Để phát triển vay tín chấp,ínchấpLàmsaođểty le keo de Nhà nước cần phải đưa ra nhiều định chế tài chính để bảo lãnh cho các doanh nghiệp. Rào cản Những năm gần đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã nhiều lần chỉ đạo các tổ chức tín dụng tạo điều kiện để người vay tiếp cận tín dụng dễ dàng hơn, đẩy mạnh hoạt động cho vay không cần tài sản thế chấp, cho vay dựa trên độ tín nhiệm của người đi vay. Đến nay, lãi suất cho vay đã hạ, thủ tục tiếp cận tín dụng thông thoáng hơn nhưng được vay bằng tín chấp vẫn là chuyện "rất khó" với doanh nghiệp. Đại diện một ngân hàng thương mại khi trao đổi với phóng viên Báo Hải quan cho hay, khó khăn của việc triển khai nguồn vốn tín chấp chủ yếu đến từ phía doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp vẫn còn thiếu kiến thức về tài chính, đi vay được bao nhiêu tốt bấy nhiêu mà không tính đến thời hạn trả nợ. Ví dụ, doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận/doanh thu khoảng 10-15%, trong khi tiền vay vượt gấp 20 lần, khi thị trường biến động, doanh thu chỉ cần giảm xuống dưới 10% là nợ gốc ngân hàng đã khó trả, chưa nói đến tiền nợ lãi phát sinh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có một nền tài chính kế toán minh bạch, khi số liệu trên giấy tờ nhiều khi sai khác so với thực tế. Mặc dù các công ty kiểm toán trong nước và quốc tế đã và đang có sự lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn tìm cách “lách”. Với “những con sâu làm rầu nồi canh” như vậy, độ tin tưởng với doanh nghiệp Việt Nam đã bị giảm sút đáng kể. Còn theo ông Hùng Ngovandan, chuyên gia tài chính cao cấp, Khối Tài chính & Thị trường khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, Công ty Tài chính quốc tế (IFC), vay tín chấp dựa trên uy tín khách hàng. Khách hàng có độ uy tín càng cao, ngân hàng càng cho vay với thời hạn và số lượng nhiều hơn. Tuy nhiên, việc đánh giá uy tín, thông tin về người đi vay hiện vẫn chưa có được sự tin tưởng từ phía các tổ chức tín dụng. Các thông tin mà Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC), hay nhiều công ty khác tại Việt Nam vẫn chưa có được sức mạnh nhất định để các tổ chức tín dụng chấp nhận khoản vay. “Bản thân các tổ chức tín dụng ở Việt Nam vẫn chưa đủ độ năng động nhất định để phát triển dịch vụ cho vay tín chấp. Điều này sẽ khiến các tổ chức tín dụng trong nước đứng trước nguy cơ chịu sức ép cạnh tranh, mất thị phần về tay các tổ chức tín dụng nước ngoài khi thị trường mở cửa”, ông Hùng Ngovandan cho biết thêm. Trên thực tế, sự lo lắng và không mấy “mặn mà” với vay tín chấp của các tổ chức tín dụng Việt Nam là có cơ sở. Bởi một mặt các ngân hàng đặt ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao 18-19%/năm, nhưng lại bị sức ép nợ xấu phải dưới 3%. Thống kê của NHNN mới đây cho biết, tính đến cuối tháng 3, tỷ lệ nợ xấu trong toàn hệ thống ngân hàng đã tăng lên 2,62%, cao hơn con số 2,55% vào cuối tháng 12-2015. Vì thế, mặc cho doanh nghiệp mong muốn, độ mở rộng hơn dịch vụ vay tín chấp vẫn là vấn đề khó chồng chất khó. Cần hệ thống thông tin Trong những cái khó của việc phát triển dịch vụ vay tín chấp đó là việc thiếu thông tin về người đi vay. Hiện nay, thông tin tín dụng chủ yếu được các tổ chức tín dụng lấy từ CIC. Tuy nhiên, chính ông Đỗ Hoàng Phong, Tổng giám đốc CIC đã phải thừa nhận, nguồn thông tin của CIC lại chủ yếu lấy từ các tổ chức tài chính vi mô nên thiếu độ bao quát của dữ liệu. Vì thế, cơ sở để các tổ chức tín dụng đánh giá chất lượng tín dụng và độ rủi ro khi cho vay vẫn chưa đầy đủ. Theo báo cáo của CIC, hiện hệ thống của CIC lưu trữ được hơn 25,3 triệu hồ sơ khách hàng vay, trong đó 25 triệu hồ sơ là khách hàng cá nhân, hơn 300.000 hồ sơ khách hàng doanh nghiệp. Như vậy, nếu so sánh với con số hơn 90 triệu dân, và gần 600.000 doanh nghiệp đang hoạt động (chưa kể doanh nghiệp mới thành lập) thì số liệu mà CIC đang có còn rất khiêm tốn. Điều này đòi hỏi sự cần thiết của việc nâng cao khả năng thông tin trong hoạt động tín dụng. Ông Hùng Ngovandan cho hay, khi hệ thống thông tin tín dụng có độ chính xác cao hơn, các tổ chức tín dụng sẽ đánh giá được mức độ tín nhiệm, sẵn sàng chấp nhận cho cá nhân và doanh nghiệp được vay tín chấp. Đến một mức độ nào đó, bản thân các tổ chức tín dụng sẽ tự cạnh tranh lẫn nhau để cố gắng tạo được sự thông thoáng tốt nhất cho hoạt động vay tín chấp. Vì thế, vị chuyên gia đến từ IFC đề xuất, CIC có thể thu thập thêm các thông tin ngoài ngành, đó có thể là dữ liệu thanh toán các hóa đơn như: Điện nước, gas, viễn thông và các dịch vụ tiện ích khác… Đối với doanh nghiệp, CIC có thể tích hợp thông tin về nợ thuế, thu chi xuất nhập khẩu… để biết được khả năng chi trả, tình hình tài chính của khách hàng. Tuy nhiên, để thực hiện được vấn đề này, CIC cần đến sự phối hợp và thỏa thuận giữa các bên liên quan, trong đó, cần chú trọng đến tính bảo mật và quyền riêng tư của người bị khai thác. Mới đây, tại Chỉ thị số 04/CT-NHNN về một số giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng những tháng cuối năm 2016, Thống đốc NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng phải tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong tiếp cận vốn tín dụng, kiểm soát chặt chẽ các khoản cho vay đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đổi mới quy trình cho vay theo hướng đơn giản hóa thủ tục vay vốn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng… Điều này đặt ra hy vọng các tổ chức tín dụng sẽ đẩy mạnh hơn hình thức cho vay tín chấp. Tăng trưởng tín dụng là một hướng đi cần thiết nhưng phải làm sao để tăng trưởng an toàn và hiệu quả. Vì vậy, kêu gọi nâng cao dịch vụ cho vay tín chấp nhưng phải suy tính đến độ rủi ro mà hệ thống ngân hàng có thể gặp phải. Hơn nữa, doanh nghiệp kêu khó với vay tín chấp nhưng cũng phải nhìn nhận lại độ uy tín của doanh nghiệp, xem đã đủ đáp ứng điều kiện mà ngân hàng đưa ra hay chưa. Không những thế, hệ thống ngân hàng cũng cần có sự đổi mới để nâng cao khả năng thẩm định dự án, thẩm định năng lực khách hàng để chấp nhận vốn vay. Bởi một chuyên gia đã cho rằng, ngân hàng nuôi doanh nghiệp với những dự án trong tương lại đầy triển vọng sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn là cho doanh nghiệp vay vốn bằng tài sản thế chấp trước mắt. TS. Vũ Đình Ánh - Chuyên gia kinh tế: Chưa có lối thoát Tín dụng tín chấp cho doanh nghiệp là vấn đề “chưa có lối thoát”. Lời giải cho bài toán này đã được đưa ra nhiều như doanh nghiệp phải minh bạch, doanh nghiệp phải có phương án kinh doanh tốt, ngân hàng phải nâng cao năng lực thẩm định… Tuy nhiên, cho đến nay, hầu như chưa có sự cải thiện nào đáng kể. Ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam: Cần sự vào cuộc của nhiều bên Để phát triển vay tín chấp, Nhà nước cần phải đưa ra nhiều định chế tài chính để bảo lãnh cho các doanh nghiệp, ví dụ như quỹ phát triển doanh nghiệp, ngân hàng phát triển doanh nghiệp… để bù vào phần trống mà thị trường còn đang thiếu. Hơn nữa, các ngành nào mua được bảo hiểm thì Nhà nước nên mở ra cho các cơ quan bảo hiểm cùng tham gia. Đây cũng là điều kiện để các ngân hàng cho vay, vì điều này giúp làm giảm đi các rủi ro. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể liên kết lại với nhau thành tổ chức doanh nghiệp quy mô lớn, có phương án, ngân hàng sẽ cho liên kết này vay bằng tín chấp với phương án kinh doanh, phân tích tài chính đảm bảo yếu tố minh bạch, cụ thể… Sau đó, cụm liên kết này sẽ chia các khoản vay cho các doanh nghiệp trong nhóm. Đặc biệt, Nhà nước nên có chính sách thay đổi về hồ sơ lưu trữ nợ xấu của các DN. Nếu nợ xấu đã được các doanh nghiệp trả lại thì Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước chỉ nên lưu trữ, chứ không nên trích xuất cho các ngân hàng thương mại để khiến các ngân hàng này e ngại. Vì doanh nghiệp đã trả được nợ tức là tình hình kinh doanh, hoạt động đã trở lại ổn định, đã có những thay đổi nhất định để trở nên tốt hơn. Hơn nữa, khi cho vay tín chấp, việc đánh giá phương án kinh doanh không phải cán bộ tín dụng nào cũng có thể làm tốt, hiểu rõ vì họ cần phải biết nghề, hiểu rõ lĩnh vực kinh doanh. Vì thế, Nhà nước nên có quy định để các tổ chức tín dụng dựa vào cơ quan tư vấn để giúp đánh giá hồ sơ xin vay vốn. Tuy nhiên, pháp luật cũng phải quy định trách nhiệm khi tư vấn. H.D (ghi) |
|