn dự án, tuy nhiên nguồn vật liệu này cũng lẫn nhiều đá, mất nhiều công và thời gian để tuyển chọn. 6 mỏ còn lại hiện chưa đủ điều kiện khai thác.

Nhiều phương tiện, máy móc nhà thầu thi công Dự án mở rộng tỉnh lộ 334 buộc phải dừng hoạt động do không có mặt bằng để tổ chức thi công.

Dự án mở rộng tỉnh lộ 334, được kỳ vọng là trục giao thông mới, đồng bộ, kết nối các phân khu chức năng, các đô thị, khu du lịch, là động lực thu hút đầu tư, phát huy dư địa đất đai, thúc đẩy phát triển của KKT Vân Đồn… Song đến nay cũng đã hơn 3 năm thi công, tổng khối lượng thực hiện mới chỉ đạt hơn 50% khối lượng. Trong đó, cơ bản hoàn thành 2 cầu trên tuyến, nhà thầu tổ chức thi công cầm chừng trên khoảng 60% diện tích mặt đường đã có mặt bằng, diện tích còn lại hiện vẫn chờ địa phương bàn giao.

Được biết, để triển khai mở rộng tỉnh lộ 334, huyện Vân Đồn phải thực hiện thu hồi hơn 40ha đất, liên quan trực tiếp đến gần 500 hộ dân và tổ chức. Trong quá trình thực hiện công tác đền bù, GPMB, xuất hiện nhiều yếu tố phức tạp liên quan đến xác định nguồn gốc đất, kiểm đếm theo quy trình, chưa bố trí được tái định cư… khiến nhiều hộ dân chưa đồng thuận. Điều đáng nói, dự án triển khai chậm đang ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sinh hoạt, công tác đảm bảo ATGT trên địa bàn và kìm hãm sự phát triển của một số doanh nghiệp đang đầu tư dọc tuyến.

Tại các dự án như nút giao Đầm Nhà Mạc; Hạ Long Xanh; đường gom cao tốc đoạn từ Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn đến nút giao Bình Dân (huyện Vân Đồn); cải tạo nâng cấp QL279, cùng nhiều dự án giao thông khác cũng trong tình trạng khó khăn chung, vướng về mặt bằng, thiếu nguồn nguyên vật liệu, thiếu bãi đổ thải và gặp trình trạng địa chất phức tạp, nền đất yếu... Một số trình tự thủ tục còn gây ra ách tắc, quy hoạch chuyển đổi đất lúa, đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ vướng mắc… khiến công tác thi công rất phức tạp, khó khăn, chậm tiến độ, tạo điểm nghẽn trong công tác giải ngân đầu tư công, lãng phí nguồn lực con người và xã hội.

Nỗ lực gỡ nút thắt

Việc đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược, các công trình trọng điểm là một trong 3 đột phá chiến lược được Quảng Ninh tập trung chỉ đạo, thực hiện quyết liệt suốt thời gian qua, giúp kết nối phát triển kinh tế các vùng, liên vùng và vùng kinh tế trọng điểm khu vực. Đây được xác định nhiệm vụ chính trị có ý nghĩa quan trọng, góp phần đưa dòng vốn đầu tư công vào nền kinh tế, thu hút đầu tư, dẫn dắt tăng trưởng vốn đầu tư toàn xã hội. Từ đó tạo ra động lực, không gian phát triển mới, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng cho nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho phục hồi nhanh và phát triển bền vững.

Đồng chí Cao Tường Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ thi công, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn dự án đường dẫn cầu Bến Rừng.

Để tập trung tháo gỡ khó khăn cho các công trình trọng điểm, UBND tỉnh đã rà soát, chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm trong xử lý công việc của các đơn vị, định kỳ tổ chức họp với các chủ đầu tư và nhà thầu để lắng nghe ý kiến. Từ đó, cá thể hóa trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong từng khâu của quy trình xử lý công việc, từng bước tìm giải pháp giải quyết khó khăn. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh cũng thường xuyên xuống công trường, động viên, kiểm tra, đốc thúc các dự án triển khai bám sát tiến độ, tập trung khắc phục, tháo gỡ khó khăn và yêu cầu nhà thầu chủ động đề xuất biện pháp, phương án tháo gỡ để làm căn cứ, xem xét điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh cụ thể tại mỗi dự án.

Cùng với đó, gắn trách nhiệm của người đứng đầu các địa phương, nơi có dự án đang triển khai, ưu tiên cho các dự án đầu tư công để đảm bảo cho công tác GPMB, bàn giao đất và không để phát sinh những vấn đề trong quá trình triển khai dự án. Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu các sở, ngành có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực đầu tư công, quản lý sử dụng ngân sách trong giải quyết những khó khăn, vướng mắc của các dự án có liên quan đến sở, ngành mình. Đặc biệt, tập trung tháo gỡ vướng mắc về nguồn vật liệu san lấp. Các sở, ngành liên quan phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư tích cực nghiên cứu các nguồn vật liệu thay thế các nguồn vật liệu hiện nay để đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu cho các dự án trọng điểm trên địa bàn.

Dự án đường ven sông đoạn từ đường tỉnh 338 đến TX Đông Triều sử dụng vật liệu thải từ mỏ than để thi công.

Các địa phương có dự án triển khai cũng đã tích cực hơn trong công tác GPMB, tăng cường tuyên truyền, vận động để tạo sự đồng thuận trong nhân dân, bố trí tái định cư đảm bảo quyền lợi cho các tổ chức, cá nhân có đất bị thu hồi. Cùng với đó, các chủ đầu tư, ban quản lý công trình thực hiện có hiệu quả chủ trương tiết kiệm chi phí, lựa chọn phương án đầu tư tối ưu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, thi công hợp lý, đồng thời tăng cường kiểm soát đấu thầu, kiểm soát giá, định mức xây dựng.

Các sở, ngành liên quan đã tích cực tìm giải pháp thay thế vật liệu san lấp khan hiếm, như: Sử dụng vật liệu thải từ mỏ than; thay đổi phương án thiết kế một số vị trí lún phức tạp bằng cọc bê tông đất thay cho vật liệu là cát đắp; chủ động đề xuất Bộ GT-VT cho mở rộng thí điểm sử dụng cát biển thay thế cho cát nước ngọt truyền thống.

Giám đốc Sở GTVT Hoàng Quang Hải cho biết: Quảng Ninh sở hữu hơn 250km đường bờ biển với hơn 6.000kmmặt nước, lượng cát biển dồi dào. Một số dự án trên địa bàn tỉnh hiện chậm tiến độ do thiếu nguồn cát đang có nhiều yếu tố tương đồng khi vị trí thi công tại khu vực ngập mặn. Trong bối cảnh nguồn cát phục vụ thi công khan hiếm, Sở GTVT đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn để tổ chức hội nghị trao đổi, thông tin về quy trình thực hiện sử dụng cát biển làm nền đường và báo cáo Bộ GTVT đề xuất cho phép sử dụng cát biển để thi công thí điểm. Nếu thành công, cát biển sẽ sớm được sử dụng đại trà cho các dự án. Điều này sẽ góp phần quan trọng trong tháo gỡ khó khăn do khan hiếm cát hiện nay, đảm bảo tiến độ để các dự án đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả đầu tư.

Lê Văn Dương, Vụ Trưởng Vụ KHCN&MT Bộ Giao thông Vận tải phát biểu tại hội nghị
Hội nghị trao đổi thông tin về quy trình thực hiện sử dụng cát biển để làm nền đường do Sở GTVT chủ trì (tháng 3-2024).

Những khó khăn của Quảng Ninh được nhận định cũng là khó khăn chung của cả nước khi triển khai các dự án giao thông trọng điểm trong bối cảnh hiện nay. Nhưng với tinh thần tiên phong, mạnh dạn đổi mới, dám nghĩ, dám làm, những khó khăn này chắc chắn sẽ sớm được hóa giải để các dự án giao thông trọng điểm tăng tốc, hoàn thành đúng tiến độ, tạo động lực cho mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh, tiếp tục khẳng định là địa phương điển hình trong phát triển hạ tầng giao thông của cả nước.

标签:

责任编辑:Ngoại Hạng Anh