【az vs】Bộ Ngoại giao: Việt Nam tham vấn Hoa Kỳ xử lý vướng mắc quan hệ kinh tế
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 17/12,ộNgoạigiaoViệtNamthamvấnHoaKỳxửlývướngmắcquanhệkinhtếaz vs trả lời câu hỏi đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Bộ Tài chínhHoa Kỳ chính thức xác định Việt Nam và Thụy Sỹ là quốc gia thao túng tiền tệ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, ngân hàng Nhà nước đã có thông tin cụ thể về việc này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định, trong 25 năm qua, đặc biệt từ khi thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã chứng kiến những bước phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, trong đó có kinh tế, thương mại và đầu tư.
Chính phủ Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ kinh tế, thương mại với Hoa Kỳ, thực hiện nghiêm túc các cam kết cấp cao, thỏa thuận thương mại giữa hai nước cũng như các cam kết thương mại đa phương.
"Việt Nam duy trì đối thoại và tham vấn trên tinh thần xây dựng với phía Hoa Kỳ để xử lý các vấn đề vướng mắc trong quan hệ kinh tế, thương mại song phương theo hướng bền vững và hài hòa lợi ích của cả hai bên", bà Hằng nêu rõ.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng |
Trước đó, ngày 16/12, Bộ tài chính Hoa Kỳ đã ban hành Báo cáo về “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ".
Tại Báo cáo này, Bộ Tài chính Hoa Kỳ xem xét các đối tác thương mại đáp ứng các tiêu chí sau: (i) Thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Hoa Kỳ ít nhất 20 tỷ USD; (ii) Thặng dư cán cân vãng lai tương đương ít nhất 2% GDP; (iii) Can thiệp một chiều và kéo dài trên thị trường ngoại tệ, thể hiện qua việc mua ròng ngoại tệ trong ít nhất 6 tháng trên giai đoạn 12 tháng với tổng lượng ngoại tệ mua ròng tương đương ít nhất 2% GDP trong giai đoạn 12 tháng.
Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính Hoa Kỳđã đưa vào Danh sách giám sát gồm 10 nền kinh tế: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Italia, Singapore, Malaysia, Đài Loan, Thái Lan và Ấn Độ. Cơ quan này đánh giá Việt Nam cùng với Thuỵ Sỹ đáp ứng 3 tiêu chí nêu trên và xác định là thao túng tiền tệ.
Việt Nam phản đối Hoa Kỳ trừng phạt CTCP Vận tải khí và Hóa chất Việt Nam
Cũng tại buổi họp báo, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc ngày 17/12, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo tuyên bố sẽ xử phạt Công ty cổ phần Vận tải khí và Hóa chất Việt Nam vì có liên quan đến vận chuyển sản phẩm khí từ Iran, bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định: "là thành viên có trách nhiệm của Liên hợp quốc và của cộng đồng quốc tế, Việt Nam luôn tuân thủ nghiêm túc các nghị quyết và xử lý nghiêm một cách thỏa đáng các trường hợp vi phạm. Quan hệ giữa Việt Nam và Iran luôn công khai, minh bạch và hợp pháp".
Bà Hằng cho biết, giao dịch thương mại giữa Việt Nam và Iran là hàng hóa dân sinh, phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân và không trái với các Nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
"Việt Nam lấy làm tiếc về quyết định của phía Hoa Kỳ và đề nghị Hoa Kỳ, trên tinh thần quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, sớm dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Công ty Cổ phần Vận tải khí và Hóa chất Việt Nam, không làm ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế bình thường của các doanh nghiệpViệt Nam", Người phát ngôn nhấn mạnh.